CTTĐT - Là người đồng bào dân tộc thiểu số, sinh ra và lớn lên tại bản Trống Là, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải. Trước đây gia đình Vừ A Tủa thuộc diện hộ nghèo của xã, thu nhập của gia đình chủ yếu từ làm ruộng, làm nương do đó cuộc sống của gia đình gặp rất nhiều khó khăn.
Người dân Mù Cang Chải được vay vốn chính sách để phát triển kinh tế
Với ý chí muốn thay đổi cuộc sống đói nghèo, vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng. Gia đình Vừ A Tủa xác định muốn làm được thì đầu tiên phải thay đổi được tập quán canh tác, chăn nuôi lạc hậu, do đó anh đã chủ động đăng ký với Ủy ban nhân dân xã tham dự lớp tập huấn về hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, tạo nguồn thức ăn cho đàn gia súc do cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện tổ chức. Nhờ đó anh đã nắm được cơ bản cách chăm sóc trâu, bò theo đúng hướng dẫn của cán bộ huyện. Năm 2004 nắm bắt được Nhà nước có chương trình cho vay đối với hộ nghèo, lãi suất thấp để bà con nhân dân có điều kiện mua cây, con giống phát triển sản xuất, chăn nuôi; từ đó anh Tủa bàn với gia đình mạnh dạn đăng ký vay vốn và được duyệt cho vay số tiền là 15 triệu đồng để mua 02 con trâu nái sinh sản.
Do học được kỹ thuật chăm sóc nên 02 con trâu của gia đình lớn nhanh, sau 1 năm đã sinh sản lứa đầu tiên. Nhận thấy nếu chăm sóc tốt, trâu bò phát triển sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với làm nương, làm ruộng nên gia đình anh đã mua giống cỏ về trồng tại 3 mảnh nương của gia đình để lấy nguồn thức ăn chăn nuôi, không chăn thả ra ngoài theo truyền thống.
Đến năm 2009 anh Tủa có tổng số đàn trâu là 8 con, Sau khi trả nợ ngân hàng xong gia đình anh mạnh dạn vay 40 triệu đồng chương trình cho vay hộ cận nghèo để mua thêm 04 con bò giống về nuôi. Qua các năm đàn trâu bò của gia đình anh càng ngày càng phát triển. Đến năm 2019 tổng đàn trâu, bò của gia đình anh Tủa lên tới 30 con (trâu 13 con, bò 17 con), đàn gia súc càng ngày càng gia tăng, điều kiện kinh tế phát triển khá giả hơn, nhà ở được làm mới khang trang, rộng rãi, mua sắm đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng cho gia đình. Gia đình anh Tủa đã thoát nghèo.
Nhận thấy hiện nay đời sống của nhân dân ngày được nâng lên, các dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân ngày được mở ra, trong đó có nhu cầu về việc tổ chức dịch vụ cho thuê bàn ghế, bát đĩa, phông bạt đám cưới cho bà con nhân dân trong xã cũng như ngoài xã; do con cái trong nhà đã lớn chưa có công việc ổn định, từ nhận thức trên anh Tủa đã bàn bạc thống nhất bán một số trâu và vay ngân hàng chính sách thêm 50 triệu đồng chương trình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn để mua một xe ô tô tải, mua bàn ghế, bát đĩa, phông bạt để cho thuê dịch vụ trên địa bàn huyện. Mô hình chăn nuôi gia súc sinh sản kết hợp với phát triển dịch vụ của gia đình Vừa A Tủa hiện nay đang duy trì tốt, tạo việc làm cho các thành viên trong hộ gia đình, mang lại nguồn thu nhập cho gia đình bình quân mỗi năm 300 triệu đồng.
Anh Vừa A Tủa cho biết: “Bài học kinh nghiệm lớn nhất cho gia đình tôi đó là không chịu khuất phục trước những khó khăn, vất vả của cuộc sống. Luôn cố gắng dạy bảo con cái biết chịu khó lao động chính đáng để tích lũy vốn liếng làm ăn. Tôi cũng xin được cảm ơn Đảng, cảm ơn Chính phủ bằng những chương trình cho vay ưu đãi, đã giúp cho gia đình tôi cũng như các hộ nghèo khác có điều kiện để thay đổi cuộc sống như ngày hôm nay” .
