Trong giai đoạn 2017 - 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Văn Chấn đã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp góp phần nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ.
Chủ tịch Hội LHPN huyện Văn Chấn Hà Thị Thúy (thứ 2, từ phải sang) trao đổi về phát triển sản phẩm với thành viên Tổ hợp tác sản xuất và thêu dệt thổ cẩm của đồng bào Mông xã Suối Giàng.
Chủ tịch Hội LHPN huyện Văn Chấn Hà Thị Thúy cho biết: "Hội luôn chủ động, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương trong phát triển kinh tế; tham gia các chương trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị, góp phần hình thành các vùng sản xuất tập trung của huyện về cam, chè, dâu tằm, cây dược liệu...; xây dựng các sản phẩm đặc sản của địa phương như: nếp Tú Lệ, ba ba gai, chè Shan tuyết cổ thụ, cam, mật ong hoa nhãn...; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, gia trại; phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; mạnh dạn khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, từng bước vươn lên, khẳng định được vị thế của mình trong kinh tế - xã hội của địa phương”.
Hội chủ động phối hợp triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ sinh kế, giúp cho hàng nghìn gia đình hội viên phụ nữ nghèo và cận nghèo phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Bên cạnh đó, Hội còn chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội trong hoạt động ủy thác vốn vay. Đến nay, tổng số dư nợ qua kênh ủy thác của Hội đạt trên 171 tỷ đồng cho 3.677 hộ vay.
Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, nguồn vốn tự tạo từ các chi hội và sự hỗ trợ của Nhà nước, 100% hộ nghèo có phụ nữ đã được các cấp Hội giúp đỡ. Qua 5 năm, các cấp Hội đã giúp 1.887 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo.
Hội đã triển khai thực hiện sáng tạo Phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi"; thường xuyên phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, định hướng xây dựng các mô hình phát triển kinh tế cho hiệu quả cao.
Trong 5 năm qua, Hội đã tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, xây dựng và duy trì tổng số 1.166 mô hình phát triển kinh tế của hội viên phụ nữ cho thu nhập từ 70 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/năm, góp phần quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ hộ gia đình khu vực nông thôn có thu nhập khá và giàu trên địa bàn huyện.
Chị Phạm Thị Hồng - Giám đốc Hợp tác xã Tam Hồng, thôn Tho, xã Nghĩa Tâm chia sẻ: "Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế của gia đình và hưởng ứng Phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của tổ chức Hội, tôi đã nỗ lực phấn đấu, phát triển kinh tế gia đình theo mô hình sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. Đến nay, gia đình có tổng thu nhập bình quân hàng năm đạt 1 tỷ đồng và giúp tạo việc làm cho 17 lao động nữ tại địa phương”.
Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, Hội đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo Hội cơ sở đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, sản xuất, thành lập các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết sản xuất với nhiều mô hình mới hiệu quả, phát huy được tiềm năng, thế mạnh góp phần xây dựng các thương hiệu sản phẩm OCOP đặc sản của địa phương.
Trong 5 năm qua, Hội đã hỗ trợ được trên 600 phụ nữ khởi sự kinh doanh, sản xuất; thành lập được 153 tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ với 1.258 thành viên; tuyên truyền, vận động, hỗ trợ thành lập mới 10 hợp tác xã, 4 doanh nghiệp do nữ làm chủ, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ. Các cấp Hội đã tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo mở các lớp đào tạo nghề và chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho hội viên.
Chị Kiều Thị Mười - thôn Thiên Bữu, xã Thượng Bằng La chia sẻ: "Qua được tham gia lớp học nghề ngắn hạn do Hội Phụ nữ xã phối hợp tổ chức, tôi đã mạnh dạn chuyển sang trồng cây tre măng Bát độ thay thế cho diện tích cam trước đây trồng và bị chết hàng loạt. Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, đến nay gia đình có thu nhập sau khi đã trừ chi phí cũng đạt tới trên 1 tỷ đồng/năm”.
Chủ tịch Hội Hà Thị Thúy cho biết thêm: "Để hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp Hội còn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong việc triển khai các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng, hỗ trợ tài chính, giáo dục và tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp, đẩy mạnh công bằng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận công nghệ và tăng cường đầu tư hạ tầng.
