So với trước đây, đầu tư cho giảm nghèo giai đoạn 2022-2025 đang có những thay đổi về tư duy trong chiến lược và cách thực hiện, phóng viên đã có buổi trao đổi với ông Tô Đức – Chánh văn phòng Quốc gia giảm nghèo, để hiểu rõ hơn về những thay đổi này.
.
Đói nghèo có thể làm hạn chế các quyền cơ bản của con người. Trên thế giới nhiều nước đã đưa mức chuẩn nghèo không chỉ chú ý tới thu nhập mà còn quan tâm đến quyền tiếp cận các dịch vụ khác của người dân, ông nhận định gì về xu hướng này?
Về bản chất, đói nghèo thường đồng nghĩa với việc bị khước từ các quyền cơ bản của con người, người nghèo bị đẩy ra lề xã hội nhiều khi không chỉ là do thu nhập thấp. Có nhiều nhu cầu tối thiểu không thể đáp ứng bằng tiền. Thực tế cho thấy, không ít trường hợp không nghèo vì thu nhập mà lại nghèo do khó tiếp cận được các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục, thông tin…
Trước đây, Việt Nam đo lường và đánh giá nghèo chủ yếu thông qua thu nhập. Nếu thu nhập thấp dưới mức chuẩn nghèo thì thuộc diện hộ nghèo. Chuẩn nghèo này còn gọi là chuẩn nghèo đơn chiều, do Chính phủ quy định. Với chuẩn đó, nhiều hộ thoát nghèo nhưng mức thu nhập vẫn nằm ở cận chuẩn nghèo, nên tỷ lệ tái nghèo cao.
Những năm gần đây, trên cơ sở phương pháp luận đo lường nghèo đa chiều, nhiều nước đã đưa ra chuẩn nghèo đa chiều để đánh giá toàn diện hộ nghèo, tiến tới bỏ khái niệm hộ cận nghèo. Chuẩn nghèo đa chiều rất chú ý tới việc phải bảo đảm mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin) gắn với mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Với cách tiếp cận chuẩn nghèo như vậy, trong giai đoạn 2021-2025 Việt Nam sẽ thực hiện chuẩn này như thế nào?
Với cách tiếp cận chuẩn nghèo đó, ngày 27/1/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/CP quy định chuẩn nghèo đa chiều cho phù hợp với tình hình xóa đói nghèo của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, năm 2021 vẫn tiếp tục thực hiện theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 (quy định tại Quyết định số 59/TTg ngày 19/11/2015). Nhưng từ ngày 1/1/2022 đến 31/12/2025 thì phải thực hiện chuẩn nghèo mới với mức thu nhập cao hơn và chú ý đến nhiều chiều hơn.
Thí dụ, nâng tiêu chí về thu nhập, khu vực nông thôn lên 1,5 triệu đồng/người/tháng, khu vực thành thị 2,0 triệu đồng/người/tháng (mức chuẩn cũ của khu vực nông thôn là 700 nghìn đồng/người/tháng, khu vực thành thị 900 nghìn đồng /người/tháng). Tăng chiều tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: từ 5 chiều lên 6 chiều, bổ sung chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm; sửa đổi, bổ sung các chỉ số đo lường các chiều thiếu hụt về y tế, dinh dưỡng, giáo dục, đào tạo, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, thông tin và người phụ thuộc trong hộ gia đình…
Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, theo chuẩn mới, chúng ta cần lưu ý tới những điểm cơ bản gì?
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có nhiều điểm cơ bản cần lưu ý. Trước hết là cách làm cần phải khác trước do theo chuẩn nghèo mới này. Chương trình đã đưa ra mục tiêu tổng quát giảm nghèo đa chiều có tính bao trùm hướng tới sự bền vững hơn, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
Đặc biệt lưu ý tới một số mục tiêu cụ thể như: tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%/năm.
Với các điểm cần chú ý của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 cho thấy, muốn thực hiện tốt Chương trình này không hề đơn giản, thưa ông?
