Thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, các địa phương triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ trẻ khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018 - 2025. Trong đó, đẩy mạnh truyền thông tầm quan trọng công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ khuyết tật; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác trẻ em, người trực tiếp nuôi dưỡng…, góp phần chăm sóc, giáo dục tốt trẻ khuyết tật.
Cháu Nguyễn Thị Ngọc Ánh ở thôn Khe Trang, xã An Bình, huyện Văn Yên được sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp chính quyền, đoàn thể của xã.
Anh Nông Văn Chiến ở thôn An Bình, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình có con bị khuyết tật bẩm sinh. Tham gia các buổi tập huấn hướng dẫn kỹ năng chăm sóc trẻ khuyết tật, anh Chiến chia sẻ: "Gia đình tôi chủ yếu thực hành theo hiểu biết của bản thân nên đôi lúc chưa chăm sóc tốt cho cháu. Tham ra lớp tập huấn, tôi được trang bị thêm kiến thức, có thêm kỹ năng chăm sóc, giáo dục con. Từ những gì được học hỏi, tôi sẽ nuôi dạy để con giảm phần nào khiếm khuyết cơ thể”.
Huyện Yên Bình hiện có 231 trẻ khuyết tật, 100% số trẻ khuyết tật đều được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Từ đầu năm đến nay, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, Phòng LĐ-TB&XH phối hợp Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện hướng dẫn chuyên môn và kiểm tra, giám sát các xã, thị trấn lập hồ sơ quản lý trẻ khuyết tật; kết nối các nguồn lực xã hội hóa cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trẻ khuyết tật tại địa phương. Ngoài ra, huyện còn tổ chức các lớp tập huấn cho cha, mẹ, người trực tiếp chăm sóc trẻ khuyết tật các kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật tại gia đình; hướng dẫn cho trẻ khuyết tật một số kỹ năng gắn với sinh hoạt hàng ngày...
Sinh ra bị câm điếc, gia đình lại khó khăn, cháu Nguyễn Thị Ngọc Ánh ở thôn Khe Trang, xã An Bình, huyện Văn Yên thường xuyên nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp chính quyền, đoàn thể của xã, huyện. Gần đây, cháu Ánh phẫu thuật tai và được địa phương thăm hỏi động viên.
Ông Trần Thống Nhất - Chủ tịch UBND xã An Bình cho biết: "Thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật, Đảng ủy, UBND xã luôn quan tâm, hỗ trợ, tặng quà cho trẻ khuyết tật trên địa bàn. Nguồn kinh phí được trích từ Quỹ Chăm sóc trẻ thơ; Quỹ Vì người nghèo của xã và vận động cán bộ, công chức xã, các nhà hảo tâm. Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa nhằm kịp thời động viên các cháu và giúp gia đình bớt phần khó khăn”.
Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, toàn tỉnh hiện có 4.155 trẻ khuyết tật. Thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH tích cực triển khai Đề án hỗ trợ trẻ khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng. Theo đó, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với sở, ngành liên quan truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội về hỗ trợ trẻ khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và cung cấp thông tin, kiến thức về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật.
Sở đã tổ chức tuyên truyền 60 buổi biểu diễn văn nghệ, tổ chức trên 20 lượt xe loa cổ động tuyên truyền, trên 50 buổi chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân, trẻ em vùng cao, vùng sâu, vùng xã và biên soạn, in ấn 30.500 cuốn sách mỏng thông tin cần biết về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ. Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức 5 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác giáo dục hòa nhập.
Ngoài ra, Sở và các phòng giáo dục và đào tạo tổ chức 91 lớp tập huấn có lồng ghép nội dung giáo dục hoà nhập với 612 lượt cán bộ quản lý, 4.577 lượt giáo viên tham gia và tổ chức 11 lớp tập huấn cho 433 lượt người là cha mẹ, người chăm sóc trẻ khuyết tật và cán bộ LĐ-TB&XH cấp huyện. Sở LĐ-TB&XH cùng với các trường học thực hiện nghiêm túc chế độ ưu tiên tuyển sinh, miễn giảm học phí và các khoản đóng góp đối với người khuyết tật theo quy định. Mỗi năm, số học sinh khuyết tật học hòa nhập khoảng gần 3.000 lượt học sinh.
