Trong triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2021-2025, đặc biệt là CTMTQG giảm nghèo được Yên Bái xác định là giải pháp quan trọng quyết định thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 12,92%. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ước giảm 3,76%, hết năm sẽ còn 9,16%.
Ước năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo Yên Bái giảm 3,76%, hết năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 9,16%.
Trên đường tới thăm hộ anh Bàn Hiệu Chu ở thôn Sài Lương, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn Đặng Ngọc Toán cho biết: Xác định giúp hộ nghèo an cư là một trong những yếu tố tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo nên cấp ủy, chính quyền xã Nậm Búng luôn ưu tiên huy động mọi nguồn lực để làm và sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo. Thời điểm này, Nậm Búng đã hoàn thành kế hoạch năm 2023 về hỗ trợ làm nhà cho 13 hộ đảm bảo chất lượng.
Để hoàn thành kế hoạch làm nhà kiên cố cho hộ nghèo trong điều kiện còn nhiều khó khăn của một xã miền núi, đông đồng bào dân tộc thiểu số, Nậm Búng đã huy động cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư nơi đối tượng cư trú để làm nhà cho hộ nghèo. Đây cũng là cách làm của nhiều địa phương trong tỉnh.
Được sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân với mong muốn giảm bớt khó khăn cho các hộ nghèo, cận nghèo, giúp các hộ ổn định và nâng cao đời sống; giải quyết các thiếu hụt về nhà ở, nên trong quá trình làm nhà, các hộ gia đình cũng nhận được sự hỗ trợ bằng ngày công hoặc vật chất từ bà con lối xóm.
"Luôn trong danh sách hộ nghèo rồi cận nghèo, nhưng năm nay với ngôi nhà mới khang trang chắc chăn gia đình tôi sẽ thoát nghèo. Tôi thật may mắn khi làm nhà hết 340 triệu đồng thì đã được Nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng. Số còn lại được anh em, bạn bè cho vay, hỗ trợ. Gia đình tôi cảm ơn sự quan tâm này của các cấp và bà con hàng xóm đã giúp đỡ để tôi có được căn nhà hôm nay” - chị Cao Thị Hương sống ở tổ dân phố 8, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên tâm sự.
Bà Đỗ Thị Thanh Thủy - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Yên Thế cho biết: Năm 2023, thị trấn Yên Thế có 9 hộ được hỗ trợ, trong đó có 7 hộ làm mới và 2 hộ sửa chữa nhà ở. Đến nay, đã có 4 hộ làm mới và 2 hộ sửa chữa đã hoàn tất, còn 1 nhà đang trong quá trình hoàn thiện và 2 nhà mới bắt đầu khởi công. Trong quá trình làm nhà, các hộ gia đình cũng nhận được sự hỗ trợ bằng ngày công hoặc vật chất từ bà con lối xóm, dự kiến các hộ sẽ hoàn thành trong tháng 12 năm 2023.
Là khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất so với cả nước, trong đó có 2 huyện vùng cao đặc biệt khó khăn là huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, với trên 90% đồng bào dân tộc thiểu sổ, chủ yếu là người Mông sinh sống, tỉnh Yên Bái đã đặc biệt quan tâm đến công tác giảm nghèo.
Mặc dù là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, song ngay từ đầu nhiệm kỳ, Yên Bái đã quan tâm ban hành các nghị quyết, chính sách đặc thù của địa phương lồng ghép với các chính sách của Trung ương nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều như: chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, làm đường giao thông nông thôn, chính sách hỗ trợ giáo dục, y tế, đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề…
Theo đó, từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã bố trí kinh phí trên 230 tỷ đồng để thực hiện các đề án, chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng cường giải quyết việc làm, đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động; hỗ trợ giải quyết việc làm cho 57.427 lao động; tuyển sinh đào tạo nghề cho 50.128 người; chuyển dịch cơ cấu lao động cho 20.923 lao động...
Yên Bái tập trung lồng ghép, huy động các nguồn lực từ các chương trình, dự án để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hệ tầng đường giao thông nông thôn, thủy lợi, cơ sở khám chữa bệnh, trường học, hạ tầng phát thanh, truyền hình, viễn thông, ưu tiên cho các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm tạo thuận lợi cho việc mở rộng, phát triển sản xuất, kết nối giao thương, nâng cao thu nhập và khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội thiết yếu của người dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Các địa phương đã xây dựng kế hoạch chi tiết, lập danh sách dự kiến hộ nghèo có khả năng thoát nghèo đến từng thôn, bản, có địa chỉ, danh sách từng hộ phấn đấu thoát nghèo trong năm 2023, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh giúp đỡ các hộ dự kiến thoát nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống sinh hoạt để thoát nghèo bền vững.
Đồng thời huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong công tác giảm nghèo, giúp đỡ để những hộ thoát nghèo bền vững như: vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ vật nuôi, máy nông cụ, vật liệu xây dựng, tập huấn về kỹ thuật, phương thức sản xuất...