Muốn thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trước hết chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân gây nghèo đa chiều. Có thấy rõ nguyên nhân thì mới có thể đưa ra chính sách, biện pháp giải quyết căn cơ, triệt để những vấn đề của người nghèo, nhất là vùng “lõi nghèo” là những huyện nghèo, xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo chưa thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
Nguyên nhân làm cho nghèo đa chiều thì nhiều, nhưng hiện nay chủ yếu gồm các vấn đề liên quan với nhau. Đó là thiếu sinh kế, thiếu kỹ năng nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thấp, khó tiếp cận việc làm dẫn đến thu nhập thiếu bền vững. Hiệu quả kết nối giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị kém, chưa giải quyết được vấn đề thiếu đất sản xuất, nhà ở; giảm nghèo về thông tin, cải thiện dinh dưỡng cho người nghèo còn hạn chế. Nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo còn dàn trải, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Một nguyên nhân chung gây đói nghèo của vùng lõi nghèo đó thường là những vùng có địa hình hiểm trở, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng thiếu thốn…
Từ các nguyên nhân gây nghèo đa chiều trên, có thể nói để giảm nghèo giai đoạn này cần phải có sự khác biệt và mới trong thực hiện chiến lược giảm nghèo.
Trước đây, chính sách hỗ trợ giảm nghèo của ta được thiết kế theo hướng ai nghèo cũng được hỗ trợ và có quá nhiều chính sách ưu đãi với hộ nghèo, người nghèo nên một bộ phận người nghèo có tư tưởng ỷ lại, không muốn thoát nghèo để tiếp tục thụ hưởng sự hỗ trợ đó. Nhiều hộ tự bằng lòng với cuộc sống hiện tại, thiếu ý thức vươn lên thoát nghèo, một số ít còn lười lao động.
Bây giờ chúng ta đổi mới tư duy, đưa chính sách giảm nghèo làm sao để xử lý các nguyên nhân xảy ra tình trạng nghèo đa chiều. Cho nên, phải xem đầu tư giảm nghèo là vấn đề kinh tế với triết lý giảm nghèo chuyển từ đầu tư giảm nghèo theo diện rộng sang đầu tư giảm nghèo theo chiều sâu với ba điểm mới cốt lõi so với giai đoạn trước:
Thứ nhất, về đầu tư, cần tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào “vùng lõi nghèo” và đầu tư vào con người, nâng cao năng lực phát triển của người dân. Cách thức là Nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm nâng cao tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào và coi đây là mũi đột phá trong phát triển kinh tế ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng “ lõi nghèo”.
Đầu tư vào con người, là đầu tư nâng cao năng lực người nghèo. Còn đầu tư có trọng tâm, là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo và trọng điểm là ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và trẻ em, phụ nữ thuộc hộ nghèo.
Thứ hai, về phương thức hỗ trợ người nghèo, phải chuyển từ hỗ trợ riêng lẻ theo hộ gia đình sang tập trung hỗ trợ theo các mô hình tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, nhu cầu của hộ nghèo thông qua việc xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho người nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế và mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Thứ ba, về hình thức, cần tập trung hỗ trợ người nghèo giải quyết những vấn đề quan trọng nhất như sinh kế, học nghề, chuyển giao công nghệ, việc làm, có thu nhập ổn định; bổ sung một số dự án, tiểu dự án, nội dung mới như phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, nhà ở, cải thiện dinh dưỡng, truyền thông nhân rộng sáng kiến giảm nghèo và khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng nghèo.
Với cách nhìn như vậy, nguồn lực đầu tư cho chương trình này đã được thiết kế như thế nào?
Theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022-2025, ước tính tại thời điểm tháng 1/2022, cả nước có khoảng 14% hộ dân cư có thu nhập dưới mức sống tối thiểu, tương ứng với khoảng 3,8 triệu hộ; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo khoảng 8% (2,2 triệu hộ), tỷ lệ hộ cận nghèo khoảng 6% (1,6 triệu hộ). Dựa trên ba phương diện như vậy, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được thiết kế với 7 dự án có tổng nguồn lực tối thiểu 75.000 tỷ đồng để tập trung thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo 1-1,5%/năm; giảm ít nhất ½ tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Trong số đó có 3 dự án tập trung giải quyết vùng “lõi nghèo”, gồm: hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ dân sinh, sản xuất, lưu thông hàng hóa như hạ tầng giao thông, điện, dịch vụ viễn thông; phát triển giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Các dự án còn lại thực hiện trên phạm vi cả nước, trong đó ưu tiên hỗ trợ trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Triển khai các mô hình, dự án giảm nghèo vùng lõi nghèo nhằm phát triển các vùng sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt; tạo sinh kế, việc làm, thu nhập cho người dân. Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, kết nối với thị trường, với doanh nghiệp tiêu thụ/bao tiêu sản phẩm đầu ra; ứng phó với dịch bệnh, biến đổi khí hậu. Tập trung hỗ trợ người nghèo sinh sống trên địa bàn nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát. Ngoài ra, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 tập trung hỗ trợ người dân sinh sống trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ đầu tư xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Điều này cũng góp phần cho việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn này tốt hơn.