Bên cạnh đó, Sở LĐ-TB&XH tiến hành xác định khả năng của trẻ khuyết tật và nhu cầu về hỗ trợ đối với từng loại dị tật, lứa tuổi. Thực hiện các thủ tục hỗ trợ trẻ khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng tại cộng đồng; hướng dẫn các dịch vụ tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật và công tác phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật.
Từ đó, triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ khuyết tật. Ngành LĐ-TB&XH phối hợp chặt chẽ với ngành y tế tổ chức các chương trình khám sàng lọc cho trên 4.390 lượt trẻ khuyết tật ở các dạng tật; trong đó, phẫu thuật miễn phí cho 43 trẻ em khuyết tật tim bẩm sinh; gần 1.530 trẻ được phẫu thuật, can thiệp mắt, môi, hở hàm ếch, khuyết tật vận động...; 800 lượt trẻ được hướng dẫn phục hồi chức năng tại cộng đồng. Tại các địa phương, phòng LĐ-TB&XH huyện, thành phố phối hợp các ngành liên quan tham mưu UBND huyện, thành phố xây dựng và tổ chức triển khai đề án hỗ trợ trẻ khuyết tật trên địa bàn…
Thời gian tới, Đề án hỗ trợ trẻ khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng tiếp tục triển khai trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Sở LĐ-TB&XH cùng các sở, ngành, UBND huyện, thành phố đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp trẻ khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại và tư vấn tâm lý...; hỗ trợ trẻ khuyết tật các kiến thức, kỹ năng, đảm bảo quyền tham gia, học tập, vui chơi giải trí của trẻ. Ngoài ra, tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm tạo động lực, khuyến khích, phát hiện trẻ khuyết tật có khả năng hòa nhập và phát triển tốt để kết nối trợ giúp với hình thức phù hợp khả năng, điều kiện của trẻ...
Theo Báo Yên Bái
Thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, các địa phương triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ trẻ khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018 - 2025. Trong đó, đẩy mạnh truyền thông tầm quan trọng công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ khuyết tật; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác trẻ em, người trực tiếp nuôi dưỡng…, góp phần chăm sóc, giáo dục tốt trẻ khuyết tật.Anh Nông Văn Chiến ở thôn An Bình, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình có con bị khuyết tật bẩm sinh. Tham gia các buổi tập huấn hướng dẫn kỹ năng chăm sóc trẻ khuyết tật, anh Chiến chia sẻ: "Gia đình tôi chủ yếu thực hành theo hiểu biết của bản thân nên đôi lúc chưa chăm sóc tốt cho cháu. Tham ra lớp tập huấn, tôi được trang bị thêm kiến thức, có thêm kỹ năng chăm sóc, giáo dục con. Từ những gì được học hỏi, tôi sẽ nuôi dạy để con giảm phần nào khiếm khuyết cơ thể”.
Huyện Yên Bình hiện có 231 trẻ khuyết tật, 100% số trẻ khuyết tật đều được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Từ đầu năm đến nay, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, Phòng LĐ-TB&XH phối hợp Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện hướng dẫn chuyên môn và kiểm tra, giám sát các xã, thị trấn lập hồ sơ quản lý trẻ khuyết tật; kết nối các nguồn lực xã hội hóa cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trẻ khuyết tật tại địa phương. Ngoài ra, huyện còn tổ chức các lớp tập huấn cho cha, mẹ, người trực tiếp chăm sóc trẻ khuyết tật các kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật tại gia đình; hướng dẫn cho trẻ khuyết tật một số kỹ năng gắn với sinh hoạt hàng ngày...
Sinh ra bị câm điếc, gia đình lại khó khăn, cháu Nguyễn Thị Ngọc Ánh ở thôn Khe Trang, xã An Bình, huyện Văn Yên thường xuyên nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp chính quyền, đoàn thể của xã, huyện. Gần đây, cháu Ánh phẫu thuật tai và được địa phương thăm hỏi động viên.
