Xác định vốn vay giải quyết việc làm và hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn là một trong những kênh tín dụng quan trọng hỗ trợ người dân phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, thời gian qua, phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trạm Tấu đã tích cực triển khai đầy đủ, kịp thời và công khai các chính sách liên quan đến Chương trình cho vay giải quyết việc làm và hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn đến 12 điểm giao dịch xã trên địa bàn huyện; phối hợp với các phòng, ban, tổ chức hội, đoàn thể từ cấp huyện đến xã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân tiếp cận nguồn vốn.
Cán bộ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Trạm Tấu kiểm tra việc sử dụng vốn vay tại các hộ gia đình
Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã chủ động xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm, chuyển tải nguồn vốn kịp thời đến với đối tượng thụ hưởng và tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn nhằm mang lại hiệu quả cao nhất; chú trọng hướng dẫn nghiệp vụ cho vay và triển khai đầy đủ văn bản chỉ đạo liên quan đến Chương trình cho vay giải quyết việc làm và hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn đến cấp ủy, chính quyền, các tổ chức hội, đoàn thể. Qua đó, nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc phối hợp quản lý, hướng dẫn, thẩm định hồ sơ, đảm bảo cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích và sử dụng hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương.
Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu vốn vay từ các địa phương, phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện linh hoạt các giải pháp cân đối vốn tín dụng từ cấp trên giao, đẩy nhanh việc thu hồi các khoản vay đến hạn để tổ chức quay vòng, giải ngân vốn đến các đối tượng có nhu cầu vay.
Tính đến hết tháng 5/ 2023, tổng nguồn vốn thực hiện trên địa bàn là 257,7 tỷ đồng, tăng 20,5 tỷ đồng so với 31/12/2022. Trong đó, nguồn vốn trung ương là 240,2 tỷ đồng, tăng 18,7 tỷ đồng so với 31/12/2022, bằng 96,2% kế hoạch; nguồn vốn huy động tại địa phương là 14,4 tỷ đồng, tăng 1,36 tỷ đồng so với đầu năm, bằng 103,5% kế hoạch. Từ nguồn vốn này, đã giải ngân cho vay được 697 lượt khách hàng, với số tiền 40,24 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 8,8%. Chất lượng tín dụng được duy trì, tỷ lệ nợ quá hạn 0,1%, trong quý giảm 14 triệu đồng nợ quá hạn và từ nguồn vốn cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã góp phần hỗ trợ cho 697 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh thoát nghèo bền vững, tạo việc làm mới cho 14 lao động có việc làm ổn định...
Được tiếp cận với vốn vay hộ nghèo với mức vay 80 triệu đồng, ông Hảng A Sấu - thôn Khấu Chu, xã Bản Công, huyện Trạm Tấu đã đầu tư chuồng trại, mua thêm 4 con trâu nái sinh sản và đến nay ông Sấu đã có 6 con trâu. Ngoài ra, ông vẫn có thời gian đi làm thêm công việc khác để có tiền trả lãi ngân hàng đúng quy định cũng như có kinh phí để trang trải cuộc sống.
Ông Hoàng Đình Huân - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trạm Tấu cho biết qua thực tế triển khai cho thấy, nguồn vốn Chương trình cho vay giải quyết việc làm và hộ sản xuất, kinh doanh đã trở thành điểm tựa giúp người lao động ở huyện Trạm Tấu phát triển kinh tế gia đình. Để nguồn vốn Chương trình này phát huy hiệu quả, mở ra nhiều cơ hội việc làm cũng như đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn cho người dân, trong quý III - 2023, đơn vị tiếp tục tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao năng lực toàn diện các mặt hoạt động tại cơ sở để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được cấp trên giao. Đảm bảo 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận thông tin, được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đối với công tác đầu tư và quản lý vốn tín dụng chính sách đến 100% các hộ vay vốn là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc vay vốn, trả nợ; rà soát các khoản nợ do hộ vay bỏ đi khỏi địa phương để xác định thông tin địa chỉ đề nghị các địa phương phối hợp đôn đốc thu hồi theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả dịch vụ lưu động, họp giao ban, thực hiện tốt huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư tại điểm giao dịch và các tiêu chí về Điểm giao dịch chuẩn...
