Vào thời điểm mới thành lập, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Chấn mới có 3 chương trình tín dung ưu đãi với dư nợ 23 tỷ đồng, đến nay đã tăng lên hơn 560 tỷ đồng với 13 chương trình cho vay.
Cán bộ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Văn Chấn thăm mô hình vay vốn phát triển chăn nuôi.
Trước đây, gia đình ông Sa Đại Tương ở thôn Gốc Báng, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống vô cùng khó khăn. Năm 2015, được Hội Nông dân xã tạo điều kiện cho gia đình ông vay 50 triệu đồng từ nguồn ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện để mua trâu, lợn giống về phát triển mô hình chăn nuôi.
Sau nhiều năm nỗ lực phát triển và mở rộng mô hình, đến nay, ông Tương đã có 4 con trâu và thường xuyên duy trì trong chuồng từ 10 đến 12 con lợn thịt, vài con lợn nái để chủ động nguồn con giống tái đàn.
Không dừng lại ở đó, ông Tương đã mở rộng phát triển kinh tế theo mô hình VACR. Qua đó, thu nhập bình quân từ mô hình phát triển kinh tế này mang lại mỗi năm cho gia đình hơn 200 triệu đồng. Hiện ông đã trả được nợ ngân hàng và vươn lên trở thành hộ khá, giàu.
Ông Hoàng Quý Kiệt - Phó Chủ tịch UBND xã Chấn Thịnh cho biết: giai đoạn 2016 - 2019, xã đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Để đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã được NHCSXH huyện tạo điều kiện cho hàng nghìn lượt hộ vay vốn tín dụng ưu đãi (TDƯĐ) của Chính phủ. Nguồn vốn này đến với người dân kịp thời, đã giúp cho xã hoàn thành 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về XDNTM và cán đích NTM vào năm 2019.
Phương thức cho vay của NHCSXH là cho vay trực tiếp có ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN), Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên.Tính đến cuối tháng 6/2022, tổng dư nợ toàn huyện Văn Chấn đạt hơn 563 tỷ đồng, ủy thác thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội chiếm 99,9%.
Bà Hà Thị Thúy - Chủ tịch Hội LHPN huyện Văn Chấn cho biết: Hội LHPN huyện luôn tạo điều kiện cho cơ sở hội, hội viên được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH thông qua các chương trình cho vay như: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo; cho vay lao động, việc làm; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường… Đến nay, tổng dư nợ của Hội LHPN huyện quản lý trên 164 tỷ đồng, với trên 3.300 hộ hội viên phụ nữ được tín chấp vay tại 97 tổ tiết kiệm và vay vốn. Các nguồn vốn vay đều được hội viên phụ nữ sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, góp phần giảm trung bình 5% hộ hội viên nghèo mỗi năm, nhiều hộ chị em phụ nữ vươn lên thành hộ khá, giàu.
Huyện Văn Chấn hiện có 345 tổ tiết kiệm và vay vốn tại 214 thôn, tổ dân phố, với hơn 11.000 thành viên. Thực hiện TDƯĐ theo Nghị định số 78 của Chính phủ, huyện đã tập trung nguồn lực tín dụng qua NHCSXH thực hiện giải ngân hơn 72.000 lượt hộ vay vốn, với doanh số cho vay là hơn 1.560 tỷ đồng cho các đối tượng là: hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo… Vào thời điểm mới thành lập, Phòng Giao dịch NHCSXH mới có 3 chương trình TDƯĐ với dư nợ 23 tỷ đồng, đến nay đã tăng lên hơn 560 tỷ đồng với 13 chương trình cho vay.
Ông Đinh Công Thái - Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Văn Chấn cho biết: nguồn vốn TDƯĐ đã được giải ngân đến 100% xã, thị trấn, tạo điều kiện, giúp cho gần 37.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các ĐTCSK được vay vốn để phát triển kinh tế, góp phần giúp cho trên gần 22.000 hộ thoát nghèo; thu hút tạo việc làm cho trên gần 4.500 lao động; giúp cho 8.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây mới và cải tạo gần 11.000 công trình nước sạch vệ sinh môi trường; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa hơn 1.700 ngôi nhà cho hộ nghèo, hỗ trợ chi phí cho hơn 100 lao động đi lao động xuất khẩu có thời hạn ở nước ngoài.
Có thể khẳng định, kết quả đạt được trong 20 năm thực hiện Nghị định số 78 của Chính phủ về chính sách TDƯĐ đã mang lại ý nghĩa lớn về kinh tế, chính trị, xã hội. Nguồn vốn TDƯĐ đã đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, nhất là công cuộc XDNTM ở địa phương.
