Nhiều năm qua, bằng nguồn vốn ưu đãi từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Trạm Tấu, hàng nghìn hộ dân, đặc biệt là hộ nghèo và cận nghèo được tiếp sức, tạo cơ hội phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo.
Cán bộ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Trạm Tấu kiểm tra việc sử dụng vốn vay tại gia đình bà Lò Thị Hiền ở tổ 3, thị trấn Trạm Tấu.
Gia đình ông Sùng A Lổng trước đây là hộ nghèo ở thôn Tà Ghênh, xã Bản Mù vì cuộc sống chỉ trông vào sản xuất nương rẫy. Vì thế, nếu gặp thời tiết thuận lợi thì đủ ăn, còn năm nào hạn hán, sâu bệnh thì gia đình lại rơi vào cảnh thiếu đói. Cùng đó, do không có vốn để làm ăn nên cái đói cái nghèo cứ đeo bám lấy gia đình.
Năm 2016, thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở thôn, gia đình ông Lổng được NHCSXH huyện cho vay 30 triệu đồng để nuôi trâu, bò. Đến nay, gia đình ông phát triển được 5 con trâu, 6 con bò và chăn nuôi lợn, gà với thu nhập ổn định trên 80 triệu đồng mỗi năm.
Ông Sùng A Lổng phấn khởi cho biết: "Không có vốn vay ưu đãi thì chắc nhà mình nghèo mãi thôi! Mong nhiều người trong thôn, xã được tiếp cận vốn ưu đãi để thoát nghèo như gia đình mình”.
Gia đình bà Lò Thị Hiền ở tổ 3, thị trấn Trạm Tấu trước đây là hộ nghèo. Năm 2016, bà được vay 30 triệu đồng từ NHCSXH huyện về mua trâu nái sinh sản. Đến năm 2020, sau khi trả nợ món vay hộ nghèo, bà Hiền tiếp tục vay chương trình hộ mới thoát nghèo 50 triệu đồng. Hiện, gia đình bà đã có mô hình kinh tế phát triển ổn định với 4 con trâu, 3 con bò và nhiều lợn, gà; xây dựng được nhà cửa khang trang.
Đó chỉ là 2 trong số hàng nghìn hộ dân ở huyện Trạm Tấu được tiếp sức từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH để vươn lên thoát nghèo bền vững.
Ông Hoàng Đình Huân - Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Trạm Tấu cho biết: Kịp thời đưa vốn chính sách đến người dân, đơn vị đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể thành lập 119 tổ TK&VV hoạt động tại các thôn. Hàng tháng, Phòng bố trí các tổ giao dịch lưu động tại trụ sở các xã, thị trấn để thực hiện giao dịch theo đúng lịch đã niêm yết, giảm các thủ tục để giải ngân kịp thời các nguồn vốn tạo điều kiện cho hộ nghèo, các đối tượng vay vốn, thu nộp tiền lãi, tiền gửi.
Phối hợp với các tổ chức hội hướng dẫn các tổ TK&VV hoạt động hiệu quả trong việc rà soát nhu cầu vay vốn, thẩm định đối tượng vay vốn và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đảm bảo nguồn vốn đến đúng đối tượng và sử dụng hiệu quả.
Trong quý I/2022, đơn vị đã phối hợp tốt với các cơ quan chức năng; cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội giải ngân cho 229 lượt khách hàng với doanh số cho vay trên 14,204 tỷ đồng. Đến 31/3/2022, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện đã triển khai 13 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ 214.585 triệu đồng, đạt 92,6% kế hoạch năm, tăng 6.471 triệu đồng so với đầu năm (tỷ lệ tăng trưởng 3,11%).
