Với mong muốn được làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, tuy phải đối mặt với không ít khó khăn trong quá trình lập thân, lập nghiệp nhưng nhiều bạn trẻ Yên Bái đã gặt hái được những thành công bước đầu nhờ có những hướng đi mới, cách làm mới trong phát triển kinh tế.
Đoàn viên Nguyễn Thanh Bình ở thôn Văn Hưng, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn tâm huyết với việc bảo tồn và phát triển giống gà đen của người Mông.
Khởi nghiệp từ giống gà quý
Đoàn viên thanh niên Nguyễn Thanh Bình ở thôn Văn Hưng, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn là một ví dụ điển hình về sự sáng tạo trong quá trình khởi nghiệp. Tốt nghiệp khoa Kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2019, Bình trở về quê và bắt tay vào làm kinh tế. Với số vốn ít ỏi vay mượn từ gia đình, Bình tiếp tục thực hiện ước mơ, triển khai thực hiện Dự án "Bảo tồn và phát triển giống gà đen của người Mông”.
Đây là Dự án mà Bình rất tâm huyết, ấp ủ từ thời sinh viên. Dự án này đã đạt giải Ba cấp trường, giải Nhất Cuộc thi khởi nghiệp quốc gia năm 2017, giải Ba Cuộc thi ý tưởng, dự án thanh niên khởi nghiệp cấp tỉnh các năm 2019, 2023.
Đưa chúng tôi đi thăm khu vực chăn nuôi gà được xây dựng quy mô, sạch sẽ, Bình tâm sự: "Từ hồi sinh viên, mỗi lần về quê và tham gia các chuyến tình nguyện ở vùng cao, em đã biết đến giống gà đen của người Mông. Đây là giống gà quý, có giá trị cao, có đặc điểm thịt đen, xương đen, hàm lượng mỡ trong thịt ít, thịt chắc và thơm ngon vào bậc nhất trong các giống gà ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, do tập quán chăn nuôi, người Mông không mấy đầu tư, chỉ chăn thả tự nhiên nên giống gà này đã bị lai tạp nhiều, chỉ còn một số lượng nhỏ gà Mông trong tự nhiên. Trăn trở trước thực trạng này, em đã quyết tâm khôi phục và phát triển giống gà đen của người Mông, một phần là bảo vệ nguồn gen quý hiếm, phần nữa là để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình”.
Để thực hiện được mong ước của mình, Bình đã không ngại khó khăn, vất vả, dành nhiều thời gian đi tới các bản làng vùng cao ở Mù Cang Chải, Trạm Tấu để tìm nguồn con giống đảm chất lượng. Đồng thời, tự mình đảm nhận tất cả các công đoạn từ việc ấp trứng, chăm sóc gà cho đến bán hàng, marketing sản phẩm để tiết kiệm chi phí.
Nhờ có sự cần cù và không ngừng tìm hiểu, trau dồi kiến thức về chăn nuôi cũng như kinh doanh nên thương hiệu gà đen Mông của Bình đã được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến. Hiện tại, cơ sở chăn nuôi của Bình đang duy trì khoảng 200 gà đen Mông sinh sản và hàng trăm gà thương phẩm thả vườn theo hướng an toàn sinh học với thức ăn chủ yếu là ngô.
Trung bình mỗi tháng, Bình xuất ra thị trường khoảng 300 con gà giống và một số gà thịt, thu về từ 12 -15 triệu đồng. Tuy nhiên, số lượng này chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường nên hiện tại Bình đang tiếp tục mở rộng quy mô chuồng trại để phát triển chăn nuôi. Đồng thời, tích cực chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi giống gà quý này cho nhiều hộ trong xã cũng như tại các bản làng vùng cao.
"Hiện tại, gà đen Mông thương phẩm có giá khá cao, dao động từ 200 - 250 nghìn đồng/kg nên việc đầu tư phát triển đúng hướng sẽ mang về nguồn thu nhập không nhỏ cho hộ gia đình, nhất là đối với những hộ người Mông sinh sống ở vùng cao, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giống gà bản địa này” - Bình chia sẻ thêm.
Cơ hội làm giàu từ nuôi lợn rừng lai
Cùng chung chí hướng khởi nghiệp tại quê hương, Hoàng Ngọc Khánh sinh năm 1990 ở thôn Ba Khe, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, nhận thấy nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, đặc sản quý hiếm ngày càng gia tăng, thay vì phát triển chăn nuôi lợn theo cách truyền thống, Khánh đã tự mày mò, học hỏi cách nuôi lợn rừng lai hữu cơ qua mạng Internet và sách, báo để phát triển kinh tế gia đình.
