Giai đoạn 2016 - 2021, tỉnh Yên Bái hỗ trợ làm mới và sửa chữa cho gần 7.000 nhà cho hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở với tổng nguồn lực huy động hơn 306 tỷ đồng. Trong đó, nguồn huy động từ ngân sách Nhà nước chỉ chiếm khoảng 4%, nguồn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội khoảng 26%, nguồn lực xã hội hóa chiếm tới 70%.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chia sẻ niềm vui với gia đình bệnh binh Nguyễn Văn Định ở xã Phú Thịnh huyện Yên Bình (tháng 9/2020). Ảnh: B.T
Trong căn nhà mới còn mùi vữa, niềm vui như vỡ òa bởi sự chung tay của cộng đồng mà căn nhà ọp ẹp, xiêu vẹo của cựu chiến binh Hoàng Văn Đô nay đã được thay thế bởi ngôi nhà gạch mới. Năm 1974, anh Đô viết đơn xung phong lên đường vào Nam đánh giặc.
Sau 12 năm tại ngũ và trở về quê hương, gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn, dù đã có nhiều cố gắng trong lao động sản xuất để từng bước cải thiện cuộc sống, song cái nghèo cứ bám riết.
Hơn 60 tuổi mà gia đình anh Đô chưa có một ngôi nhà ổn định để che nắng, che mưa. Sau khi nhận được thông tin, Hội Cựu chiến binh huyện Yên Bình phối hợp cùng Báo Xây dựng tổ chức vận động đóng góp kinh phí. Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình, lãnh đạo huyện Yên Bình đã hỗ trợ 50 triệu đồng, cùng sự giúp đỡ của người thân và ngày công lao động của anh em cựu chiến binh trong xã, sau hơn ba tháng thi công, ngôi nhà của anh Đô đã được hoàn thành.
Phát biểu trong ngôi nhà mới, cựu chiến binh Hoàng Văn Đô xúc động: "Xin cảm ơn rất nhiều tấm lòng và sự đùm bọc của các cấp chính quyền và nhà hảo tâm. Tôi sẽ phấn đấu nhiều hơn nữa để phát triển kinh tế gia đình và góp phần giữ vững an ninh, chính trị tại địa phương; giữ vững truyền thống của Bộ đội Cụ Hồ và giáo dục con cháu luôn chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước”.
Tại bản Pá Hu, xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu, được trao quà trong ngôi nhà mới, anh Vàng A Của cảm động chia sẻ: "Gia đình em có bốn khẩu, ra ở riêng từ năm 2016 trong ngôi nhà gỗ cột chôn đất, khung bị nghiêng, do thu nhập chỉ chờ vào lúa nước, nên cái nghèo cứ mãi đuổi phía sau. Đầu năm nay, được vào diện hỗ trợ nhà ở mới, lại được cán bộ chiến sĩ công an huyện xuống cùng vận chuyển vật liệu, san gạt nền, đổ bê tông và láng nền nhà, hôm nay ở trong ngôi nhà mới, em cảm ơn Chính phủ nhiều lắm!”.
Với tinh thần "Chung tay vì người nghèo, không để ai bỏ lại phía sau”, được sự ủng hộ của Bộ Công an với tổng kinh phí 5 tỷ đồng làm mới 100 nhà ở cho hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, UBND huyện Trạm Tấu triển khai nhanh gọn, đúng đối tượng, đúng tiến độ đề ra.
Với thiết kế "ba cứng" (cứng nền, cứng tường, cứng mái) với nhà lắp ghép theo Đề án của Bộ Công an, huyện triển khai làm mới nhà truyền thống đồng bào Mông bảo đảm đúng nguồn vốn hỗ trợ là 50 triệu đồng/hộ. Đồng thời huy động hơn 350 lượt cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên hỗ trợ các hộ gia đình san gạt mặt bằng, vận chuyển vật liệu, dựng nhà mới… Theo cách Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, gia đình tự lực, sau hơn hai tháng triển khai, đến giữa tháng 8/2021, toàn bộ 100 căn nhà được làm mới và bàn giao cho các hộ vào ở.
Giai đoạn 2016 - 2021, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa gần 7.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở với tổng nguồn lực huy động hơn 306 tỷ đồng, trong đó nguồn huy động từ ngân sách Nhà nước chỉ chiếm khoảng 4%, nguồn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội khoảng 26%, nguồn lực xã hội hóa chiếm tới 70%.
Riêng năm 2021, tỉnh đã bố trí nguồn lực từ ngân sách kết hợp với huy động nguồn lực xã hội hóa hỗ trợ làm mới và sửa chữa cho 610 nhà cho hộ nghèo, chủ yếu là các hộ nghèo đặc biệt khó khăn.
