Năm 2022, huyện Văn Yên phấn đấu giảm 5,2% hộ nghèo so với năm 2021. Để đạt mục tiêu này, huyện chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đồng bộ, quyết liệt, sát thực tế, linh hoạt, phù hợp theo đúng tinh thần “Chung tay giúp đỡ người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, trọng tâm là khơi dậy ý thức tự thoát nghèo của mỗi người nghèo.
Gia đình anh Doãn Văn Hải, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên phát triển mô hình chăn nuôi trâu.
Qua rà soát theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2022 - 2025, huyện Văn Yên hiện có 6.405 hộ, chiếm 18%; số hộ cận nghèo là 3.804 hộ, chiếm 10,68%. Năm 2022, huyện phấn đấu giảm 5,2% hộ nghèo so với năm 2021.
Để đạt mục tiêu này, huyện chủ động tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền nhằm huy động cả hệ thống chính trị, tổ chức, cá nhân với việc quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM); chú trọng tuyên truyền, vận động, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân về tiêu chí tiếp cận nghèo đa chiều, mục tiêu giảm nghèo bền vững…
Đồng chí Lã Thị Liền - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: Ngay từ đầu năm 2022, các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở tiếp tục quán triệt, triển khai nghiêm túc, kịp thời các chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình của trung ương, của tỉnh, của huyện về giảm nghèo; cụ thể hóa thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nhiệm vụ chính trị để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Trong đó, quan tâm đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị với thực hiện công tác giảm nghèo theo từng lĩnh vực được phân công phụ trách.
Bên cạnh đó, 100% các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, khối đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã tiến hành rà soát, xác định nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo, phân tích hiện trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo để phân nhóm và có chính sách, giải pháp hỗ trợ phù hợp, thiết thực, có cách làm sáng tạo, linh hoạt, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, những điểm nghẽn, hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo.
Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước trong thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo. Đặc biệt, việc nâng cao ý thức tự giác thoát nghèo của mỗi hộ nghèo, người nghèo được Đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được quan tâm.
Huyện chú trọng đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống đường giao thông, thủy lợi, cơ sở khám chữa bệnh, trường học, hạ tầng phát thanh, truyền hình, viễn thông, ưu tiên cho các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng, phát triển sản xuất, kết nối giao thương, nâng cao thu nhập và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội thiết yếu của người dân, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo.
Chú trọng đào tạo nghề, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp để mở rộng sinh kế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo; đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh phân luồng thu hút học sinh sau THCS, THPT tham gia học nghề; nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Đồng thời, tạo thuận lợi để người nghèo có điều kiện thuận lợi hơn khi tham gia và tiếp cận chính sách giảm nghèo, nhằm nâng dần điều kiện sống, mức sống và chất lượng cuộc sống của các hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, chống tái nghèo.
Huyện chỉ đạo các địa phương tích cực xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, nhất là vùng cao, tạo điều kiện phát triển các mô hình khởi nghiệp của người nghèo; triển khai thực hiện hiệu quả một số chính sách của tỉnh trợ giúp xã hội đặc thù đối với các đối tượng thuộc hộ nghèo, đối tượng yếu thế có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện; hỗ trợ tư liệu sản xuất, kết hợp với vận động đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao đổi mới phương thức tổ chức sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng giá trị sản phẩm…
Theo Báo Yên Bái
Năm 2022, huyện Văn Yên phấn đấu giảm 5,2% hộ nghèo so với năm 2021. Để đạt mục tiêu này, huyện chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đồng bộ, quyết liệt, sát thực tế, linh hoạt, phù hợp theo đúng tinh thần “Chung tay giúp đỡ người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, trọng tâm là khơi dậy ý thức tự thoát nghèo của mỗi người nghèo.Qua rà soát theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2022 - 2025, huyện Văn Yên hiện có 6.405 hộ, chiếm 18%; số hộ cận nghèo là 3.804 hộ, chiếm 10,68%. Năm 2022, huyện phấn đấu giảm 5,2% hộ nghèo so với năm 2021.
Để đạt mục tiêu này, huyện chủ động tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền nhằm huy động cả hệ thống chính trị, tổ chức, cá nhân với việc quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM); chú trọng tuyên truyền, vận động, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân về tiêu chí tiếp cận nghèo đa chiều, mục tiêu giảm nghèo bền vững…
Đồng chí Lã Thị Liền - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: Ngay từ đầu năm 2022, các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở tiếp tục quán triệt, triển khai nghiêm túc, kịp thời các chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình của trung ương, của tỉnh, của huyện về giảm nghèo; cụ thể hóa thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nhiệm vụ chính trị để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Trong đó, quan tâm đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị với thực hiện công tác giảm nghèo theo từng lĩnh vực được phân công phụ trách.
Bên cạnh đó, 100% các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, khối đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã tiến hành rà soát, xác định nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo, phân tích hiện trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo để phân nhóm và có chính sách, giải pháp hỗ trợ phù hợp, thiết thực, có cách làm sáng tạo, linh hoạt, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, những điểm nghẽn, hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo.
Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước trong thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo. Đặc biệt, việc nâng cao ý thức tự giác thoát nghèo của mỗi hộ nghèo, người nghèo được Đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được quan tâm.
Huyện chú trọng đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống đường giao thông, thủy lợi, cơ sở khám chữa bệnh, trường học, hạ tầng phát thanh, truyền hình, viễn thông, ưu tiên cho các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng, phát triển sản xuất, kết nối giao thương, nâng cao thu nhập và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội thiết yếu của người dân, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo.
Chú trọng đào tạo nghề, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp để mở rộng sinh kế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo; đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh phân luồng thu hút học sinh sau THCS, THPT tham gia học nghề; nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Đồng thời, tạo thuận lợi để người nghèo có điều kiện thuận lợi hơn khi tham gia và tiếp cận chính sách giảm nghèo, nhằm nâng dần điều kiện sống, mức sống và chất lượng cuộc sống của các hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, chống tái nghèo.
Huyện chỉ đạo các địa phương tích cực xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, nhất là vùng cao, tạo điều kiện phát triển các mô hình khởi nghiệp của người nghèo; triển khai thực hiện hiệu quả một số chính sách của tỉnh trợ giúp xã hội đặc thù đối với các đối tượng thuộc hộ nghèo, đối tượng yếu thế có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện; hỗ trợ tư liệu sản xuất, kết hợp với vận động đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao đổi mới phương thức tổ chức sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng giá trị sản phẩm…