CTTĐT - Huyện Trấn Yên phấn đấu hết năm 2023 có thêm 4 xã đạt nông thôn nâng cao; năm 2024 có 16 xã đạt nông thôn mới nâng cao, trở thành huyện nông thôn mới nâng cao. Chung sức thực hiện mục tiêu này, Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã trở thành một người bạn đồng hành tin cậy, giúp cho hàng nghìn hộ gia đình được tiêp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển kinh tế, giảm nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển.
Lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trấn Yên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay tại xã Quy Mông.
Anh Hà Văn Biển, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên đang mở ra một hướng đi mới trong việc khai thác tối ưu hóa đất rừng với diện tích lớn trên 6 ha. Trước đây, gia đình anh đã chủ yếu dành diện tích này cho việc trồng măng tre Bát Độ. Tuy nhiên, nhận thấy sự thích ứng tốt của cây quế với thổ nhưỡng địa phương, anh Biển đã quyết tâm chuyển hướng. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất mà anh phải đối mặt là vấn đề vốn. Thông qua các tổ chức đoàn thể ở xã, anh đã được tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Anh Hà Văn Biển, thôn Kiên Lao, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên cho biết: “Từ 100 triệu đồng vốn vay từ nguồn giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, tôi đã thay đổi cơ cấu cây trồng, chuyển ½ diện tích sang trồng quế. Kết quả hiện tại cho thấy quyết định này không những đúng đắn mà còn mang lại hiệu quả cao. Đồi quế hai năm tuổi của gia đình tôi đang phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn nhiều thu hoạch trong tương lai”. Được biết, không chỉ dừng lại ở cây trồng, anh Biển còn trồng 3 ha tre măng Bát Độ, kinh doanh hàng tiêu dùng và chăn nuôi. Nhờ sự đa dạng trong nguồn thu, thu nhập hàng năm của gia đình anh đạt khoảng 200 triệu đồng.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng lòng của người dân, xã Kiên Thành thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả. Trong đó, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm. Thực hiện điều này, việc mở rộng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã trở thành một giải pháp quan trọng. Với dư nợ đạt 37 tỷ đồng, hơn 660 đối tượng trên địa bàn xã đã có cơ hội khai thác nguồn vốn này, điều này đã tạo điều kiện cho hàng trăm hộ gia đình tập trung vào sản xuất các sản phẩm đặc trưng của địa phương, nhất trồng rừng, tre măng Bát Độ. Ông Dương Kim Hưng - Chủ tịch UBND xã Kiên Thành huyện Trấn Yên cho biết: “Kiên Thành đang nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu trở thành xã nông thôn mới nâng cao vào tháng 9 năm nay, đến thời điểm hiện tại, xã đã hoàn thành 12 trong số 15 tiêu chí đã đề ra”.
Thời gian qua, để phát huy hiệu quả vốn vay, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách huyện Trấn Yên đã phối hợp chặt chẽ với 4 tổ chức chính trị ủy thác làm tốt công tác quản lý, kiểm tra nâng cao chất lượng dự nợ ủy thác, phối hợp tuyên truyền sâu rộng các chương trình tín dụng chính sách đến các hội viên di đôi với nâng cao chất lượng các phong trào hoạt động. Bà Dương Thị Chiều - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên cho biết: “Để các hội viên sử dụng hiệu quả vốn vay, hàng năm, Hội tích cực phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện rà soát các đối tượng có nhu cầu vay vốn, để lập hồ sơ, hướng dẫn thủ tục vay; đồng thời tăng cường hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra việc sử dụng vốn vay để hướng dẫn hỗ trợ kịp thời cho các hộ dân. Qua đó, các chương trình tín dụng đã phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương”.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Trấn Yên, việc phát triển kinh tế bền vững để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn luôn là mục tiêu quan trọng. Từ nguồn vốn chính sách đã hỗ trợ tích cực người dân phát triển kinh tế, thoát nghèo, giải quyết việc làm. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,45%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 48 triệu, chỉ số hạnh phúc người dân đạt 68%.
Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngân - Giám đốc Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trấn Yên: Để đảm bảo nguồn lực phát triển kinh tế, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tăng cường triển khai các chương trình tín dụng chính sách theo Chỉ thị 40 và Kết luận 06 của Ban Bí thư, bám sát các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, đầu tư vốn tín dụng một cách hợp lý, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của người vay. Đến nay, tổng nguồn vốn vay đạt 487 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 486 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm. Thông qua 75 tổ chức hội đoàn thể cấp xã với gần 270 tổ tiết kiệm vay vốn, trên 9 nghìn lượt khách hàng đã được tiếp cận với vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trong 4 tháng đầu năm, doanh số cho vay đạt trên 40 tỷ đồng.