Theo VnEconomy
So với trước đây, đầu tư cho giảm nghèo giai đoạn 2022-2025 đang có những thay đổi về tư duy trong chiến lược và cách thực hiện, phóng viên đã có buổi trao đổi với ông Tô Đức – Chánh văn phòng Quốc gia giảm nghèo, để hiểu rõ hơn về những thay đổi này.
Đói nghèo có thể làm hạn chế các quyền cơ bản của con người. Trên thế giới nhiều nước đã đưa mức chuẩn nghèo không chỉ chú ý tới thu nhập mà còn quan tâm đến quyền tiếp cận các dịch vụ khác của người dân, ông nhận định gì về xu hướng này?
Về bản chất, đói nghèo thường đồng nghĩa với việc bị khước từ các quyền cơ bản của con người, người nghèo bị đẩy ra lề xã hội nhiều khi không chỉ là do thu nhập thấp. Có nhiều nhu cầu tối thiểu không thể đáp ứng bằng tiền. Thực tế cho thấy, không ít trường hợp không nghèo vì thu nhập mà lại nghèo do khó tiếp cận được các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục, thông tin…
Trước đây, Việt Nam đo lường và đánh giá nghèo chủ yếu thông qua thu nhập. Nếu thu nhập thấp dưới mức chuẩn nghèo thì thuộc diện hộ nghèo. Chuẩn nghèo này còn gọi là chuẩn nghèo đơn chiều, do Chính phủ quy định. Với chuẩn đó, nhiều hộ thoát nghèo nhưng mức thu nhập vẫn nằm ở cận chuẩn nghèo, nên tỷ lệ tái nghèo cao.
Những năm gần đây, trên cơ sở phương pháp luận đo lường nghèo đa chiều, nhiều nước đã đưa ra chuẩn nghèo đa chiều để đánh giá toàn diện hộ nghèo, tiến tới bỏ khái niệm hộ cận nghèo. Chuẩn nghèo đa chiều rất chú ý tới việc phải bảo đảm mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin) gắn với mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Với cách tiếp cận chuẩn nghèo như vậy, trong giai đoạn 2021-2025 Việt Nam sẽ thực hiện chuẩn này như thế nào?
Với cách tiếp cận chuẩn nghèo đó, ngày 27/1/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/CP quy định chuẩn nghèo đa chiều cho phù hợp với tình hình xóa đói nghèo của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, năm 2021 vẫn tiếp tục thực hiện theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 (quy định tại Quyết định số 59/TTg ngày 19/11/2015). Nhưng từ ngày 1/1/2022 đến 31/12/2025 thì phải thực hiện chuẩn nghèo mới với mức thu nhập cao hơn và chú ý đến nhiều chiều hơn.
Thí dụ, nâng tiêu chí về thu nhập, khu vực nông thôn lên 1,5 triệu đồng/người/tháng, khu vực thành thị 2,0 triệu đồng/người/tháng (mức chuẩn cũ của khu vực nông thôn là 700 nghìn đồng/người/tháng, khu vực thành thị 900 nghìn đồng /người/tháng). Tăng chiều tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: từ 5 chiều lên 6 chiều, bổ sung chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm; sửa đổi, bổ sung các chỉ số đo lường các chiều thiếu hụt về y tế, dinh dưỡng, giáo dục, đào tạo, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, thông tin và người phụ thuộc trong hộ gia đình…
Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, theo chuẩn mới, chúng ta cần lưu ý tới những điểm cơ bản gì?
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có nhiều điểm cơ bản cần lưu ý. Trước hết là cách làm cần phải khác trước do theo chuẩn nghèo mới này. Chương trình đã đưa ra mục tiêu tổng quát giảm nghèo đa chiều có tính bao trùm hướng tới sự bền vững hơn, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
Đặc biệt lưu ý tới một số mục tiêu cụ thể như: tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%/năm.
Với các điểm cần chú ý của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 cho thấy, muốn thực hiện tốt Chương trình này không hề đơn giản, thưa ông?