Xác định vốn vay giải quyết việc làm và hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn là một trong những kênh tín dụng quan trọng hỗ trợ người dân phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, thời gian qua, phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trạm Tấu đã tích cực triển khai đầy đủ, kịp thời và công khai các chính sách liên quan đến Chương trình cho vay giải quyết việc làm và hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn đến 12 điểm giao dịch xã trên địa bàn huyện; phối hợp với các phòng, ban, tổ chức hội, đoàn thể từ cấp huyện đến xã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân tiếp cận nguồn vốn. Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã chủ động xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm, chuyển tải nguồn vốn kịp thời đến với đối tượng thụ hưởng và tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn nhằm mang lại hiệu quả cao nhất; chú trọng hướng dẫn nghiệp vụ cho vay và triển khai đầy đủ văn bản chỉ đạo liên quan đến Chương trình cho vay giải quyết việc làm và hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn đến cấp ủy, chính quyền, các tổ chức hội, đoàn thể. Qua đó, nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc phối hợp quản lý, hướng dẫn, thẩm định hồ sơ, đảm bảo cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích và sử dụng hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương.
Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu vốn vay từ các địa phương, phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện linh hoạt các giải pháp cân đối vốn tín dụng từ cấp trên giao, đẩy nhanh việc thu hồi các khoản vay đến hạn để tổ chức quay vòng, giải ngân vốn đến các đối tượng có nhu cầu vay.
Tính đến hết tháng 5/ 2023, tổng nguồn vốn thực hiện trên địa bàn là 257,7 tỷ đồng, tăng 20,5 tỷ đồng so với 31/12/2022. Trong đó, nguồn vốn trung ương là 240,2 tỷ đồng, tăng 18,7 tỷ đồng so với 31/12/2022, bằng 96,2% kế hoạch; nguồn vốn huy động tại địa phương là 14,4 tỷ đồng, tăng 1,36 tỷ đồng so với đầu năm, bằng 103,5% kế hoạch. Từ nguồn vốn này, đã giải ngân cho vay được 697 lượt khách hàng, với số tiền 40,24 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 8,8%. Chất lượng tín dụng được duy trì, tỷ lệ nợ quá hạn 0,1%, trong quý giảm 14 triệu đồng nợ quá hạn và từ nguồn vốn cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã góp phần hỗ trợ cho 697 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh thoát nghèo bền vững, tạo việc làm mới cho 14 lao động có việc làm ổn định...
Được tiếp cận với vốn vay hộ nghèo với mức vay 80 triệu đồng, ông Hảng A Sấu - thôn Khấu Chu, xã Bản Công, huyện Trạm Tấu đã đầu tư chuồng trại, mua thêm 4 con trâu nái sinh sản và đến nay ông Sấu đã có 6 con trâu. Ngoài ra, ông vẫn có thời gian đi làm thêm công việc khác để có tiền trả lãi ngân hàng đúng quy định cũng như có kinh phí để trang trải cuộc sống.
Ông Hoàng Đình Huân - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trạm Tấu cho biết qua thực tế triển khai cho thấy, nguồn vốn Chương trình cho vay giải quyết việc làm và hộ sản xuất, kinh doanh đã trở thành điểm tựa giúp người lao động ở huyện Trạm Tấu phát triển kinh tế gia đình. Để nguồn vốn Chương trình này phát huy hiệu quả, mở ra nhiều cơ hội việc làm cũng như đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn cho người dân, trong quý III - 2023, đơn vị tiếp tục tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao năng lực toàn diện các mặt hoạt động tại cơ sở để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được cấp trên giao. Đảm bảo 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận thông tin, được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đối với công tác đầu tư và quản lý vốn tín dụng chính sách đến 100% các hộ vay vốn là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc vay vốn, trả nợ; rà soát các khoản nợ do hộ vay bỏ đi khỏi địa phương để xác định thông tin địa chỉ đề nghị các địa phương phối hợp đôn đốc thu hồi theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả dịch vụ lưu động, họp giao ban, thực hiện tốt huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư tại điểm giao dịch và các tiêu chí về Điểm giao dịch chuẩn...