Hàng năm, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, trong đó có nhiệm vụ giảm nghèo, đồng thời ban hành kế hoạch của Tỉnh ủy về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, trong đó xác định rõ chỉ tiêu giảm nghèo đến từng địa phương và phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành, đoàn thể giúp đỡ các hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn. Theo đó, mỗi năm vận động, giúp đỡ trên 1.000 hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn thoát nghèo.
Đặc biệt quan tâm xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, năm 2023, tỉnh Yên Bái đã ban hành Đề án hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo với mục tiêu làm mới trên 3.000 căn nhà trong năm 2023-2024 bằng việc lồng ghép các nguồn lực từ CTMTQG và nguồn xã hội hóa, trong đó nguồn ngân sách từ 2 CTMTQG chiếm gần 56%, còn lại là nguồn ngân sách tỉnh và xã hội hóa chiếm trên 44%. Đến nay, đã khởi công được gần 1.600 nhà. Năm 2024, dự kiến làm trên 1.400 nhà.
Điểm mới trong cách làm của Yên Bái đó là tỉnh đã hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách tỉnh và xã hội hóa với mức hỗ trợ làm nhà của tỉnh cũng cao hơn mức hỗ trợ từ trung ương từ 5-10 triệu đồng/nhà (với mức hỗ trợ 50 triệu đồng/nhà làm mới, 25 triệu đồng/nhà sửa chữa; riêng tại 2 huyện nghèo Trạm Tấu, Mù Cang Chải mức hỗ trợ là 60 triệu đồng/nhà làm mới, 30 triệu đồng/nhà sửa chữa).
Cùng với đó, các câp ủy, chính quyền tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh nâng cao nhận thức để người dân từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; thường xuyên phổ biến cách làm hay, các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, các gương sản xuất, kinh doanh giỏi để nhân rộng; tạo mọi điều kiện tốt nhất để người nghèo, hộ nghèo tăng thu nhập, nâng cao đời sống sinh hoạt, thoát nghèo bền vững..., góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo và hạn chế tái nghèo.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn tỉnh đã huy động trên 10.490 tỷ đồng để đầu tư cho công tác giảm nghèo bền vững. Trong đó, nguồn vốn thực hiện các CTMTQG là 2.225 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo 2.321 tỷ đồng; vốn Ngân hàng chính sách xã hội 3.550 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách địa phương 1.144 tỷ đồng và từ các nguồn xã hội hóa 127 tỷ đồng, vốn vay ODA 1.123 tỷ đồng.
|
Theo Báo Yên Bái
Trong triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2021-2025, đặc biệt là CTMTQG giảm nghèo được Yên Bái xác định là giải pháp quan trọng quyết định thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 12,92%. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ước giảm 3,76%, hết năm sẽ còn 9,16%.Trên đường tới thăm hộ anh Bàn Hiệu Chu ở thôn Sài Lương, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn Đặng Ngọc Toán cho biết: Xác định giúp hộ nghèo an cư là một trong những yếu tố tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo nên cấp ủy, chính quyền xã Nậm Búng luôn ưu tiên huy động mọi nguồn lực để làm và sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo. Thời điểm này, Nậm Búng đã hoàn thành kế hoạch năm 2023 về hỗ trợ làm nhà cho 13 hộ đảm bảo chất lượng.
Để hoàn thành kế hoạch làm nhà kiên cố cho hộ nghèo trong điều kiện còn nhiều khó khăn của một xã miền núi, đông đồng bào dân tộc thiểu số, Nậm Búng đã huy động cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư nơi đối tượng cư trú để làm nhà cho hộ nghèo. Đây cũng là cách làm của nhiều địa phương trong tỉnh.
Được sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân với mong muốn giảm bớt khó khăn cho các hộ nghèo, cận nghèo, giúp các hộ ổn định và nâng cao đời sống; giải quyết các thiếu hụt về nhà ở, nên trong quá trình làm nhà, các hộ gia đình cũng nhận được sự hỗ trợ bằng ngày công hoặc vật chất từ bà con lối xóm.
"Luôn trong danh sách hộ nghèo rồi cận nghèo, nhưng năm nay với ngôi nhà mới khang trang chắc chăn gia đình tôi sẽ thoát nghèo. Tôi thật may mắn khi làm nhà hết 340 triệu đồng thì đã được Nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng. Số còn lại được anh em, bạn bè cho vay, hỗ trợ. Gia đình tôi cảm ơn sự quan tâm này của các cấp và bà con hàng xóm đã giúp đỡ để tôi có được căn nhà hôm nay” - chị Cao Thị Hương sống ở tổ dân phố 8, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên tâm sự.