Muốn thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trước hết chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân gây nghèo đa chiều. Có thấy rõ nguyên nhân thì mới có thể đưa ra chính sách, biện pháp giải quyết căn cơ, triệt để những vấn đề của người nghèo, nhất là vùng “lõi nghèo” là những huyện nghèo, xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo chưa thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
Nguyên nhân làm cho nghèo đa chiều thì nhiều, nhưng hiện nay chủ yếu gồm các vấn đề liên quan với nhau. Đó là thiếu sinh kế, thiếu kỹ năng nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thấp, khó tiếp cận việc làm dẫn đến thu nhập thiếu bền vững. Hiệu quả kết nối giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị kém, chưa giải quyết được vấn đề thiếu đất sản xuất, nhà ở; giảm nghèo về thông tin, cải thiện dinh dưỡng cho người nghèo còn hạn chế. Nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo còn dàn trải, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Một nguyên nhân chung gây đói nghèo của vùng lõi nghèo đó thường là những vùng có địa hình hiểm trở, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng thiếu thốn…
Từ các nguyên nhân gây nghèo đa chiều trên, có thể nói để giảm nghèo giai đoạn này cần phải có sự khác biệt và mới trong thực hiện chiến lược giảm nghèo.
Trước đây, chính sách hỗ trợ giảm nghèo của ta được thiết kế theo hướng ai nghèo cũng được hỗ trợ và có quá nhiều chính sách ưu đãi với hộ nghèo, người nghèo nên một bộ phận người nghèo có tư tưởng ỷ lại, không muốn thoát nghèo để tiếp tục thụ hưởng sự hỗ trợ đó. Nhiều hộ tự bằng lòng với cuộc sống hiện tại, thiếu ý thức vươn lên thoát nghèo, một số ít còn lười lao động.
Bây giờ chúng ta đổi mới tư duy, đưa chính sách giảm nghèo làm sao để xử lý các nguyên nhân xảy ra tình trạng nghèo đa chiều. Cho nên, phải xem đầu tư giảm nghèo là vấn đề kinh tế với triết lý giảm nghèo chuyển từ đầu tư giảm nghèo theo diện rộng sang đầu tư giảm nghèo theo chiều sâu với ba điểm mới cốt lõi so với giai đoạn trước:
Thứ nhất, về đầu tư, cần tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào “vùng lõi nghèo” và đầu tư vào con người, nâng cao năng lực phát triển của người dân. Cách thức là Nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm nâng cao tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào và coi đây là mũi đột phá trong phát triển kinh tế ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng “ lõi nghèo”.
Đầu tư vào con người, là đầu tư nâng cao năng lực người nghèo. Còn đầu tư có trọng tâm, là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo và trọng điểm là ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và trẻ em, phụ nữ thuộc hộ nghèo.
Thứ hai, về phương thức hỗ trợ người nghèo, phải chuyển từ hỗ trợ riêng lẻ theo hộ gia đình sang tập trung hỗ trợ theo các mô hình tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, nhu cầu của hộ nghèo thông qua việc xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho người nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế và mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Thứ ba, về hình thức, cần tập trung hỗ trợ người nghèo giải quyết những vấn đề quan trọng nhất như sinh kế, học nghề, chuyển giao công nghệ, việc làm, có thu nhập ổn định; bổ sung một số dự án, tiểu dự án, nội dung mới như phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, nhà ở, cải thiện dinh dưỡng, truyền thông nhân rộng sáng kiến giảm nghèo và khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng nghèo.
Với cách nhìn như vậy, nguồn lực đầu tư cho chương trình này đã được thiết kế như thế nào?
Theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022-2025, ước tính tại thời điểm tháng 1/2022, cả nước có khoảng 14% hộ dân cư có thu nhập dưới mức sống tối thiểu, tương ứng với khoảng 3,8 triệu hộ; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo khoảng 8% (2,2 triệu hộ), tỷ lệ hộ cận nghèo khoảng 6% (1,6 triệu hộ). Dựa trên ba phương diện như vậy, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được thiết kế với 7 dự án có tổng nguồn lực tối thiểu 75.000 tỷ đồng để tập trung thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo 1-1,5%/năm; giảm ít nhất ½ tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Trong số đó có 3 dự án tập trung giải quyết vùng “lõi nghèo”, gồm: hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ dân sinh, sản xuất, lưu thông hàng hóa như hạ tầng giao thông, điện, dịch vụ viễn thông; phát triển giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Các dự án còn lại thực hiện trên phạm vi cả nước, trong đó ưu tiên hỗ trợ trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Triển khai các mô hình, dự án giảm nghèo vùng lõi nghèo nhằm phát triển các vùng sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt; tạo sinh kế, việc làm, thu nhập cho người dân. Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, kết nối với thị trường, với doanh nghiệp tiêu thụ/bao tiêu sản phẩm đầu ra; ứng phó với dịch bệnh, biến đổi khí hậu. Tập trung hỗ trợ người nghèo sinh sống trên địa bàn nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát. Ngoài ra, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 tập trung hỗ trợ người dân sinh sống trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ đầu tư xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Điều này cũng góp phần cho việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn này tốt hơn.
Theo VnEconomy