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Là người đồng bào dân tộc thiểu số, sinh ra và lớn lên tại bản Trống Là, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải. Trước đây gia đình Vừ A Tủa thuộc diện hộ nghèo của xã, thu nhập của gia đình chủ yếu từ làm ruộng, làm nương do đó cuộc sống của gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Với ý chí muốn thay đổi cuộc sống đói nghèo, vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng. Gia đình Vừ A Tủa xác định muốn làm được thì đầu tiên phải thay đổi được tập quán canh tác, chăn nuôi lạc hậu, do đó anh đã chủ động đăng ký với Ủy ban nhân dân xã tham dự lớp tập huấn về hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, tạo nguồn thức ăn cho đàn gia súc do cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện tổ chức. Nhờ đó anh đã nắm được cơ bản cách chăm sóc trâu, bò theo đúng hướng dẫn của cán bộ huyện. Năm 2004 nắm bắt được Nhà nước có chương trình cho vay đối với hộ nghèo, lãi suất thấp để bà con nhân dân có điều kiện mua cây, con giống phát triển sản xuất, chăn nuôi; từ đó anh Tủa bàn với gia đình mạnh dạn đăng ký vay vốn và được duyệt cho vay số tiền là 15 triệu đồng để mua 02 con trâu nái sinh sản.
Do học được kỹ thuật chăm sóc nên 02 con trâu của gia đình lớn nhanh, sau 1 năm đã sinh sản lứa đầu tiên. Nhận thấy nếu chăm sóc tốt, trâu bò phát triển sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với làm nương, làm ruộng nên gia đình anh đã mua giống cỏ về trồng tại 3 mảnh nương của gia đình để lấy nguồn thức ăn chăn nuôi, không chăn thả ra ngoài theo truyền thống.
Đến năm 2009 anh Tủa có tổng số đàn trâu là 8 con, Sau khi trả nợ ngân hàng xong gia đình anh mạnh dạn vay 40 triệu đồng chương trình cho vay hộ cận nghèo để mua thêm 04 con bò giống về nuôi. Qua các năm đàn trâu bò của gia đình anh càng ngày càng phát triển. Đến năm 2019 tổng đàn trâu, bò của gia đình anh Tủa lên tới 30 con (trâu 13 con, bò 17 con), đàn gia súc càng ngày càng gia tăng, điều kiện kinh tế phát triển khá giả hơn, nhà ở được làm mới khang trang, rộng rãi, mua sắm đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng cho gia đình. Gia đình anh Tủa đã thoát nghèo.
Nhận thấy hiện nay đời sống của nhân dân ngày được nâng lên, các dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân ngày được mở ra, trong đó có nhu cầu về việc tổ chức dịch vụ cho thuê bàn ghế, bát đĩa, phông bạt đám cưới cho bà con nhân dân trong xã cũng như ngoài xã; do con cái trong nhà đã lớn chưa có công việc ổn định, từ nhận thức trên anh Tủa đã bàn bạc thống nhất bán một số trâu và vay ngân hàng chính sách thêm 50 triệu đồng chương trình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn để mua một xe ô tô tải, mua bàn ghế, bát đĩa, phông bạt để cho thuê dịch vụ trên địa bàn huyện. Mô hình chăn nuôi gia súc sinh sản kết hợp với phát triển dịch vụ của gia đình Vừa A Tủa hiện nay đang duy trì tốt, tạo việc làm cho các thành viên trong hộ gia đình, mang lại nguồn thu nhập cho gia đình bình quân mỗi năm 300 triệu đồng.
Anh Vừa A Tủa cho biết: “Bài học kinh nghiệm lớn nhất cho gia đình tôi đó là không chịu khuất phục trước những khó khăn, vất vả của cuộc sống. Luôn cố gắng dạy bảo con cái biết chịu khó lao động chính đáng để tích lũy vốn liếng làm ăn. Tôi cũng xin được cảm ơn Đảng, cảm ơn Chính phủ bằng những chương trình cho vay ưu đãi, đã giúp cho gia đình tôi cũng như các hộ nghèo khác có điều kiện để thay đổi cuộc sống như ngày hôm nay” .