Ông Trần Thống Nhất - Chủ tịch UBND xã An Bình cho biết: "Thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật, Đảng ủy, UBND xã luôn quan tâm, hỗ trợ, tặng quà cho trẻ khuyết tật trên địa bàn. Nguồn kinh phí được trích từ Quỹ Chăm sóc trẻ thơ; Quỹ Vì người nghèo của xã và vận động cán bộ, công chức xã, các nhà hảo tâm. Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa nhằm kịp thời động viên các cháu và giúp gia đình bớt phần khó khăn”.
Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, toàn tỉnh hiện có 4.155 trẻ khuyết tật. Thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH tích cực triển khai Đề án hỗ trợ trẻ khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng. Theo đó, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với sở, ngành liên quan truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội về hỗ trợ trẻ khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và cung cấp thông tin, kiến thức về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật.
Sở đã tổ chức tuyên truyền 60 buổi biểu diễn văn nghệ, tổ chức trên 20 lượt xe loa cổ động tuyên truyền, trên 50 buổi chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân, trẻ em vùng cao, vùng sâu, vùng xã và biên soạn, in ấn 30.500 cuốn sách mỏng thông tin cần biết về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ. Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức 5 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác giáo dục hòa nhập.
Ngoài ra, Sở và các phòng giáo dục và đào tạo tổ chức 91 lớp tập huấn có lồng ghép nội dung giáo dục hoà nhập với 612 lượt cán bộ quản lý, 4.577 lượt giáo viên tham gia và tổ chức 11 lớp tập huấn cho 433 lượt người là cha mẹ, người chăm sóc trẻ khuyết tật và cán bộ LĐ-TB&XH cấp huyện. Sở LĐ-TB&XH cùng với các trường học thực hiện nghiêm túc chế độ ưu tiên tuyển sinh, miễn giảm học phí và các khoản đóng góp đối với người khuyết tật theo quy định. Mỗi năm, số học sinh khuyết tật học hòa nhập khoảng gần 3.000 lượt học sinh.
Bên cạnh đó, Sở LĐ-TB&XH tiến hành xác định khả năng của trẻ khuyết tật và nhu cầu về hỗ trợ đối với từng loại dị tật, lứa tuổi. Thực hiện các thủ tục hỗ trợ trẻ khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng tại cộng đồng; hướng dẫn các dịch vụ tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật và công tác phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật.
Từ đó, triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ khuyết tật. Ngành LĐ-TB&XH phối hợp chặt chẽ với ngành y tế tổ chức các chương trình khám sàng lọc cho trên 4.390 lượt trẻ khuyết tật ở các dạng tật; trong đó, phẫu thuật miễn phí cho 43 trẻ em khuyết tật tim bẩm sinh; gần 1.530 trẻ được phẫu thuật, can thiệp mắt, môi, hở hàm ếch, khuyết tật vận động...; 800 lượt trẻ được hướng dẫn phục hồi chức năng tại cộng đồng. Tại các địa phương, phòng LĐ-TB&XH huyện, thành phố phối hợp các ngành liên quan tham mưu UBND huyện, thành phố xây dựng và tổ chức triển khai đề án hỗ trợ trẻ khuyết tật trên địa bàn…
Thời gian tới, Đề án hỗ trợ trẻ khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng tiếp tục triển khai trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Sở LĐ-TB&XH cùng các sở, ngành, UBND huyện, thành phố đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp trẻ khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại và tư vấn tâm lý...; hỗ trợ trẻ khuyết tật các kiến thức, kỹ năng, đảm bảo quyền tham gia, học tập, vui chơi giải trí của trẻ. Ngoài ra, tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm tạo động lực, khuyến khích, phát hiện trẻ khuyết tật có khả năng hòa nhập và phát triển tốt để kết nối trợ giúp với hình thức phù hợp khả năng, điều kiện của trẻ...