Để tìm được nguồn con giống đảm bảo chất lượng, Khánh đã vào cơ sở uy tín Thanh Hoa để tìm mua. Với số vốn không nhiều, ban đầu Khánh chỉ mua 5 con lợn nái và 1 con lợn đực để chủ động nguồn con giống.
Khánh tâm sự: "Ở nông thôn miền núi, muốn tìm được một công việc ổn định, có thu nhập cao là điều rất khó trong khi trình độ, năng lực có hạn. Bởi vậy, em xác định, phải tìm cho mình một hướng đi riêng trong phát triển kinh tế, song vẫn phải dựa trên nền tảng của gia đình là làm nông nghiệp”.
Đoàn viên Hoàng Ngọc Khánh, thôn Ba Khe, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn bước đầu thành công với mô hình nuôi lợn rừng lai.
Theo Khánh, lợn rừng lai khá dễ nuôi, sinh sản mạnh, nguồn thức ăn chủ yếu là rau, cám gạo, cám ngô, khoai, sắn nên cũng rẻ và dễ kiếm. Cùng đó, giống lợn này có sức đề kháng mạnh, ít bị bệnh và thích ứng tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên cũng không cần nuôi nhốt mà chăn thả tự nhiên và có hàng rào che chắn.
Tuy nhiên, là người cẩn thận và để phòng tránh mọi rủi ro trong chăn nuôi nên Khánh vẫn luôn tiêm phòng đầy đủ vắc-xin cho lợn từ khi còn nhỏ và sát khuẩn khu vực chăn nuôi thường xuyên. Với ưu điểm vượt trội là thịt thơm ngon, săn chắc, nhiều nạc, ít mỡ, da dày, giòn, giá trị dinh dưỡng cao nên ngay lứa xuất chuồng đầu tiên, Khánh đã bán rất đắt hàng và ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến hơn.
Hiện tại, trung bình mỗi năm, gia đình Khánh xuất bán khoảng 50 con lợn rừng lai có trọng lượng khoảng 30 kg/con, với giá bán trung bình từ 130 - 150 nghìn đồng/kg lợn hơi và 30 con lợn giống với giá 1,5 triệu đồng/con mang về nguồn thu nhập gần 300 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi từ 150 - 170 triệu đồng/năm.
Cùng với nuôi lợn rừng lai, gia đình Khánh còn nuôi thêm ba ba, ếch và dúi, hàng năm cũng thu lãi vài chục triệu đồng. Nói về hướng phát triển sắp tới, Khánh cho biết sẽ tiếp tục mở rộng quy mô nuôi lợn rừng lai. Đồng thời, sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệm nuôi lợn rừng lai cho những ai có mong muốn theo đuổi mô hình này.
Cần tiếp thêm sức mạnh
Thực tế đã cho thấy, trên con đường lập thân, lập nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, thuận lợi, nhất là đối với những người trẻ. Song, "đủ nắng hoa sẽ nở”, đủ quyết tâm chắc chắn sẽ thành công. Những người sinh ra từ làng đều có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương nếu họ biết dựa vào tiềm năng, thế mạnh của bản thân, gia đình và địa phương mình sinh sống. Trước thực trạng ngày càng có nhiều thanh niên dời địa phương đi làm ăn xa, vẫn còn một bộ phận thanh niên chí thú ở lại quê nhà làm ăn như Bình, Khánh và nhiều thanh niên khác.
Tuy nhiên, tỷ lệ này chưa cao, bởi đa số họ vẫn có tâm lý sợ thất bại, sợ không có việc làm, sợ "tụt hậu” so với những người đi ra ngoài… và thêm vào đó là sợ việc tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ còn khó khăn, chưa phát huy được các thế mạnh ở từng vùng. Để tiếp thêm sức mạnh cho tuổi trẻ lập thân, lập nghiệp trên mảnh đất quê hương, điều rất cần với những thanh niên lúc này chính là sự quan tâm, động viên kịp thời của gia đình, người thân và các cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể tại địa phương.