Các giải pháp này sẽ giúp phụ nữ cải thiện tình hình kinh tế, nâng cao vai trò, vị thế, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của địa phương. Do đó, thời gian tới, Hội LHPN huyện mong tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền trong thực hiện các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững”.
Theo Báo Yên Bái
Trong giai đoạn 2017 - 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Văn Chấn đã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp góp phần nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ.Chủ tịch Hội LHPN huyện Văn Chấn Hà Thị Thúy cho biết: "Hội luôn chủ động, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương trong phát triển kinh tế; tham gia các chương trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị, góp phần hình thành các vùng sản xuất tập trung của huyện về cam, chè, dâu tằm, cây dược liệu...; xây dựng các sản phẩm đặc sản của địa phương như: nếp Tú Lệ, ba ba gai, chè Shan tuyết cổ thụ, cam, mật ong hoa nhãn...; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, gia trại; phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; mạnh dạn khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, từng bước vươn lên, khẳng định được vị thế của mình trong kinh tế - xã hội của địa phương”.
Hội chủ động phối hợp triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ sinh kế, giúp cho hàng nghìn gia đình hội viên phụ nữ nghèo và cận nghèo phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Bên cạnh đó, Hội còn chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội trong hoạt động ủy thác vốn vay. Đến nay, tổng số dư nợ qua kênh ủy thác của Hội đạt trên 171 tỷ đồng cho 3.677 hộ vay.
Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, nguồn vốn tự tạo từ các chi hội và sự hỗ trợ của Nhà nước, 100% hộ nghèo có phụ nữ đã được các cấp Hội giúp đỡ. Qua 5 năm, các cấp Hội đã giúp 1.887 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo.
Hội đã triển khai thực hiện sáng tạo Phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi"; thường xuyên phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, định hướng xây dựng các mô hình phát triển kinh tế cho hiệu quả cao.
Trong 5 năm qua, Hội đã tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, xây dựng và duy trì tổng số 1.166 mô hình phát triển kinh tế của hội viên phụ nữ cho thu nhập từ 70 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/năm, góp phần quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ hộ gia đình khu vực nông thôn có thu nhập khá và giàu trên địa bàn huyện.
Chị Phạm Thị Hồng - Giám đốc Hợp tác xã Tam Hồng, thôn Tho, xã Nghĩa Tâm chia sẻ: "Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế của gia đình và hưởng ứng Phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của tổ chức Hội, tôi đã nỗ lực phấn đấu, phát triển kinh tế gia đình theo mô hình sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. Đến nay, gia đình có tổng thu nhập bình quân hàng năm đạt 1 tỷ đồng và giúp tạo việc làm cho 17 lao động nữ tại địa phương”.
Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, Hội đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo Hội cơ sở đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, sản xuất, thành lập các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết sản xuất với nhiều mô hình mới hiệu quả, phát huy được tiềm năng, thế mạnh góp phần xây dựng các thương hiệu sản phẩm OCOP đặc sản của địa phương.
Trong 5 năm qua, Hội đã hỗ trợ được trên 600 phụ nữ khởi sự kinh doanh, sản xuất; thành lập được 153 tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ với 1.258 thành viên; tuyên truyền, vận động, hỗ trợ thành lập mới 10 hợp tác xã, 4 doanh nghiệp do nữ làm chủ, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ. Các cấp Hội đã tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo mở các lớp đào tạo nghề và chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho hội viên.
Chị Kiều Thị Mười - thôn Thiên Bữu, xã Thượng Bằng La chia sẻ: "Qua được tham gia lớp học nghề ngắn hạn do Hội Phụ nữ xã phối hợp tổ chức, tôi đã mạnh dạn chuyển sang trồng cây tre măng Bát độ thay thế cho diện tích cam trước đây trồng và bị chết hàng loạt. Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, đến nay gia đình có thu nhập sau khi đã trừ chi phí cũng đạt tới trên 1 tỷ đồng/năm”.
Chủ tịch Hội Hà Thị Thúy cho biết thêm: "Để hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp Hội còn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong việc triển khai các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng, hỗ trợ tài chính, giáo dục và tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp, đẩy mạnh công bằng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận công nghệ và tăng cường đầu tư hạ tầng.
Các giải pháp này sẽ giúp phụ nữ cải thiện tình hình kinh tế, nâng cao vai trò, vị thế, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của địa phương. Do đó, thời gian tới, Hội LHPN huyện mong tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền trong thực hiện các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững”.