Theo Báo Yên Bái
Vào thời điểm mới thành lập, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Chấn mới có 3 chương trình tín dung ưu đãi với dư nợ 23 tỷ đồng, đến nay đã tăng lên hơn 560 tỷ đồng với 13 chương trình cho vay.Trước đây, gia đình ông Sa Đại Tương ở thôn Gốc Báng, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống vô cùng khó khăn. Năm 2015, được Hội Nông dân xã tạo điều kiện cho gia đình ông vay 50 triệu đồng từ nguồn ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện để mua trâu, lợn giống về phát triển mô hình chăn nuôi.
Sau nhiều năm nỗ lực phát triển và mở rộng mô hình, đến nay, ông Tương đã có 4 con trâu và thường xuyên duy trì trong chuồng từ 10 đến 12 con lợn thịt, vài con lợn nái để chủ động nguồn con giống tái đàn.
Không dừng lại ở đó, ông Tương đã mở rộng phát triển kinh tế theo mô hình VACR. Qua đó, thu nhập bình quân từ mô hình phát triển kinh tế này mang lại mỗi năm cho gia đình hơn 200 triệu đồng. Hiện ông đã trả được nợ ngân hàng và vươn lên trở thành hộ khá, giàu.
Ông Hoàng Quý Kiệt - Phó Chủ tịch UBND xã Chấn Thịnh cho biết: giai đoạn 2016 - 2019, xã đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Để đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã được NHCSXH huyện tạo điều kiện cho hàng nghìn lượt hộ vay vốn tín dụng ưu đãi (TDƯĐ) của Chính phủ. Nguồn vốn này đến với người dân kịp thời, đã giúp cho xã hoàn thành 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về XDNTM và cán đích NTM vào năm 2019.
Phương thức cho vay của NHCSXH là cho vay trực tiếp có ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN), Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên.Tính đến cuối tháng 6/2022, tổng dư nợ toàn huyện Văn Chấn đạt hơn 563 tỷ đồng, ủy thác thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội chiếm 99,9%.
Bà Hà Thị Thúy - Chủ tịch Hội LHPN huyện Văn Chấn cho biết: Hội LHPN huyện luôn tạo điều kiện cho cơ sở hội, hội viên được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH thông qua các chương trình cho vay như: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo; cho vay lao động, việc làm; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường… Đến nay, tổng dư nợ của Hội LHPN huyện quản lý trên 164 tỷ đồng, với trên 3.300 hộ hội viên phụ nữ được tín chấp vay tại 97 tổ tiết kiệm và vay vốn. Các nguồn vốn vay đều được hội viên phụ nữ sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, góp phần giảm trung bình 5% hộ hội viên nghèo mỗi năm, nhiều hộ chị em phụ nữ vươn lên thành hộ khá, giàu.
Huyện Văn Chấn hiện có 345 tổ tiết kiệm và vay vốn tại 214 thôn, tổ dân phố, với hơn 11.000 thành viên. Thực hiện TDƯĐ theo Nghị định số 78 của Chính phủ, huyện đã tập trung nguồn lực tín dụng qua NHCSXH thực hiện giải ngân hơn 72.000 lượt hộ vay vốn, với doanh số cho vay là hơn 1.560 tỷ đồng cho các đối tượng là: hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo… Vào thời điểm mới thành lập, Phòng Giao dịch NHCSXH mới có 3 chương trình TDƯĐ với dư nợ 23 tỷ đồng, đến nay đã tăng lên hơn 560 tỷ đồng với 13 chương trình cho vay.
Ông Đinh Công Thái - Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Văn Chấn cho biết: nguồn vốn TDƯĐ đã được giải ngân đến 100% xã, thị trấn, tạo điều kiện, giúp cho gần 37.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các ĐTCSK được vay vốn để phát triển kinh tế, góp phần giúp cho trên gần 22.000 hộ thoát nghèo; thu hút tạo việc làm cho trên gần 4.500 lao động; giúp cho 8.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây mới và cải tạo gần 11.000 công trình nước sạch vệ sinh môi trường; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa hơn 1.700 ngôi nhà cho hộ nghèo, hỗ trợ chi phí cho hơn 100 lao động đi lao động xuất khẩu có thời hạn ở nước ngoài.
Có thể khẳng định, kết quả đạt được trong 20 năm thực hiện Nghị định số 78 của Chính phủ về chính sách TDƯĐ đã mang lại ý nghĩa lớn về kinh tế, chính trị, xã hội. Nguồn vốn TDƯĐ đã đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, nhất là công cuộc XDNTM ở địa phương.