Được triển khai từ 4/2018 đến 3/2021, Dự án “Cải thiện điều kiện sống cho cộng đồng dân tộc thiểu số huyện Văn Chấn” tại xã Nậm Lành do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh thực hiện với sự tài trợ của Tổ chức Bánh mì Thế giới đã góp phần hỗ trợ, cải thiện điều kiện sống và nâng cao năng lực quản lý cộng đồng của người dân tại địa bàn triển khai Dự án.
Đường bê tông ở thôn Giàng Cài hoàn thành giúp người dân đi lại, vận chuyển nông sản dễ dàng.
Dự án được thực hiện tại 3 thôn: Giàng Cài, Nậm Kịp và Tà Lành. Qua khảo sát tại địa bàn triển khai cho thấy, người dân còn gặp nhiều khó khăn và có nhu cầu được hỗ trợ để cải thiện điều kiện sống, chăm sóc sức khỏe, khắc phục nơi sinh hoạt cộng đồng, giải quyết các khó khăn về đi lại và phát triển kinh tế. Bởi vậy, cải thiện điều kiện sống của người dân, nâng cao năng lực quản lý cộng đồng là mục tiêu cụ thể mà Dự án đặt ra.
Với mục tiêu đó, Dự án đã triển khai các nhóm hoạt động thiết thực, gồm: thành lập "Nhóm nòng cốt” tại các thôn Dự án và nâng cao năng lực cho các nhóm, nâng cao năng lực cho Ban Điều hành Dự án cấp xã; tập huấn kỹ thuật các mô hình sản xuất; hỗ trợ thực hiện các mô hình sinh kế; tập huấn tuyên truyền về vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe; hỗ trợ thực hiện các tiểu dự án cộng đồng và hỗ trợ thực hiện các tiểu dự án sáng kiến cộng đồng.
Các hoạt động của Dự án đều nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết, giải quyết những khó khăn cụ thể mà cộng đồng 3 thôn đang gặp phải như: thiếu nơi hội họp, đường thôn đi lại khó khăn, người dân thiếu kiến thức về kỹ thuật canh tác chăn nuôi và kiến thức thị trường, thiếu các điều kiện hỗ trợ cần thiết cho sản xuất và các hoạt động chung của cộng đồng chưa hiệu quả.
Theo đánh giá, Dự án cơ bản đạt mục tiêu và kết quả như mong đợi. Qua đó, điều kiện sống của người dân ở 3 thôn Dự án được cải thiện.
Các hoạt động tập huấn kỹ thuật canh tác chăn nuôi, tiếp cận thị trường cùng với việc thực hiện các tiểu dự án cộng đồng (đường đi lại) giúp cho việc vận chuyển nông sản hàng hóa dễ dàng hơn, giúp nâng cao thu nhập của các hộ gia đình.
Chị Hoàng Thị Liều ở thôn Nậm Kịp chia sẻ: "Trước ít ai biết làm bầu quế. Bây giờ, mọi người biết thì tăng thu nhập lên nhiều. Bây giờ cứ đăng quế lên nhóm facebook "Hội mua bán quế bầu, quế giống, vỏ quế, thân quế Văn Yên, Yên Bái” để bán”.
Với các hoạt động tuyên truyền về vệ sinh môi trường thực hiện "ba sạch” và các cuộc khám chữa bệnh, tuyên truyền sử dụng bảo hiểm y tế, phòng bệnh liên quan đến nguồn nước, sức khỏe của người dân được cải thiện hơn trước.
Kết quả trực tiếp nhất của các hoạt động tuyên truyền về vệ sinh môi trường là số người mắc các bệnh liên quan trực tiếp đến nguồn nước giảm so với trước đây.
Cùng với đó, năng lực quản lý cộng đồng ở 3 thôn Dự án được nâng lên, thể hiện qua các chỉ số về sáng kiến cả của tập thể và cá nhân được người dân thống nhất lựa chọn và thực hiện theo phương pháp quản lý cộng đồng. Tổng cộng có 10 tiểu dự án được các "Nhóm nòng cốt” các thôn cùng với người dân lập kế hoạch và thực hiện thành công.