Với những nỗ lực phát triển kinh tế hiệu quả đã khẳng định được những bước tiến vững chắc trong hành trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Trấn Yên toàn diện, hiệu quả và bền vững. Sự hỗ trợ từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo ra động lực mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo việc làm, thay đổi diện mạo vùng nông thôn , chung sức thực hiện mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Huyện Trấn Yên phấn đấu hết năm 2023 có thêm 4 xã đạt nông thôn nâng cao; năm 2024 có 16 xã đạt nông thôn mới nâng cao, trở thành huyện nông thôn mới nâng cao. Chung sức thực hiện mục tiêu này, Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã trở thành một người bạn đồng hành tin cậy, giúp cho hàng nghìn hộ gia đình được tiêp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển kinh tế, giảm nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển.Anh Hà Văn Biển, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên đang mở ra một hướng đi mới trong việc khai thác tối ưu hóa đất rừng với diện tích lớn trên 6 ha. Trước đây, gia đình anh đã chủ yếu dành diện tích này cho việc trồng măng tre Bát Độ. Tuy nhiên, nhận thấy sự thích ứng tốt của cây quế với thổ nhưỡng địa phương, anh Biển đã quyết tâm chuyển hướng. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất mà anh phải đối mặt là vấn đề vốn. Thông qua các tổ chức đoàn thể ở xã, anh đã được tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Anh Hà Văn Biển, thôn Kiên Lao, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên cho biết: “Từ 100 triệu đồng vốn vay từ nguồn giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, tôi đã thay đổi cơ cấu cây trồng, chuyển ½ diện tích sang trồng quế. Kết quả hiện tại cho thấy quyết định này không những đúng đắn mà còn mang lại hiệu quả cao. Đồi quế hai năm tuổi của gia đình tôi đang phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn nhiều thu hoạch trong tương lai”. Được biết, không chỉ dừng lại ở cây trồng, anh Biển còn trồng 3 ha tre măng Bát Độ, kinh doanh hàng tiêu dùng và chăn nuôi. Nhờ sự đa dạng trong nguồn thu, thu nhập hàng năm của gia đình anh đạt khoảng 200 triệu đồng.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng lòng của người dân, xã Kiên Thành thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả. Trong đó, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm. Thực hiện điều này, việc mở rộng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã trở thành một giải pháp quan trọng. Với dư nợ đạt 37 tỷ đồng, hơn 660 đối tượng trên địa bàn xã đã có cơ hội khai thác nguồn vốn này, điều này đã tạo điều kiện cho hàng trăm hộ gia đình tập trung vào sản xuất các sản phẩm đặc trưng của địa phương, nhất trồng rừng, tre măng Bát Độ. Ông Dương Kim Hưng - Chủ tịch UBND xã Kiên Thành huyện Trấn Yên cho biết: “Kiên Thành đang nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu trở thành xã nông thôn mới nâng cao vào tháng 9 năm nay, đến thời điểm hiện tại, xã đã hoàn thành 12 trong số 15 tiêu chí đã đề ra”.
Thời gian qua, để phát huy hiệu quả vốn vay, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách huyện Trấn Yên đã phối hợp chặt chẽ với 4 tổ chức chính trị ủy thác làm tốt công tác quản lý, kiểm tra nâng cao chất lượng dự nợ ủy thác, phối hợp tuyên truyền sâu rộng các chương trình tín dụng chính sách đến các hội viên di đôi với nâng cao chất lượng các phong trào hoạt động. Bà Dương Thị Chiều - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên cho biết: “Để các hội viên sử dụng hiệu quả vốn vay, hàng năm, Hội tích cực phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện rà soát các đối tượng có nhu cầu vay vốn, để lập hồ sơ, hướng dẫn thủ tục vay; đồng thời tăng cường hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra việc sử dụng vốn vay để hướng dẫn hỗ trợ kịp thời cho các hộ dân. Qua đó, các chương trình tín dụng đã phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương”.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Trấn Yên, việc phát triển kinh tế bền vững để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn luôn là mục tiêu quan trọng. Từ nguồn vốn chính sách đã hỗ trợ tích cực người dân phát triển kinh tế, thoát nghèo, giải quyết việc làm. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,45%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 48 triệu, chỉ số hạnh phúc người dân đạt 68%.
Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngân - Giám đốc Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trấn Yên: Để đảm bảo nguồn lực phát triển kinh tế, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tăng cường triển khai các chương trình tín dụng chính sách theo Chỉ thị 40 và Kết luận 06 của Ban Bí thư, bám sát các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, đầu tư vốn tín dụng một cách hợp lý, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của người vay. Đến nay, tổng nguồn vốn vay đạt 487 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 486 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm. Thông qua 75 tổ chức hội đoàn thể cấp xã với gần 270 tổ tiết kiệm vay vốn, trên 9 nghìn lượt khách hàng đã được tiếp cận với vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trong 4 tháng đầu năm, doanh số cho vay đạt trên 40 tỷ đồng.
Với những nỗ lực phát triển kinh tế hiệu quả đã khẳng định được những bước tiến vững chắc trong hành trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Trấn Yên toàn diện, hiệu quả và bền vững. Sự hỗ trợ từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo ra động lực mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo việc làm, thay đổi diện mạo vùng nông thôn , chung sức thực hiện mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới.