Năm 2023, tỉnh Yên Bái đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3,76%, vượt kế hoạch đề ra.
Đồng bào Mông ở Mù Cang Chải tham gia lớp đào tạo nghề trồng nấm rơm để nâng cao thu nhập, hướng tới giảm nghèo bền vững
Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều đề án, chính sách đặc thù nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Qua đó, tăng cường giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết các thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, nhất là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Năm 2023, tỉnh đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa gần 1.600 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đồng thời, các cấp ủy, chính quyền đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo sự thay đổi trong nhận thức đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước; không ít hộ đã làm đơn tự nguyện thoát nghèo, hăng hái lao động sản xuất, tự lực vươn lên xây dựng cuộc sống.
Tính từ năm 2021 đến nay, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh đã giải ngân cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi đối với 62.000 lượt khách hàng, trong đó có 24.400 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Các nguồn vốn sử dụng đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích và phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ thiếu hụt về dịch vụ xã hội cơ bản của các hộ nghèo có sự chuyển biến tích cực, đời sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo và người dân sinh sống tại các địa bàn khó khăn ngày càng được nâng cao.
Theo Báo Yên Bái
Năm 2023, tỉnh Yên Bái đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3,76%, vượt kế hoạch đề ra.Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều đề án, chính sách đặc thù nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Qua đó, tăng cường giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết các thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, nhất là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Năm 2023, tỉnh đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa gần 1.600 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đồng thời, các cấp ủy, chính quyền đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo sự thay đổi trong nhận thức đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước; không ít hộ đã làm đơn tự nguyện thoát nghèo, hăng hái lao động sản xuất, tự lực vươn lên xây dựng cuộc sống.
Tính từ năm 2021 đến nay, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh đã giải ngân cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi đối với 62.000 lượt khách hàng, trong đó có 24.400 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Các nguồn vốn sử dụng đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích và phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ thiếu hụt về dịch vụ xã hội cơ bản của các hộ nghèo có sự chuyển biến tích cực, đời sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo và người dân sinh sống tại các địa bàn khó khăn ngày càng được nâng cao.