Chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong nhiều năm qua được triển khai tương đối đồng bộ với nhiều giải pháp, cách làm mới. Các chủ trương, chính sách đã ban hành triển khai thực hiện có hiệu quả. Nhiều chương trình mới được đề xuất và triển khai thực hiện đồng thời Yên Bái cũng đã ban hành các chính sách đặc thù.
Một lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi ở xã Đại Minh (Yên Bình).
Nhờ vậy đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Nâng cao nguồn nhân lực, tạo thu nhập bền vững chính là vấn đề cốt lõi giải quyết vấn đề giảm nghèo từ ngay trong nhận thức của người dân.
Không có nghề - một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo. Vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Dự án dạy nghề cho người nghèo được xác định là hết sức quan trọng. Được triển khai ở tỉnh Yên Bái từ năm 2007, đến năm 2011, tỉnh đã bố trí gần 4 tỷ đồng cho hoạt động đào tạo nghề cho người nghèo; đã mở 130 lớp nghề tại các huyện, thị xã, thành phố cho gần 3.500 lượt người nghèo tham gia.
Mỗi năm, tỉnh cũng bố trí trên 4 tỷ đồng đào tạo nghề ngắn hạn cho gần 5.000 lao động nông thôn. Lĩnh vực nghề cần đào tạo cho người nghèo cũng là một vấn đề đáng quan tâm, cần được khảo sát kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tính hiệu quả của Dự án. Qua nghiên cứu, khảo sát, nội dung của đào tạo tập trung vào các lĩnh vực trồng trọt, chế biến nông sản, y tá thôn bản, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản, may công nghiệp, sửa chữa điện dân dụng.
Giai đoạn 2011 - 2012, đã có trên 16 tỷ đồng ngân sách Trung ương và địa phương đầu tư cho chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm; có 12.308 lao động nông thôn được đào tạo nghề ngắn hạn, trong đó 30% số lao động thuộc hộ nghèo. Thông qua chương trình này, đã có 70% số lao động sau học nghề có thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo bền vững. |
Giai đoạn 2011 - 2012, đã có trên 16 tỷ đồng ngân sách Trung ương và địa phương đầu tư cho chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm; có 12.308 lao động nông thôn được đào tạo nghề ngắn hạn, trong đó 30% số lao động thuộc hộ nghèo. Thông qua chương trình này, đã có 70% số lao động sau học nghề có thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo bền vững. Thực tế cho thấy, xuất khẩu lao động cũng là một chiến lược lâu dài, góp phần giảm nghèo bền vững.
Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, từ năm 2007 đến nay, Yên Bái có trên 3.600 người đi xuất khẩu lao động ở 17 nước, chủ yếu là Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Đài Loan, Nhật Bản... và trên 90% số này có thu nhập ổn định, có tiền tích lũy gửi về gia đình. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, mỗi năm Yên Bái sẽ đưa 200 - 250 lao động của huyện nghèo đi xuất khẩu lao động, trong đó có 80% thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số nhằm giảm từ 100 - 150 hộ nghèo/năm từ chương trình này.
Cùng với những chính sách giải quyết lao động dôi dư tại các hộ nghèo, Chương trình cũng có những dự án hỗ trợ người nghèo về kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch, bố trí sản xuất hợp lý, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
Từ năm từ 2006 - 2010, đã có trên 450.000 lượt hộ nghèo được hướng dẫn về cách làm ăn, hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng kinh phí trên 149 tỷ đồng, vượt xa so với kế hoạch kinh phí theo Đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đã phê duyệt là 7,5 tỷ đồng. Qua đó, đã có rất nhiều gia đình được trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức về lao động sản xuất, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh.
Năm 2012, toàn tỉnh đã có 4.762 hộ thoát nghèo. Đó là những nỗ lực không mệt mỏi của các cấp, các ngành trong công tác giảm nghèo. Hướng đi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo thu nhập bền vững đã góp phần không nhỏ cho công tác này và người dân ngày càng tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
(Theo Báo Yên Bái)
Chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong nhiều năm qua được triển khai tương đối đồng bộ với nhiều giải pháp, cách làm mới. Các chủ trương, chính sách đã ban hành triển khai thực hiện có hiệu quả. Nhiều chương trình mới được đề xuất và triển khai thực hiện đồng thời Yên Bái cũng đã ban hành các chính sách đặc thù.
Nhờ vậy đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Nâng cao nguồn nhân lực, tạo thu nhập bền vững chính là vấn đề cốt lõi giải quyết vấn đề giảm nghèo từ ngay trong nhận thức của người dân.
Không có nghề - một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo. Vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Dự án dạy nghề cho người nghèo được xác định là hết sức quan trọng. Được triển khai ở tỉnh Yên Bái từ năm 2007, đến năm 2011, tỉnh đã bố trí gần 4 tỷ đồng cho hoạt động đào tạo nghề cho người nghèo; đã mở 130 lớp nghề tại các huyện, thị xã, thành phố cho gần 3.500 lượt người nghèo tham gia.
Mỗi năm, tỉnh cũng bố trí trên 4 tỷ đồng đào tạo nghề ngắn hạn cho gần 5.000 lao động nông thôn. Lĩnh vực nghề cần đào tạo cho người nghèo cũng là một vấn đề đáng quan tâm, cần được khảo sát kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tính hiệu quả của Dự án. Qua nghiên cứu, khảo sát, nội dung của đào tạo tập trung vào các lĩnh vực trồng trọt, chế biến nông sản, y tá thôn bản, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản, may công nghiệp, sửa chữa điện dân dụng.
Giai đoạn 2011 - 2012, đã có trên 16 tỷ đồng ngân sách Trung ương và địa phương đầu tư cho chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm; có 12.308 lao động nông thôn được đào tạo nghề ngắn hạn, trong đó 30% số lao động thuộc hộ nghèo. Thông qua chương trình này, đã có 70% số lao động sau học nghề có thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo bền vững.
Giai đoạn 2011 - 2012, đã có trên 16 tỷ đồng ngân sách Trung ương và địa phương đầu tư cho chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm; có 12.308 lao động nông thôn được đào tạo nghề ngắn hạn, trong đó 30% số lao động thuộc hộ nghèo. Thông qua chương trình này, đã có 70% số lao động sau học nghề có thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo bền vững. Thực tế cho thấy, xuất khẩu lao động cũng là một chiến lược lâu dài, góp phần giảm nghèo bền vững.
Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, từ năm 2007 đến nay, Yên Bái có trên 3.600 người đi xuất khẩu lao động ở 17 nước, chủ yếu là Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Đài Loan, Nhật Bản... và trên 90% số này có thu nhập ổn định, có tiền tích lũy gửi về gia đình. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, mỗi năm Yên Bái sẽ đưa 200 - 250 lao động của huyện nghèo đi xuất khẩu lao động, trong đó có 80% thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số nhằm giảm từ 100 - 150 hộ nghèo/năm từ chương trình này.
Cùng với những chính sách giải quyết lao động dôi dư tại các hộ nghèo, Chương trình cũng có những dự án hỗ trợ người nghèo về kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch, bố trí sản xuất hợp lý, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
Từ năm từ 2006 - 2010, đã có trên 450.000 lượt hộ nghèo được hướng dẫn về cách làm ăn, hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng kinh phí trên 149 tỷ đồng, vượt xa so với kế hoạch kinh phí theo Đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đã phê duyệt là 7,5 tỷ đồng. Qua đó, đã có rất nhiều gia đình được trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức về lao động sản xuất, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh.
Năm 2012, toàn tỉnh đã có 4.762 hộ thoát nghèo. Đó là những nỗ lực không mệt mỏi của các cấp, các ngành trong công tác giảm nghèo. Hướng đi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo thu nhập bền vững đã góp phần không nhỏ cho công tác này và người dân ngày càng tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.