Các tiểu dự án đã giúp cải thiện điều kiện nơi sinh hoạt cộng đồng, điều kiện đi lại và phát triển sinh kế lâu dài cho người dân. Con đường bê tông ở thôn Giàng Cài đạt tiêu chuẩn đường nông thôn mới đã giúp việc đi lại của người dân dễ dàng hơn rất nhiều. Các con đường nhánh đi qua ruộng mang lại lợi ích cho 35 hộ, giúp các hộ có ruộng đi lại thuận tiện và giúp cho cả người dân thôn Tặc Tè (ngoài Dự án) được hưởng lợi.
Nhờ có nhà văn hóa thôn được xây dựng mới to rộng hơn đã giúp người dân thôn Tà Lành có đủ chỗ hội họp và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Với những con đường bê tông, tất cả người dân ở các thôn có thể vận chuyển nông sản thuận lợi hơn.
Trưởng thôn Tà Lành Triệu Văn Chu chia sẻ: "Trước đây, chưa có đường, thường thì mỗi ngày chỉ vận chuyển được 1 chuyến quế, măng hay nông sản khác. Bây giờ, có đường bê tông rộng rãi, mỗi ngày có thể vận chuyển được 2 chuyến. Từ đó, bà con có thêm thu nhập”.
Tại thôn Tà Lành, tiểu dự án trồng quế tập thể trên 20 ha đất chung của cộng đồng với tất cả các hộ gia đình trong thôn tham gia dự kiến sẽ có nguồn thu không nhỏ sau 8 năm.
Với những kết quả mang lại, Dự án đã có những tác động tích cực như: nâng cao năng lực người dân về phương pháp làm việc mới hiệu quả hơn; tăng tính trách nhiệm của người dân với công việc chung, tăng cường sự gắn kết của cộng đồng, nâng cao ý thức về việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống và nhân rộng phương pháp của Dự án tại địa bàn.
Theo Báo Yên Bái
Được triển khai từ 4/2018 đến 3/2021, Dự án “Cải thiện điều kiện sống cho cộng đồng dân tộc thiểu số huyện Văn Chấn” tại xã Nậm Lành do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh thực hiện với sự tài trợ của Tổ chức Bánh mì Thế giới đã góp phần hỗ trợ, cải thiện điều kiện sống và nâng cao năng lực quản lý cộng đồng của người dân tại địa bàn triển khai Dự án.Dự án được thực hiện tại 3 thôn: Giàng Cài, Nậm Kịp và Tà Lành. Qua khảo sát tại địa bàn triển khai cho thấy, người dân còn gặp nhiều khó khăn và có nhu cầu được hỗ trợ để cải thiện điều kiện sống, chăm sóc sức khỏe, khắc phục nơi sinh hoạt cộng đồng, giải quyết các khó khăn về đi lại và phát triển kinh tế. Bởi vậy, cải thiện điều kiện sống của người dân, nâng cao năng lực quản lý cộng đồng là mục tiêu cụ thể mà Dự án đặt ra.
Với mục tiêu đó, Dự án đã triển khai các nhóm hoạt động thiết thực, gồm: thành lập "Nhóm nòng cốt” tại các thôn Dự án và nâng cao năng lực cho các nhóm, nâng cao năng lực cho Ban Điều hành Dự án cấp xã; tập huấn kỹ thuật các mô hình sản xuất; hỗ trợ thực hiện các mô hình sinh kế; tập huấn tuyên truyền về vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe; hỗ trợ thực hiện các tiểu dự án cộng đồng và hỗ trợ thực hiện các tiểu dự án sáng kiến cộng đồng.