Bà Đỗ Thị Thanh Thủy - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Yên Thế cho biết: Năm 2023, thị trấn Yên Thế có 9 hộ được hỗ trợ, trong đó có 7 hộ làm mới và 2 hộ sửa chữa nhà ở. Đến nay, đã có 4 hộ làm mới và 2 hộ sửa chữa đã hoàn tất, còn 1 nhà đang trong quá trình hoàn thiện và 2 nhà mới bắt đầu khởi công. Trong quá trình làm nhà, các hộ gia đình cũng nhận được sự hỗ trợ bằng ngày công hoặc vật chất từ bà con lối xóm, dự kiến các hộ sẽ hoàn thành trong tháng 12 năm 2023.
Là khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất so với cả nước, trong đó có 2 huyện vùng cao đặc biệt khó khăn là huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, với trên 90% đồng bào dân tộc thiểu sổ, chủ yếu là người Mông sinh sống, tỉnh Yên Bái đã đặc biệt quan tâm đến công tác giảm nghèo.
Mặc dù là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, song ngay từ đầu nhiệm kỳ, Yên Bái đã quan tâm ban hành các nghị quyết, chính sách đặc thù của địa phương lồng ghép với các chính sách của Trung ương nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều như: chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, làm đường giao thông nông thôn, chính sách hỗ trợ giáo dục, y tế, đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề…
Theo đó, từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã bố trí kinh phí trên 230 tỷ đồng để thực hiện các đề án, chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng cường giải quyết việc làm, đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động; hỗ trợ giải quyết việc làm cho 57.427 lao động; tuyển sinh đào tạo nghề cho 50.128 người; chuyển dịch cơ cấu lao động cho 20.923 lao động...
Yên Bái tập trung lồng ghép, huy động các nguồn lực từ các chương trình, dự án để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hệ tầng đường giao thông nông thôn, thủy lợi, cơ sở khám chữa bệnh, trường học, hạ tầng phát thanh, truyền hình, viễn thông, ưu tiên cho các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm tạo thuận lợi cho việc mở rộng, phát triển sản xuất, kết nối giao thương, nâng cao thu nhập và khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội thiết yếu của người dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Các địa phương đã xây dựng kế hoạch chi tiết, lập danh sách dự kiến hộ nghèo có khả năng thoát nghèo đến từng thôn, bản, có địa chỉ, danh sách từng hộ phấn đấu thoát nghèo trong năm 2023, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh giúp đỡ các hộ dự kiến thoát nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống sinh hoạt để thoát nghèo bền vững.
Đồng thời huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong công tác giảm nghèo, giúp đỡ để những hộ thoát nghèo bền vững như: vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ vật nuôi, máy nông cụ, vật liệu xây dựng, tập huấn về kỹ thuật, phương thức sản xuất...
Hàng năm, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, trong đó có nhiệm vụ giảm nghèo, đồng thời ban hành kế hoạch của Tỉnh ủy về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, trong đó xác định rõ chỉ tiêu giảm nghèo đến từng địa phương và phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành, đoàn thể giúp đỡ các hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn. Theo đó, mỗi năm vận động, giúp đỡ trên 1.000 hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn thoát nghèo.
Đặc biệt quan tâm xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, năm 2023, tỉnh Yên Bái đã ban hành Đề án hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo với mục tiêu làm mới trên 3.000 căn nhà trong năm 2023-2024 bằng việc lồng ghép các nguồn lực từ CTMTQG và nguồn xã hội hóa, trong đó nguồn ngân sách từ 2 CTMTQG chiếm gần 56%, còn lại là nguồn ngân sách tỉnh và xã hội hóa chiếm trên 44%. Đến nay, đã khởi công được gần 1.600 nhà. Năm 2024, dự kiến làm trên 1.400 nhà.
Điểm mới trong cách làm của Yên Bái đó là tỉnh đã hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách tỉnh và xã hội hóa với mức hỗ trợ làm nhà của tỉnh cũng cao hơn mức hỗ trợ từ trung ương từ 5-10 triệu đồng/nhà (với mức hỗ trợ 50 triệu đồng/nhà làm mới, 25 triệu đồng/nhà sửa chữa; riêng tại 2 huyện nghèo Trạm Tấu, Mù Cang Chải mức hỗ trợ là 60 triệu đồng/nhà làm mới, 30 triệu đồng/nhà sửa chữa).
Cùng với đó, các câp ủy, chính quyền tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh nâng cao nhận thức để người dân từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; thường xuyên phổ biến cách làm hay, các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, các gương sản xuất, kinh doanh giỏi để nhân rộng; tạo mọi điều kiện tốt nhất để người nghèo, hộ nghèo tăng thu nhập, nâng cao đời sống sinh hoạt, thoát nghèo bền vững..., góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo và hạn chế tái nghèo.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn tỉnh đã huy động trên 10.490 tỷ đồng để đầu tư cho công tác giảm nghèo bền vững. Trong đó, nguồn vốn thực hiện các CTMTQG là 2.225 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo 2.321 tỷ đồng; vốn Ngân hàng chính sách xã hội 3.550 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách địa phương 1.144 tỷ đồng và từ các nguồn xã hội hóa 127 tỷ đồng, vốn vay ODA 1.123 tỷ đồng.