CTTĐT - Là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, những năm gần đây, Trạm Tấu đã có nhiều chuyển biến về công tác giảm nghèo, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Xác định khoai sọ là một trong nhóm cây trồng chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao và thu nhập bền vững cho người dân, huyện Trạm Tấu đã định hướng phát triển khoai sọ thành sản phẩm hàng hóa để không chỉ giảm nghèo mà còn làm giàu từ khoai sọ.
Nông dân Trạm Tấu thu hoạch khoai sọ
Năm 2020, huyện đã hoàn thành thủ tục để khoai sọ nương Trạm Tấu được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất và kinh doanh sản phẩm khoai sọ nương. Năm 2021, khoai sọ nương Trạm Tấu đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm và trở thành 1 trong 10 sản phẩm ocop của huyện hiện nay. Sau khi khoai sọ Trạm Tấu được chứng nhận là sản phẩm OCOP, huyện đã quyết định nâng tầm thương hiệu sản phẩm, trước hết là yêu cầu Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Hỗ trợ dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn đồng bào lựa chọn những khu đất, thửa ruộng thích hợp với cây khoai sọ; lựa chọn vùng đất rộng để thâm canh với diện tích lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch. Bên cạnh đó, các ngành chức năng hướng dẫn người dân áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, đảm bảo năng suất đi đôi với chất lượng, vận động người dân thu hoạch lúc khoai đạt tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng cao nhất.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế mà cây khoai sọ đem lại, xã Xà Hồ đã vận động nhân dân chuyển các diện tích lúa nương, ngô kém hiệu quả sang trồng khoai sọ, nhờ đó mà năm 2024, toàn xã đã trồng được 147 ha khoai sọ trở thành xã có diện tích khoai sọ nhiều thứ 2 của huyện Trạm Tấu sau xã Bản Mù. Cùng với đó xã đã vận động người dân tích cực chăm sóc để đảm bảo năng suất sản lượng và chất lượng khoai một cách tốt nhất từ đó mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực góp phần để người dân xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. Ông Chớ A Sinh - Phó Chủ tịch UBND xã Xà Hồ cho biết: Chúng tôi đã tập trung tuyên truyền vận động người dân mở rộng diện tích cũng như hướng dẫn cho người dân về kỹ thuật để người dân chăm sóc tốt diện tích khoai sọ để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Là xã có diện tích khoai sọ lớn nhất huyện và chất lượng khoai cũng ngon nhất, Bản Mù được coi là thủ phủ khoai sọ ở Trạm Tấu. Năm 2024 này, xã Bản Mù trồng trên 170 ha khoai sọ. Để bà con trồng khoai đúng kỹ thuật, mang lại năng suất cao, xã vận động người dân chủ động nguồn giống sẵn có tại địa phương, chuẩn bị quỹ đất, hướng dẫn và hỗ trợ phân bón để tiến hành trồng ngay khi vào vụ. Đặc biệt, nhờ sự hướng dẫn kỹ thuật của khuyến nông viên cơ sở nên năng suất và chất lượng khoai cao hơn trước rất nhiều. Hiện nay bà con trong xã đã thu hoạch được phần lớn diện tích. Với giá bán dao động từ 15-20.000đ/kg như hiện nay đã mang về cho bà con nông dân xã Bản Mù nguồn thu hàng tỷ đồng. Cây khoai sọ đang trở thành cây xóa nghèo của đồng bào Mông trong xã. Ông Mùa A Giờ - Phó chủ tịch UBND xã Bản Mù cho biết: Xã sẽ rà soát lại diện tích đất ruộng không canh tác được 2 vụ, đất khô hạn, đất trồng ngô kém hiệu quả để chuyển đổi sang trồng khoai sọ.
Năm 2024, huyện đã trồng trên 800ha ở tất cả các xã trong huyện trong đó tập trung nhiều ở các xã: Bản Mù, Xà Hồ, Bản Công, năng suất đạt từ 10-14 tạ/ha với giá bán từ 15-20.000/kg như hiện nay đã mang về cho người nông dân trong huyện nguồn thu tiền tỷ từ khoai sọ.