Cùng đó, tỉnh chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực xã hội hóa từ doanh nghiệp, cộng đồng dân cư hỗ trợ làm nhà. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh, căn cứ kết quả rà soát hộ nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022- 2025 trên địa bàn tỉnh, Yên Bái tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng nhà ở và nhu cầu hỗ trợ làm nhà ở của hộ nghèo, lập danh sách các đối tượng là hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó phân ra các nhóm theo thứ tự ưu tiên để có biện pháp hỗ trợ phù hợp, đặc biệt là đối với những hộ nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở, hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, các hộ nghèo không có sức lao động, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, đặc biệt là triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ làm nhà ở từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tiếp tục lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án, đề án kết hợp với huy động nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo với các loại hình nhà ở phù hợp với từng địa bàn, đặc biệt là phải đáp ứng các tiêu chí về chống chọi được với thiên tai, bão lũ…
Một thực tế đặt ra là Trung ương cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các dự án về hỗ trợ nhà ở theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, sớm phân bổ nguồn lực để tỉnh có căn cứ triển khai thực hiện.
Cùng đó, sớm nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ nhà ở riêng cho các đối tượng hộ nghèo không có sức lao động, chỉ bao gồm đối tượng già cả, neo đơn, đối tượng người khuyết tật hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không thể tự làm nhà và cần có sự hỗ trợ từ Nhà nước và cộng đồng dân cư trên địa bàn; nâng mức hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, nhất là đối với những vùng sâu, vùng xa không thuận lợi về giao thông.
Hiện nay, giá thành xây dựng nhà ở đảm bảo "3 cứng” đã tăng nhiều so với giai đoạn trước, nhất là ở địa bàn vùng cao. Vì vậy, cần có những giải pháp về thiết kế mẫu nhà, về nguyên vật liệu làm nhà và mức hỗ trợ cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng vùng miền để đảm bảo chất lượng nhà ở và phù hợp với phong tục tập quán sinh hoạt của người dân, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Qua đó, giúp cho các hộ nghèo tiếp cận và thụ hưởng hiệu quả các chính sách hỗ trợ làm Nhà ở cho hộ nghèo của nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng nhà ở cho hộ nghèo, ổn định dân cư, thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Theo Báo Yên Bái
Giai đoạn 2016 - 2021, tỉnh Yên Bái hỗ trợ làm mới và sửa chữa cho gần 7.000 nhà cho hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở với tổng nguồn lực huy động hơn 306 tỷ đồng. Trong đó, nguồn huy động từ ngân sách Nhà nước chỉ chiếm khoảng 4%, nguồn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội khoảng 26%, nguồn lực xã hội hóa chiếm tới 70%.Trong căn nhà mới còn mùi vữa, niềm vui như vỡ òa bởi sự chung tay của cộng đồng mà căn nhà ọp ẹp, xiêu vẹo của cựu chiến binh Hoàng Văn Đô nay đã được thay thế bởi ngôi nhà gạch mới. Năm 1974, anh Đô viết đơn xung phong lên đường vào Nam đánh giặc.
Sau 12 năm tại ngũ và trở về quê hương, gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn, dù đã có nhiều cố gắng trong lao động sản xuất để từng bước cải thiện cuộc sống, song cái nghèo cứ bám riết.
Hơn 60 tuổi mà gia đình anh Đô chưa có một ngôi nhà ổn định để che nắng, che mưa. Sau khi nhận được thông tin, Hội Cựu chiến binh huyện Yên Bình phối hợp cùng Báo Xây dựng tổ chức vận động đóng góp kinh phí. Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình, lãnh đạo huyện Yên Bình đã hỗ trợ 50 triệu đồng, cùng sự giúp đỡ của người thân và ngày công lao động của anh em cựu chiến binh trong xã, sau hơn ba tháng thi công, ngôi nhà của anh Đô đã được hoàn thành.
Phát biểu trong ngôi nhà mới, cựu chiến binh Hoàng Văn Đô xúc động: "Xin cảm ơn rất nhiều tấm lòng và sự đùm bọc của các cấp chính quyền và nhà hảo tâm. Tôi sẽ phấn đấu nhiều hơn nữa để phát triển kinh tế gia đình và góp phần giữ vững an ninh, chính trị tại địa phương; giữ vững truyền thống của Bộ đội Cụ Hồ và giáo dục con cháu luôn chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước”.
