CTTĐT- Năm 2011, Dự án giảm nghèo thông qua phát triển chăn nuôi Miền núi Phía Bắc tiếp tục xây dựng mô hình chăn nuôi gà lai chọi và gà mía lai Lương Phượng tại huyện Văn Chấn. Ban quản lý dự án đã giao cho hội phụ nữ huyện đảm nhiệm và triển khai dự án. Cho đến nay, đã có 198 nhóm với 5000 hộ gia đình hội viên tham gia chăn nuôi các mô hình gà thả vườn có hiệu quả.
Dự án nuôi gà thả vườn đã và đang mang lại cơ hội thoát nghèo bền vững cho hội viên phụ nữ huyện Văn Chấn.
Đến thời điểm này thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn đã thành lập được 2 nhóm chăn nuôi cùng sở thích với 80 hộ hội viên phụ nữ tham gia dự án. Trong 9 tháng năm 2014, thị trấn đã nhận 4000 con gà giống để cấp cho hội viên. Do áp dụng đúng quy trình chăn nuôi đã được hướng dẫn nên đàn gà của các hội viên nhanh lớn, khỏe mạnh và không bị dịch bệnh. Góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình hội viên tham gia dự án.
Trước đây, các gia đình ở xã Thanh Lương, huyện Văn Chấn vốn quen với hình thức chăn nuôi thả vườn. Khi tham gia dự án, các hộ phải làm quen với hình thức chăn nuôi mới với quy mô lớn hơn, đòi hỏi yêu cầu khắt khe nên trong thời gian đầu triển khai dự án cũng gặp nhiều khó khăn.Tuy nhiên với sự hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ của cán bộ dự án xã và hội phụ nữ hướng dẫn bà con chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật, theo dõi tình hình dịch bệnh, tiêm phòng vắc xin cho đàn gà nhằm phòng tránh dịch bệnh thông thường cho đàn gà.
Mặc dù quy mô chăn nuôi không lớn như ở các địa phương khác nhưng mỗi hộ gia đình ở Thanh Lương cũng nuôi từ 200-300 con gà. Xã đã thành lập được 1 nhóm hộ chăn nuôi cùng sở thích và thường xuyên tổ chức họp nhằm kịp thời rút kinh nghiệm và đánh giá hiệu quả kinh tế.
Việc triển khai mô hình giảm nghèo thông qua mô hình phát triển đến nay huyện Văn Chấn có 25 mô hình tham gia dự án với 198 nhóm chăn nuôi cùng sở thích với gần 5000 hộ hội viên phụ nữ tham gia. Hàng năm dự án cung cấp gần 35000 con gà giống cho các hộ, hàng năm mỗi hội hội viên hội phụ nữ huyện văn Chấn cung cấp ra thị trường gần 30.000 con gà thịt tương đương trên 5 tấn gà với giá bán bình quân 100.000 đồng/kg mang về nguồn thu đáng kể cho chị em phụ nữ.
Trong 9 tháng đầu năm 2014, hội phụ nữ huyện đã cung cấp cho chị em phụ nữ gần 3000 con gà giống mía lai lương phượng, gà ri lai, gà lai chọi cho 650 hộ hội viên thuộc 22 nhóm chăn nuôi cùng sở thích ở 15 xã thị trấn, tổ chức 25 lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà cho 625 hộ hội viên phụ nữ, 2 lớp tập huấn cho 50 học viên về kĩ năng tiếp cận thị trường và hạch toán kinh tế cho hộ chăn nuôi và sự tham gia của cộng đồng vào việc thành lập và vận hành nhóm sở thích chăn nuôi.
Bà Lò Thị Liên – Chủ tịch Hội LHPN huyện Văn Chấn cho biết: “Thông qua mô hình chăn nuôi gà thả vườn, hội viên phụ nữ của huyện đã có cơ hội được phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo nâng cao đời sống và thu nhập của hội viên. Trong thời gian tới Hội Phụ nữ tiếp tục phối hợp và duy trì các mô hình, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức chăn nuôi cho hội viên phụ nữ dưới cơ sở trong việc ứng dụng khoa học kĩ thuật và phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi nhằm duy trì có hiệu quả các mô hình này”
Dự án giảm nghèo thông qua mô hình chăn nuôi ở huyện Văn Chấn đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định cho người chăn nuôi. Góp phần ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho hội viên hội phụ nữ, giúp hội viên phụ nữ huyện thoát nghèo bền vững.
