Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế huyện từ Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 ở Yên Bái

03/11/2015 10:35:12 Xem cỡ chữ

CTTĐT - Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 tỉnh Yên Bái (2010 - 2015) được triển khai trên địa bàn 351 thôn/bản ở 40 xã thuộc 5 huyện là Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Lục Yên, Văn Yên và Văn Chấn với tổng số 28.860 hộ, trong đó có 15.988 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 59,30%.

Cán bộ Ban Quản lý Dự án Đầu tư và xây dựng huyện Trạm Tấu kiểm tra công trình thủy lợi Háng Xê A, xã Xà Hồ.

Yên Bái là một tỉnh miền núi, giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa do nước ở các con suối dâng cao, mặt khác đường chủ yếu là đường đất với độ dốc lớn. Tuy nhiên được sự quan tâm, đầu tư vốn của dự án. Trong 5 năm thực hiện Dự án Giảm nghèo. Tỉnh Yên Bái đã thực hiện đầu tư được 137 công trình; Trong đó: 43 công trình giao thông, 39 công trình thủy lợi, 23 công trình cấp nước sinh hoạt, 15 công trình cầu, 02 công trình chợ và 15 công trình ngầm đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế đề ra và đưa vào khai thác, sử dụng đạt kết quả tốt.

Mục tiêu của Hợp phần phát triển kinh tế huyện là góp phần ci thiện sinh kế nông thôn thông qua việc đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế huyện. Tập trung vào các hoạt động nhằm tăng cường các cơ hỏi kinh doanh, thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển, chú trọng vào nhữrig hoạt động kinh tế mũi nhọn, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân trong vùng Dự án.

Tổng vốn WB phê duyệt cho Hợp phần phát triển kinh tế huyện là 11.119.500 USD tương ứng 233.909,80 triệu đồng, chiếm 45% vốn WB phân bổ cho toàn Dự án. Trong đó, tổng vốn WB phân b cho Tiểu hợp phần đầu tư phát triển kinh tế huyện là 10.007.550 USD tuơng ứng 210.518,82 triệu đồng chiếm 90% tổng vốn WB phân bồ cho hợp phần. Giá trị giải ngân thanh toán đến thòi điểm báo cáo là 254.693 triệu đồng.

c hoạt động đầu tư chủ yếu là các công trình được xây dựng trên cơ sở đề xuất của người dân, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế của huyện. Các công trình này phải xây dựng kế hoạch quản lý môi trường và phương án đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định của Ngân hàng Thế giới và sau khi bàn giao đưa vào sử dụng phải có quy định về vận hành, bảo trì theo Sổ tay hướng dẫn thực hiện Dự án.

Trong 5 năm dự án đã đầu tư được 15 công trình cầu và 43 công trình đường giao thông (với chiều dài được năng cấp, cải tạo 58,6km). Hiện nay giao thông đi lại, giao thương hàng hóa thuận lợi hơn, đặc biệt là đường vào các khu sản xuất đã được mở rộng, bê tông hóa giúp người dân đi lại, chăm sóc cây trồng được tốt hơn góp phần nâng cao năng suất cây trồng và nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa của người dân.

Việc đầu tư 02 công trình chợ huyện Lục Yên và Huyện Mù Cang Chải đem lại hiệu quả rất lớn, đáp ứng được sự mong mỏi của người dân trong vùng về nơi giao thương hàng hóa. Là nơi để người dân mua bán, trao đổi các loại sản phẩm, hàng hóa góp phần nâng cao đời sống văn hóa, kinh tế của nhân dân trong vùng.

Đối với việc đầu tư 39 công trình thủy lợi đã góp phần cung cấp nước tưới cho 1.117,70 ha lúa. Dự án hỗ trợ thực hiện kiên cố hóa đập đầu mối, hệ thống kênh mương và các công trình trên kênh có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, giúp người dân có điều kiện sản xuất tốt hơn góp phần làm tãng năng suất cây lúa và các loại hoa mầu, diện tích trồng cấy đuợc mở rộng thêm.

23 công trình nước sạch được đầu tư đã giúp 1.398 hộ; 05 trường học; 01 nhà hội trường thôn; 01 nhà văn hóa cộng đồng; 01 trạm y tế; 01 trụ sở UBND xã hưởng lợi có đủ nguồn nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày góp phàn nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, phòng ngừa có hiệu quả các dịch bệnh phát sinh do sử dụng nguồn nước sinh hoạt không hợp vệ sinh.

Hiện nay 137/137 công trình vẫn đang khai thác, sử dụng tốt, các công trình đều có quy chế quản lý vận hành riêng, được bảo trì thường xuyên, 100% các thôn bản có công trình đều đã thành lập Tổ vận hành bảo trì thôn, do vậy các công trình sau khi được đưa vào khai thác, sự dụng đã phát huy được hiệu quả như thiết kế đề ra, tạo điều kiện để người dân tham gia vào quản lý khai thác, từng bước thực hiện xã hội hoá trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ, nâng cao trách nhiệm của người hưởng lợi đối với công trình.

Có thể nói trong 5 năm vừa qua, thông qua xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các công trình giao thông, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt tại các xã Dự án đã nhận được sự ủng hộ, tham gia tích cực của người dân trong công tác khảo sát, giám sát thi công, vận hành bảo trì và góp phần tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập của người dân trong vùng. Sau khi các công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử đụng đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đồng thời góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, góp phần ổn định chính trị và công cuộc xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Yên Bái.

 

Hồng Hạnh