Rất cần hơn nữa những nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ kip thời, những lớp dạy nghề thiết thực xuất phát từ nhu cầu thực tế và cả những hỗ trợ, tư vấn về khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp; hỗ trợ liên kết bảo đảm đầu ra cho các loại sản phẩm hàng hóa trong các mô hình khởi nghiệp của thanh niên… Nếu tất cả những hoạt động này được triển khai sâu rộng, kịp thời thì chắc chắc sẽ khơi dậy được tinh thần sáng tạo, ý chí khởi nghiệp trong thanh niên, giúp họ có thêm niềm tin, nghị lực để vượt qua những khó khăn, rào cản, tự tin làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Theo Báo Yên Bái
Với mong muốn được làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, tuy phải đối mặt với không ít khó khăn trong quá trình lập thân, lập nghiệp nhưng nhiều bạn trẻ Yên Bái đã gặt hái được những thành công bước đầu nhờ có những hướng đi mới, cách làm mới trong phát triển kinh tế.Khởi nghiệp từ giống gà quý
Đoàn viên thanh niên Nguyễn Thanh Bình ở thôn Văn Hưng, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn là một ví dụ điển hình về sự sáng tạo trong quá trình khởi nghiệp. Tốt nghiệp khoa Kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2019, Bình trở về quê và bắt tay vào làm kinh tế. Với số vốn ít ỏi vay mượn từ gia đình, Bình tiếp tục thực hiện ước mơ, triển khai thực hiện Dự án "Bảo tồn và phát triển giống gà đen của người Mông”.
Đây là Dự án mà Bình rất tâm huyết, ấp ủ từ thời sinh viên. Dự án này đã đạt giải Ba cấp trường, giải Nhất Cuộc thi khởi nghiệp quốc gia năm 2017, giải Ba Cuộc thi ý tưởng, dự án thanh niên khởi nghiệp cấp tỉnh các năm 2019, 2023.
Đưa chúng tôi đi thăm khu vực chăn nuôi gà được xây dựng quy mô, sạch sẽ, Bình tâm sự: "Từ hồi sinh viên, mỗi lần về quê và tham gia các chuyến tình nguyện ở vùng cao, em đã biết đến giống gà đen của người Mông. Đây là giống gà quý, có giá trị cao, có đặc điểm thịt đen, xương đen, hàm lượng mỡ trong thịt ít, thịt chắc và thơm ngon vào bậc nhất trong các giống gà ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, do tập quán chăn nuôi, người Mông không mấy đầu tư, chỉ chăn thả tự nhiên nên giống gà này đã bị lai tạp nhiều, chỉ còn một số lượng nhỏ gà Mông trong tự nhiên. Trăn trở trước thực trạng này, em đã quyết tâm khôi phục và phát triển giống gà đen của người Mông, một phần là bảo vệ nguồn gen quý hiếm, phần nữa là để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình”.
Để thực hiện được mong ước của mình, Bình đã không ngại khó khăn, vất vả, dành nhiều thời gian đi tới các bản làng vùng cao ở Mù Cang Chải, Trạm Tấu để tìm nguồn con giống đảm chất lượng. Đồng thời, tự mình đảm nhận tất cả các công đoạn từ việc ấp trứng, chăm sóc gà cho đến bán hàng, marketing sản phẩm để tiết kiệm chi phí.
Nhờ có sự cần cù và không ngừng tìm hiểu, trau dồi kiến thức về chăn nuôi cũng như kinh doanh nên thương hiệu gà đen Mông của Bình đã được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến. Hiện tại, cơ sở chăn nuôi của Bình đang duy trì khoảng 200 gà đen Mông sinh sản và hàng trăm gà thương phẩm thả vườn theo hướng an toàn sinh học với thức ăn chủ yếu là ngô.
Trung bình mỗi tháng, Bình xuất ra thị trường khoảng 300 con gà giống và một số gà thịt, thu về từ 12 -15 triệu đồng. Tuy nhiên, số lượng này chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường nên hiện tại Bình đang tiếp tục mở rộng quy mô chuồng trại để phát triển chăn nuôi. Đồng thời, tích cực chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi giống gà quý này cho nhiều hộ trong xã cũng như tại các bản làng vùng cao.
"Hiện tại, gà đen Mông thương phẩm có giá khá cao, dao động từ 200 - 250 nghìn đồng/kg nên việc đầu tư phát triển đúng hướng sẽ mang về nguồn thu nhập không nhỏ cho hộ gia đình, nhất là đối với những hộ người Mông sinh sống ở vùng cao, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giống gà bản địa này” - Bình chia sẻ thêm.
Cơ hội làm giàu từ nuôi lợn rừng lai
Cùng chung chí hướng khởi nghiệp tại quê hương, Hoàng Ngọc Khánh sinh năm 1990 ở thôn Ba Khe, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, nhận thấy nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, đặc sản quý hiếm ngày càng gia tăng, thay vì phát triển chăn nuôi lợn theo cách truyền thống, Khánh đã tự mày mò, học hỏi cách nuôi lợn rừng lai hữu cơ qua mạng Internet và sách, báo để phát triển kinh tế gia đình.