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Năm 2011, Dự án giảm nghèo thông qua phát triển chăn nuôi Miền núi Phía Bắc tiếp tục xây dựng mô hình chăn nuôi gà lai chọi và gà mía lai Lương Phượng tại huyện Văn Chấn. Ban quản lý dự án đã giao cho hội phụ nữ huyện đảm nhiệm và triển khai dự án. Cho đến nay, đã có 198 nhóm với 5000 hộ gia đình hội viên tham gia chăn nuôi các mô hình gà thả vườn có hiệu quả.
Đến thời điểm này thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn đã thành lập được 2 nhóm chăn nuôi cùng sở thích với 80 hộ hội viên phụ nữ tham gia dự án. Trong 9 tháng năm 2014, thị trấn đã nhận 4000 con gà giống để cấp cho hội viên. Do áp dụng đúng quy trình chăn nuôi đã được hướng dẫn nên đàn gà của các hội viên nhanh lớn, khỏe mạnh và không bị dịch bệnh. Góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình hội viên tham gia dự án.
Trước đây, các gia đình ở xã Thanh Lương, huyện Văn Chấn vốn quen với hình thức chăn nuôi thả vườn. Khi tham gia dự án, các hộ phải làm quen với hình thức chăn nuôi mới với quy mô lớn hơn, đòi hỏi yêu cầu khắt khe nên trong thời gian đầu triển khai dự án cũng gặp nhiều khó khăn.Tuy nhiên với sự hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ của cán bộ dự án xã và hội phụ nữ hướng dẫn bà con chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật, theo dõi tình hình dịch bệnh, tiêm phòng vắc xin cho đàn gà nhằm phòng tránh dịch bệnh thông thường cho đàn gà.
Mặc dù quy mô chăn nuôi không lớn như ở các địa phương khác nhưng mỗi hộ gia đình ở Thanh Lương cũng nuôi từ 200-300 con gà. Xã đã thành lập được 1 nhóm hộ chăn nuôi cùng sở thích và thường xuyên tổ chức họp nhằm kịp thời rút kinh nghiệm và đánh giá hiệu quả kinh tế.
Việc triển khai mô hình giảm nghèo thông qua mô hình phát triển đến nay huyện Văn Chấn có 25 mô hình tham gia dự án với 198 nhóm chăn nuôi cùng sở thích với gần 5000 hộ hội viên phụ nữ tham gia. Hàng năm dự án cung cấp gần 35000 con gà giống cho các hộ, hàng năm mỗi hội hội viên hội phụ nữ huyện văn Chấn cung cấp ra thị trường gần 30.000 con gà thịt tương đương trên 5 tấn gà với giá bán bình quân 100.000 đồng/kg mang về nguồn thu đáng kể cho chị em phụ nữ.
Trong 9 tháng đầu năm 2014, hội phụ nữ huyện đã cung cấp cho chị em phụ nữ gần 3000 con gà giống mía lai lương phượng, gà ri lai, gà lai chọi cho 650 hộ hội viên thuộc 22 nhóm chăn nuôi cùng sở thích ở 15 xã thị trấn, tổ chức 25 lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà cho 625 hộ hội viên phụ nữ, 2 lớp tập huấn cho 50 học viên về kĩ năng tiếp cận thị trường và hạch toán kinh tế cho hộ chăn nuôi và sự tham gia của cộng đồng vào việc thành lập và vận hành nhóm sở thích chăn nuôi.
Bà Lò Thị Liên – Chủ tịch Hội LHPN huyện Văn Chấn cho biết: “Thông qua mô hình chăn nuôi gà thả vườn, hội viên phụ nữ của huyện đã có cơ hội được phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo nâng cao đời sống và thu nhập của hội viên. Trong thời gian tới Hội Phụ nữ tiếp tục phối hợp và duy trì các mô hình, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức chăn nuôi cho hội viên phụ nữ dưới cơ sở trong việc ứng dụng khoa học kĩ thuật và phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi nhằm duy trì có hiệu quả các mô hình này”
Dự án giảm nghèo thông qua mô hình chăn nuôi ở huyện Văn Chấn đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định cho người chăn nuôi. Góp phần ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho hội viên hội phụ nữ, giúp hội viên phụ nữ huyện thoát nghèo bền vững.