Các hoạt động của Dự án đều nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết, giải quyết những khó khăn cụ thể mà cộng đồng 3 thôn đang gặp phải như: thiếu nơi hội họp, đường thôn đi lại khó khăn, người dân thiếu kiến thức về kỹ thuật canh tác chăn nuôi và kiến thức thị trường, thiếu các điều kiện hỗ trợ cần thiết cho sản xuất và các hoạt động chung của cộng đồng chưa hiệu quả.
Theo đánh giá, Dự án cơ bản đạt mục tiêu và kết quả như mong đợi. Qua đó, điều kiện sống của người dân ở 3 thôn Dự án được cải thiện.
Các hoạt động tập huấn kỹ thuật canh tác chăn nuôi, tiếp cận thị trường cùng với việc thực hiện các tiểu dự án cộng đồng (đường đi lại) giúp cho việc vận chuyển nông sản hàng hóa dễ dàng hơn, giúp nâng cao thu nhập của các hộ gia đình.
Chị Hoàng Thị Liều ở thôn Nậm Kịp chia sẻ: "Trước ít ai biết làm bầu quế. Bây giờ, mọi người biết thì tăng thu nhập lên nhiều. Bây giờ cứ đăng quế lên nhóm facebook "Hội mua bán quế bầu, quế giống, vỏ quế, thân quế Văn Yên, Yên Bái” để bán”.
Với các hoạt động tuyên truyền về vệ sinh môi trường thực hiện "ba sạch” và các cuộc khám chữa bệnh, tuyên truyền sử dụng bảo hiểm y tế, phòng bệnh liên quan đến nguồn nước, sức khỏe của người dân được cải thiện hơn trước.
Kết quả trực tiếp nhất của các hoạt động tuyên truyền về vệ sinh môi trường là số người mắc các bệnh liên quan trực tiếp đến nguồn nước giảm so với trước đây.
Cùng với đó, năng lực quản lý cộng đồng ở 3 thôn Dự án được nâng lên, thể hiện qua các chỉ số về sáng kiến cả của tập thể và cá nhân được người dân thống nhất lựa chọn và thực hiện theo phương pháp quản lý cộng đồng. Tổng cộng có 10 tiểu dự án được các "Nhóm nòng cốt” các thôn cùng với người dân lập kế hoạch và thực hiện thành công.
Các tiểu dự án đã giúp cải thiện điều kiện nơi sinh hoạt cộng đồng, điều kiện đi lại và phát triển sinh kế lâu dài cho người dân. Con đường bê tông ở thôn Giàng Cài đạt tiêu chuẩn đường nông thôn mới đã giúp việc đi lại của người dân dễ dàng hơn rất nhiều. Các con đường nhánh đi qua ruộng mang lại lợi ích cho 35 hộ, giúp các hộ có ruộng đi lại thuận tiện và giúp cho cả người dân thôn Tặc Tè (ngoài Dự án) được hưởng lợi.
Nhờ có nhà văn hóa thôn được xây dựng mới to rộng hơn đã giúp người dân thôn Tà Lành có đủ chỗ hội họp và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Với những con đường bê tông, tất cả người dân ở các thôn có thể vận chuyển nông sản thuận lợi hơn.
Trưởng thôn Tà Lành Triệu Văn Chu chia sẻ: "Trước đây, chưa có đường, thường thì mỗi ngày chỉ vận chuyển được 1 chuyến quế, măng hay nông sản khác. Bây giờ, có đường bê tông rộng rãi, mỗi ngày có thể vận chuyển được 2 chuyến. Từ đó, bà con có thêm thu nhập”.
Tại thôn Tà Lành, tiểu dự án trồng quế tập thể trên 20 ha đất chung của cộng đồng với tất cả các hộ gia đình trong thôn tham gia dự kiến sẽ có nguồn thu không nhỏ sau 8 năm.
Với những kết quả mang lại, Dự án đã có những tác động tích cực như: nâng cao năng lực người dân về phương pháp làm việc mới hiệu quả hơn; tăng tính trách nhiệm của người dân với công việc chung, tăng cường sự gắn kết của cộng đồng, nâng cao ý thức về việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống và nhân rộng phương pháp của Dự án tại địa bàn.