Để tìm được nguồn con giống đảm bảo chất lượng, Khánh đã vào cơ sở uy tín Thanh Hoa để tìm mua. Với số vốn không nhiều, ban đầu Khánh chỉ mua 5 con lợn nái và 1 con lợn đực để chủ động nguồn con giống.
Khánh tâm sự: "Ở nông thôn miền núi, muốn tìm được một công việc ổn định, có thu nhập cao là điều rất khó trong khi trình độ, năng lực có hạn. Bởi vậy, em xác định, phải tìm cho mình một hướng đi riêng trong phát triển kinh tế, song vẫn phải dựa trên nền tảng của gia đình là làm nông nghiệp”.
Đoàn viên Hoàng Ngọc Khánh, thôn Ba Khe, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn bước đầu thành công với mô hình nuôi lợn rừng lai.
Theo Khánh, lợn rừng lai khá dễ nuôi, sinh sản mạnh, nguồn thức ăn chủ yếu là rau, cám gạo, cám ngô, khoai, sắn nên cũng rẻ và dễ kiếm. Cùng đó, giống lợn này có sức đề kháng mạnh, ít bị bệnh và thích ứng tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên cũng không cần nuôi nhốt mà chăn thả tự nhiên và có hàng rào che chắn.
Tuy nhiên, là người cẩn thận và để phòng tránh mọi rủi ro trong chăn nuôi nên Khánh vẫn luôn tiêm phòng đầy đủ vắc-xin cho lợn từ khi còn nhỏ và sát khuẩn khu vực chăn nuôi thường xuyên. Với ưu điểm vượt trội là thịt thơm ngon, săn chắc, nhiều nạc, ít mỡ, da dày, giòn, giá trị dinh dưỡng cao nên ngay lứa xuất chuồng đầu tiên, Khánh đã bán rất đắt hàng và ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến hơn.
Hiện tại, trung bình mỗi năm, gia đình Khánh xuất bán khoảng 50 con lợn rừng lai có trọng lượng khoảng 30 kg/con, với giá bán trung bình từ 130 - 150 nghìn đồng/kg lợn hơi và 30 con lợn giống với giá 1,5 triệu đồng/con mang về nguồn thu nhập gần 300 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi từ 150 - 170 triệu đồng/năm.
Cùng với nuôi lợn rừng lai, gia đình Khánh còn nuôi thêm ba ba, ếch và dúi, hàng năm cũng thu lãi vài chục triệu đồng. Nói về hướng phát triển sắp tới, Khánh cho biết sẽ tiếp tục mở rộng quy mô nuôi lợn rừng lai. Đồng thời, sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệm nuôi lợn rừng lai cho những ai có mong muốn theo đuổi mô hình này.
Cần tiếp thêm sức mạnh
Thực tế đã cho thấy, trên con đường lập thân, lập nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, thuận lợi, nhất là đối với những người trẻ. Song, "đủ nắng hoa sẽ nở”, đủ quyết tâm chắc chắn sẽ thành công. Những người sinh ra từ làng đều có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương nếu họ biết dựa vào tiềm năng, thế mạnh của bản thân, gia đình và địa phương mình sinh sống. Trước thực trạng ngày càng có nhiều thanh niên dời địa phương đi làm ăn xa, vẫn còn một bộ phận thanh niên chí thú ở lại quê nhà làm ăn như Bình, Khánh và nhiều thanh niên khác.
Tuy nhiên, tỷ lệ này chưa cao, bởi đa số họ vẫn có tâm lý sợ thất bại, sợ không có việc làm, sợ "tụt hậu” so với những người đi ra ngoài… và thêm vào đó là sợ việc tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ còn khó khăn, chưa phát huy được các thế mạnh ở từng vùng. Để tiếp thêm sức mạnh cho tuổi trẻ lập thân, lập nghiệp trên mảnh đất quê hương, điều rất cần với những thanh niên lúc này chính là sự quan tâm, động viên kịp thời của gia đình, người thân và các cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể tại địa phương.
Rất cần hơn nữa những nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ kip thời, những lớp dạy nghề thiết thực xuất phát từ nhu cầu thực tế và cả những hỗ trợ, tư vấn về khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp; hỗ trợ liên kết bảo đảm đầu ra cho các loại sản phẩm hàng hóa trong các mô hình khởi nghiệp của thanh niên… Nếu tất cả những hoạt động này được triển khai sâu rộng, kịp thời thì chắc chắc sẽ khơi dậy được tinh thần sáng tạo, ý chí khởi nghiệp trong thanh niên, giúp họ có thêm niềm tin, nghị lực để vượt qua những khó khăn, rào cản, tự tin làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.