Hiện, trên địa bàn huyện có 4.584 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác đang dư nợ tại NHCSXH huyện. Nguồn vốn ưu đãi này đã giúp hộ nghèo, các đối tượng chính sách đầu tư vào phát triển sản suất, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển dịch vụ, duy trì và tạo thêm việc làm mới... để thúc đẩy giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Theo Báo Yên Bái
Nhiều năm qua, bằng nguồn vốn ưu đãi từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Trạm Tấu, hàng nghìn hộ dân, đặc biệt là hộ nghèo và cận nghèo được tiếp sức, tạo cơ hội phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo.Gia đình ông Sùng A Lổng trước đây là hộ nghèo ở thôn Tà Ghênh, xã Bản Mù vì cuộc sống chỉ trông vào sản xuất nương rẫy. Vì thế, nếu gặp thời tiết thuận lợi thì đủ ăn, còn năm nào hạn hán, sâu bệnh thì gia đình lại rơi vào cảnh thiếu đói. Cùng đó, do không có vốn để làm ăn nên cái đói cái nghèo cứ đeo bám lấy gia đình.
Năm 2016, thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở thôn, gia đình ông Lổng được NHCSXH huyện cho vay 30 triệu đồng để nuôi trâu, bò. Đến nay, gia đình ông phát triển được 5 con trâu, 6 con bò và chăn nuôi lợn, gà với thu nhập ổn định trên 80 triệu đồng mỗi năm.
Ông Sùng A Lổng phấn khởi cho biết: "Không có vốn vay ưu đãi thì chắc nhà mình nghèo mãi thôi! Mong nhiều người trong thôn, xã được tiếp cận vốn ưu đãi để thoát nghèo như gia đình mình”.
Gia đình bà Lò Thị Hiền ở tổ 3, thị trấn Trạm Tấu trước đây là hộ nghèo. Năm 2016, bà được vay 30 triệu đồng từ NHCSXH huyện về mua trâu nái sinh sản. Đến năm 2020, sau khi trả nợ món vay hộ nghèo, bà Hiền tiếp tục vay chương trình hộ mới thoát nghèo 50 triệu đồng. Hiện, gia đình bà đã có mô hình kinh tế phát triển ổn định với 4 con trâu, 3 con bò và nhiều lợn, gà; xây dựng được nhà cửa khang trang.
Đó chỉ là 2 trong số hàng nghìn hộ dân ở huyện Trạm Tấu được tiếp sức từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH để vươn lên thoát nghèo bền vững.
Ông Hoàng Đình Huân - Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Trạm Tấu cho biết: Kịp thời đưa vốn chính sách đến người dân, đơn vị đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể thành lập 119 tổ TK&VV hoạt động tại các thôn. Hàng tháng, Phòng bố trí các tổ giao dịch lưu động tại trụ sở các xã, thị trấn để thực hiện giao dịch theo đúng lịch đã niêm yết, giảm các thủ tục để giải ngân kịp thời các nguồn vốn tạo điều kiện cho hộ nghèo, các đối tượng vay vốn, thu nộp tiền lãi, tiền gửi.
Phối hợp với các tổ chức hội hướng dẫn các tổ TK&VV hoạt động hiệu quả trong việc rà soát nhu cầu vay vốn, thẩm định đối tượng vay vốn và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đảm bảo nguồn vốn đến đúng đối tượng và sử dụng hiệu quả.
Trong quý I/2022, đơn vị đã phối hợp tốt với các cơ quan chức năng; cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội giải ngân cho 229 lượt khách hàng với doanh số cho vay trên 14,204 tỷ đồng. Đến 31/3/2022, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện đã triển khai 13 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ 214.585 triệu đồng, đạt 92,6% kế hoạch năm, tăng 6.471 triệu đồng so với đầu năm (tỷ lệ tăng trưởng 3,11%).
Hiện, trên địa bàn huyện có 4.584 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác đang dư nợ tại NHCSXH huyện. Nguồn vốn ưu đãi này đã giúp hộ nghèo, các đối tượng chính sách đầu tư vào phát triển sản suất, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển dịch vụ, duy trì và tạo thêm việc làm mới... để thúc đẩy giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.