Tại bản Pá Hu, xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu, được trao quà trong ngôi nhà mới, anh Vàng A Của cảm động chia sẻ: "Gia đình em có bốn khẩu, ra ở riêng từ năm 2016 trong ngôi nhà gỗ cột chôn đất, khung bị nghiêng, do thu nhập chỉ chờ vào lúa nước, nên cái nghèo cứ mãi đuổi phía sau. Đầu năm nay, được vào diện hỗ trợ nhà ở mới, lại được cán bộ chiến sĩ công an huyện xuống cùng vận chuyển vật liệu, san gạt nền, đổ bê tông và láng nền nhà, hôm nay ở trong ngôi nhà mới, em cảm ơn Chính phủ nhiều lắm!”.
Với tinh thần "Chung tay vì người nghèo, không để ai bỏ lại phía sau”, được sự ủng hộ của Bộ Công an với tổng kinh phí 5 tỷ đồng làm mới 100 nhà ở cho hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, UBND huyện Trạm Tấu triển khai nhanh gọn, đúng đối tượng, đúng tiến độ đề ra.
Với thiết kế "ba cứng" (cứng nền, cứng tường, cứng mái) với nhà lắp ghép theo Đề án của Bộ Công an, huyện triển khai làm mới nhà truyền thống đồng bào Mông bảo đảm đúng nguồn vốn hỗ trợ là 50 triệu đồng/hộ. Đồng thời huy động hơn 350 lượt cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên hỗ trợ các hộ gia đình san gạt mặt bằng, vận chuyển vật liệu, dựng nhà mới… Theo cách Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, gia đình tự lực, sau hơn hai tháng triển khai, đến giữa tháng 8/2021, toàn bộ 100 căn nhà được làm mới và bàn giao cho các hộ vào ở.
Giai đoạn 2016 - 2021, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa gần 7.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở với tổng nguồn lực huy động hơn 306 tỷ đồng, trong đó nguồn huy động từ ngân sách Nhà nước chỉ chiếm khoảng 4%, nguồn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội khoảng 26%, nguồn lực xã hội hóa chiếm tới 70%.
Riêng năm 2021, tỉnh đã bố trí nguồn lực từ ngân sách kết hợp với huy động nguồn lực xã hội hóa hỗ trợ làm mới và sửa chữa cho 610 nhà cho hộ nghèo, chủ yếu là các hộ nghèo đặc biệt khó khăn.
Cùng đó, tỉnh chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực xã hội hóa từ doanh nghiệp, cộng đồng dân cư hỗ trợ làm nhà. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh, căn cứ kết quả rà soát hộ nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022- 2025 trên địa bàn tỉnh, Yên Bái tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng nhà ở và nhu cầu hỗ trợ làm nhà ở của hộ nghèo, lập danh sách các đối tượng là hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó phân ra các nhóm theo thứ tự ưu tiên để có biện pháp hỗ trợ phù hợp, đặc biệt là đối với những hộ nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở, hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, các hộ nghèo không có sức lao động, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, đặc biệt là triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ làm nhà ở từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tiếp tục lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án, đề án kết hợp với huy động nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo với các loại hình nhà ở phù hợp với từng địa bàn, đặc biệt là phải đáp ứng các tiêu chí về chống chọi được với thiên tai, bão lũ…
Một thực tế đặt ra là Trung ương cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các dự án về hỗ trợ nhà ở theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, sớm phân bổ nguồn lực để tỉnh có căn cứ triển khai thực hiện.
Cùng đó, sớm nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ nhà ở riêng cho các đối tượng hộ nghèo không có sức lao động, chỉ bao gồm đối tượng già cả, neo đơn, đối tượng người khuyết tật hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không thể tự làm nhà và cần có sự hỗ trợ từ Nhà nước và cộng đồng dân cư trên địa bàn; nâng mức hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, nhất là đối với những vùng sâu, vùng xa không thuận lợi về giao thông.
Hiện nay, giá thành xây dựng nhà ở đảm bảo "3 cứng” đã tăng nhiều so với giai đoạn trước, nhất là ở địa bàn vùng cao. Vì vậy, cần có những giải pháp về thiết kế mẫu nhà, về nguyên vật liệu làm nhà và mức hỗ trợ cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng vùng miền để đảm bảo chất lượng nhà ở và phù hợp với phong tục tập quán sinh hoạt của người dân, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Qua đó, giúp cho các hộ nghèo tiếp cận và thụ hưởng hiệu quả các chính sách hỗ trợ làm Nhà ở cho hộ nghèo của nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng nhà ở cho hộ nghèo, ổn định dân cư, thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.