Khoai sọ Trạm Tấu đã được xác lập quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ, vì vậy huyện tiếp tục rà soát việc mở rộng diện tích trồng khoai sọ nương tại các xã: Bản Mù, Bản Công, Xà Hồ, Trạm Tấu, Túc Đán, phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 1.000ha/ năm; xây dựng chuỗi tiêu thụ sản phẩm và khoai sọ nương được xếp hạng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Tiếp tục chú trọng công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, đưa sản phẩm khoai sọ nương Trạm Tấu vào các siêu thị lớn và sàn thương mại điện tử. Cùng với đó, triển khai nghiên cứu để sơ chế, bảo quản để nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, những năm gần đây, Trạm Tấu đã có nhiều chuyển biến về công tác giảm nghèo, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Xác định khoai sọ là một trong nhóm cây trồng chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao và thu nhập bền vững cho người dân, huyện Trạm Tấu đã định hướng phát triển khoai sọ thành sản phẩm hàng hóa để không chỉ giảm nghèo mà còn làm giàu từ khoai sọ.Năm 2020, huyện đã hoàn thành thủ tục để khoai sọ nương Trạm Tấu được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất và kinh doanh sản phẩm khoai sọ nương. Năm 2021, khoai sọ nương Trạm Tấu đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm và trở thành 1 trong 10 sản phẩm ocop của huyện hiện nay. Sau khi khoai sọ Trạm Tấu được chứng nhận là sản phẩm OCOP, huyện đã quyết định nâng tầm thương hiệu sản phẩm, trước hết là yêu cầu Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Hỗ trợ dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn đồng bào lựa chọn những khu đất, thửa ruộng thích hợp với cây khoai sọ; lựa chọn vùng đất rộng để thâm canh với diện tích lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch. Bên cạnh đó, các ngành chức năng hướng dẫn người dân áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, đảm bảo năng suất đi đôi với chất lượng, vận động người dân thu hoạch lúc khoai đạt tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng cao nhất.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế mà cây khoai sọ đem lại, xã Xà Hồ đã vận động nhân dân chuyển các diện tích lúa nương, ngô kém hiệu quả sang trồng khoai sọ, nhờ đó mà năm 2024, toàn xã đã trồng được 147 ha khoai sọ trở thành xã có diện tích khoai sọ nhiều thứ 2 của huyện Trạm Tấu sau xã Bản Mù. Cùng với đó xã đã vận động người dân tích cực chăm sóc để đảm bảo năng suất sản lượng và chất lượng khoai một cách tốt nhất từ đó mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực góp phần để người dân xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. Ông Chớ A Sinh - Phó Chủ tịch UBND xã Xà Hồ cho biết: Chúng tôi đã tập trung tuyên truyền vận động người dân mở rộng diện tích cũng như hướng dẫn cho người dân về kỹ thuật để người dân chăm sóc tốt diện tích khoai sọ để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Là xã có diện tích khoai sọ lớn nhất huyện và chất lượng khoai cũng ngon nhất, Bản Mù được coi là thủ phủ khoai sọ ở Trạm Tấu. Năm 2024 này, xã Bản Mù trồng trên 170 ha khoai sọ. Để bà con trồng khoai đúng kỹ thuật, mang lại năng suất cao, xã vận động người dân chủ động nguồn giống sẵn có tại địa phương, chuẩn bị quỹ đất, hướng dẫn và hỗ trợ phân bón để tiến hành trồng ngay khi vào vụ. Đặc biệt, nhờ sự hướng dẫn kỹ thuật của khuyến nông viên cơ sở nên năng suất và chất lượng khoai cao hơn trước rất nhiều. Hiện nay bà con trong xã đã thu hoạch được phần lớn diện tích. Với giá bán dao động từ 15-20.000đ/kg như hiện nay đã mang về cho bà con nông dân xã Bản Mù nguồn thu hàng tỷ đồng. Cây khoai sọ đang trở thành cây xóa nghèo của đồng bào Mông trong xã. Ông Mùa A Giờ - Phó chủ tịch UBND xã Bản Mù cho biết: Xã sẽ rà soát lại diện tích đất ruộng không canh tác được 2 vụ, đất khô hạn, đất trồng ngô kém hiệu quả để chuyển đổi sang trồng khoai sọ.
Năm 2024, huyện đã trồng trên 800ha ở tất cả các xã trong huyện trong đó tập trung nhiều ở các xã: Bản Mù, Xà Hồ, Bản Công, năng suất đạt từ 10-14 tạ/ha với giá bán từ 15-20.000/kg như hiện nay đã mang về cho người nông dân trong huyện nguồn thu tiền tỷ từ khoai sọ.
Khoai sọ Trạm Tấu đã được xác lập quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ, vì vậy huyện tiếp tục rà soát việc mở rộng diện tích trồng khoai sọ nương tại các xã: Bản Mù, Bản Công, Xà Hồ, Trạm Tấu, Túc Đán, phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 1.000ha/ năm; xây dựng chuỗi tiêu thụ sản phẩm và khoai sọ nương được xếp hạng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Tiếp tục chú trọng công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, đưa sản phẩm khoai sọ nương Trạm Tấu vào các siêu thị lớn và sàn thương mại điện tử. Cùng với đó, triển khai nghiên cứu để sơ chế, bảo quản để nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm.