CTTĐT - Trong số các hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu, bên cạnh sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương, có sự nỗ lực không nhỏ của cá nhân các hộ gia đình, họ không ỉ lại vào sự hỗ trợ hoàn toàn của nhà nước, những tấm gương dám nghĩ, dám làm để đổi thay cuộc sống trong đó có hộ gia đình chị Nghiêm Thị Hồng Hảo ở xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn giờ đã trở thành gương điển hình làm kinh tế giỏi, thoát hẳn đói nghèo.
Chị Nghiêm Thị Hồng Hảo giới thiệu căn nhà mới ngay trước căn nhà cũ đang được thi công
Cũng giống như đa số các hộ gia đình khác trên địa bàn xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, những năm trước đây gia đình chị Nghiêm Thị Hồng Hảo, chồng là anh Vũ Đình Tiến là hộ rất nghèo, xuất phát điểm để phát triển kinh tế hầu như từ con số không, đời sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn, gia tài của hai vợ chồng chị chỉ có căn nhà nhỏ lợp ngói, trát vách đất cũ kỹ cùng với quả đồi nho nhỏ sau nhà là tài sản lớn nhất, muốn làm kinh tế trồng rừng lắm nhưng không có tiền nên đồi cũng chỉ trồng được ít cây sắn, cây chè nên thu nhập chẳng đủ để nuôi sống gia đình.
Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua chính sách hỗ trợ các hộ nghèo, cụ thể là dự án hỗ trợ nuôi bò cho các hộ nghèo, nên gia đình chị được vay vốn từ nguồn vốn Ngân hàng chính sách bắt đầu từ năm 2006. Gia đình chị được hỗ trợ vay 3000.000 đồng để mua 01 con bò không phải trả lãi trong vòng 03 năm, hoàn cảnh gia đình chị tại thời điểm nhận nuôi bò là hết sức khó khăn con bò là tài sản làm kinh tế duy nhất của gia đình. Tuy nhiên, chỉ sau hai năm gây giống chăm sóc, con bò lớn nhanh và khỏe mạnh đã có chửa, gia đình chị đã có thêm lứa bò đầu tiên là một chú bò con, nó được xem như số vốn ban đầu để lập nghiệp, cứ như thế đến thời điểm hiện tại gia đình chị đã có tổng số 12 con bò, để có thể chăn nuôi đàn bò và làm thêm kinh tế khác, anh chị đã bán 05 con bò với giá 10 triệu đồng/ 1 con và có trong tay 50 triệu đồng tiền bán bò, hiện tại gia đình chị đang chăm sóc một đàn bò tổng cộng 07 con cả lớn, bé.
Không chỉ dừng lại ở đấy, nêu cao ý chí vượt lên trên hoàn cảnh và số phận, hăng say lao động đưa gia đình vươn lên thoát nghèo, với số vốn đã có từ việc bán bò, anh chị lại tiếp tục mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng chính sách để phát triển trồng rừng, trồng chè. Theo chân chị ra phía quả đồi sau nhà, theo hướng tay chị chỉ cho tôi biết, gia đình đã trồng được 3ha rừng cây keo, bạch đàn và 1,5 ha chè, số tiền anh chị đã thu được từ thu hoạch một đợt cây keo và bạch đàn trị giá 100 triệu đồng, còn chè thì mỗi năm thu hoạch 4 lứa, mỗi lứa gia đình chị thu hoạch được 6 triệu như vậy khoảng 24 triệu đồng tiền chè/một năm. Không chỉ có vậy, ngay đằng trước căn nhà cũ kỹ gia đình đang ở, chị giới thiệu với tôi căn nhà xây một tầng ngay phía mặt đường đang thi công dở dang trước mặt và nói: mình đã có tiền xây nhà rồi đấy, sắp được ở nhà mới rồi, không phải lo lắng mỗi khi có mưa bão về, nhà mình ở trước đây mỗi lần mưa to dột ướt hết, toàn phải dùng chậu để hứng, ở trong nhà mà cả nhà ướt như chuột. Chị cũng cho tôi biết thêm, tiền vay vốn ngân hàng đến nay gia đình cũng đã trả hết nợ rồi. Chị hồ hởi cho tôi thấy những thành quả mà anh chị đã có được, trong lòng tôi cũng thấy vui lây.
Trong hành trình chinh phục đói nghèo, mỗi người tự chọn cho mình một hướng đi, nhưng để được như chị Hảo thì ngoài ý thức việc không ỉ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà còn phải có ý chí thoát nghèo, cần cù, chăm chỉ, siêng năng trong lao động sản xuất như chị đó chính là tấm gương tiêu biểu thể hiện đậm chất đức tính tốt đẹp đáng tự hào của người phụ nữ Việt Nam, không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng, trở thành điển hình làm kinh tế giỏi, đã qua rồi những khó khăn, vất vả, những ngày tháng “lặn lội thân cò sớm hôm” trong suốt thời gian dài để chị Nghiêm Thị Hồng Hảo có được niềm vui thoát khỏi đói nghèo như ngày hôm nay.
Thu Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong số các hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu, bên cạnh sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương, có sự nỗ lực không nhỏ của cá nhân các hộ gia đình, họ không ỉ lại vào sự hỗ trợ hoàn toàn của nhà nước, những tấm gương dám nghĩ, dám làm để đổi thay cuộc sống trong đó có hộ gia đình chị Nghiêm Thị Hồng Hảo ở xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn giờ đã trở thành gương điển hình làm kinh tế giỏi, thoát hẳn đói nghèo.
Cũng giống như đa số các hộ gia đình khác trên địa bàn xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, những năm trước đây gia đình chị Nghiêm Thị Hồng Hảo, chồng là anh Vũ Đình Tiến là hộ rất nghèo, xuất phát điểm để phát triển kinh tế hầu như từ con số không, đời sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn, gia tài của hai vợ chồng chị chỉ có căn nhà nhỏ lợp ngói, trát vách đất cũ kỹ cùng với quả đồi nho nhỏ sau nhà là tài sản lớn nhất, muốn làm kinh tế trồng rừng lắm nhưng không có tiền nên đồi cũng chỉ trồng được ít cây sắn, cây chè nên thu nhập chẳng đủ để nuôi sống gia đình.
Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua chính sách hỗ trợ các hộ nghèo, cụ thể là dự án hỗ trợ nuôi bò cho các hộ nghèo, nên gia đình chị được vay vốn từ nguồn vốn Ngân hàng chính sách bắt đầu từ năm 2006. Gia đình chị được hỗ trợ vay 3000.000 đồng để mua 01 con bò không phải trả lãi trong vòng 03 năm, hoàn cảnh gia đình chị tại thời điểm nhận nuôi bò là hết sức khó khăn con bò là tài sản làm kinh tế duy nhất của gia đình. Tuy nhiên, chỉ sau hai năm gây giống chăm sóc, con bò lớn nhanh và khỏe mạnh đã có chửa, gia đình chị đã có thêm lứa bò đầu tiên là một chú bò con, nó được xem như số vốn ban đầu để lập nghiệp, cứ như thế đến thời điểm hiện tại gia đình chị đã có tổng số 12 con bò, để có thể chăn nuôi đàn bò và làm thêm kinh tế khác, anh chị đã bán 05 con bò với giá 10 triệu đồng/ 1 con và có trong tay 50 triệu đồng tiền bán bò, hiện tại gia đình chị đang chăm sóc một đàn bò tổng cộng 07 con cả lớn, bé.
Không chỉ dừng lại ở đấy, nêu cao ý chí vượt lên trên hoàn cảnh và số phận, hăng say lao động đưa gia đình vươn lên thoát nghèo, với số vốn đã có từ việc bán bò, anh chị lại tiếp tục mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng chính sách để phát triển trồng rừng, trồng chè. Theo chân chị ra phía quả đồi sau nhà, theo hướng tay chị chỉ cho tôi biết, gia đình đã trồng được 3ha rừng cây keo, bạch đàn và 1,5 ha chè, số tiền anh chị đã thu được từ thu hoạch một đợt cây keo và bạch đàn trị giá 100 triệu đồng, còn chè thì mỗi năm thu hoạch 4 lứa, mỗi lứa gia đình chị thu hoạch được 6 triệu như vậy khoảng 24 triệu đồng tiền chè/một năm. Không chỉ có vậy, ngay đằng trước căn nhà cũ kỹ gia đình đang ở, chị giới thiệu với tôi căn nhà xây một tầng ngay phía mặt đường đang thi công dở dang trước mặt và nói: mình đã có tiền xây nhà rồi đấy, sắp được ở nhà mới rồi, không phải lo lắng mỗi khi có mưa bão về, nhà mình ở trước đây mỗi lần mưa to dột ướt hết, toàn phải dùng chậu để hứng, ở trong nhà mà cả nhà ướt như chuột. Chị cũng cho tôi biết thêm, tiền vay vốn ngân hàng đến nay gia đình cũng đã trả hết nợ rồi. Chị hồ hởi cho tôi thấy những thành quả mà anh chị đã có được, trong lòng tôi cũng thấy vui lây.
Trong hành trình chinh phục đói nghèo, mỗi người tự chọn cho mình một hướng đi, nhưng để được như chị Hảo thì ngoài ý thức việc không ỉ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà còn phải có ý chí thoát nghèo, cần cù, chăm chỉ, siêng năng trong lao động sản xuất như chị đó chính là tấm gương tiêu biểu thể hiện đậm chất đức tính tốt đẹp đáng tự hào của người phụ nữ Việt Nam, không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng, trở thành điển hình làm kinh tế giỏi, đã qua rồi những khó khăn, vất vả, những ngày tháng “lặn lội thân cò sớm hôm” trong suốt thời gian dài để chị Nghiêm Thị Hồng Hảo có được niềm vui thoát khỏi đói nghèo như ngày hôm nay.