Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Yên Bái đa dạng ngành nghề để thoát nghèo

12/11/2015 14:46:58 Xem cỡ chữ

CTTĐT - Sau 5 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg (Đề án 1956 của Chính phủ), Yên Bái được đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện bài bản. Đến nay công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian qua đã góp phần giúp người nghèo có nghề, có việc làm, thu nhập ổn định, từng bước giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.

Nghề trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Hoàng Thắng, huyện Văn Yên.

 


Học nghề nuôi ong lấy mật tại xã Ngòi A huyện Văn Yên

Dạy nghề trồng nấm tại xã Đại Phác huyện Văn Yên.

Phần lớn đói nghèo là do thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, không có nghề…, chính vì vậy, trong những năm gần đây, nhiều địa phương đã tập trung tìm giải pháp thúc đẩy dạy nghề cho người nghèo. Các địa phương cũng tạo cơ hội để người nghèo có thể tham gia các lớp đào tạo nghề ngắn hạn thông qua các trung tâm dạy nghề. Khi có nghề, tìm được việc làm, có thu nhập ổn định, họ từng bước thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống.

 

Giáo viên Trung tâm Dạy nghề huyện Mù Cang Chải hướng dẫn kỹ thuật trồng ngô cho bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Lớp học nghề may Trung tâm Dạy nghề huyện Mù Cang Chải

Lớp học nghề điện tử công nghiệp, nghề công nghệ ô tô tại trường Cao đẳng nghề Yên Bái.

Lớp học nghề nấu ăn tại Trung tâm giới thiệu việc làm Tỉnh Hội phụ nữ.

Học nghề chế biến gỗ rừng tại xã Lâm Giang, huyện Văn Yên

Lớp học nghề chạm khắc đá tại huyện Lục Yên

Để nâng cao chất lượng dạy nghề và hoàn thành tốt mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015, đảm bảo tối thiểu 70% lao động tìm được việc làm sau đào tạo, đến năm 2015 tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%..., Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với Sở Nông nghiệp&Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện, các cấp chính quyền cơ sở, các trung tâm dạy nghề phối hợp chặt chẽ, đồng bộ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, hiểu được lợi ích từ việc học nghề, qua đó họ đăng ký học nghề một cách tự nguyện, hiệu quả. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn; đầu tư tập trung nguồn lực tài chính đối với các cơ sở đào tạo nghề đảm bảo đủ điều kiện về vật chất và thiết bị máy móc, đáp ứng nhu cầu dạy nghề và học nghề…

Hồng Hạnh