Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Công tác giảm nghèo - cần đổi mới phương thức và cách làm

13/12/2015 21:20:11 Xem cỡ chữ

Ngày 03/11/2015, trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Quốc hội, nhiều đại biểu đặc biệt quan tâm đến vấn đề giảm nghèo bền vững. Ý kiến các đại biểu cho rằng, cái-nghèo dẫn đến nhiều hệ lụy cho xã hội, vì vậy toàn xã hội cần quan tâm hơn nữa tới công tác giảm nghèo với cách làm mới, thiết thực và hiệu quả hơn.

Các đại biểu đều thống nhất và cho rằng, trong những năm qua Việt Nam được quốc tế đánh giá cao về công tác xóa đói, giảm nghèo. Mặc dù, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ huyện nghèo, xã nghèo, hộ nghèo nhưng chưa có những giải pháp căn cơ và bị hạn chế về nguồn lực. Trong khi chính quyền cơ sở nói riêng và hệ thống chính trị nói chung ở một số địa phương cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giảm nghèo. Bên cạnh đó, nhiều hộ trong diện nghèo còn tư tưởng ỷ lại và trông chờ sự hỗ trợ của nhà nước. Theo đại biểu Lê Đình Khang (Hải Dương), khi chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường và do sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, giữa các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, thuận lợi và khó khăn khác nhau, nên sự giãn cách giàu nghèo ở nước ta ngày càng tăng. Mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ huyện nghèo, xã nghèo, hộ nghèo, nhưng đại biểu Khang cho rằng, “chúng ta vẫn chưa có những giải pháp căn cơ cụ thể và nguồn lực có hạn”. Chính quyền cơ sở nói riêng và hệ thống chính trị nói chung ở một số địa phương cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giảm nghèo. Nhiều hộ nghèo còn tư tưởng ỷ lại trông chờ sự hỗ trợ của nhà nước. Vì vậy toàn xã hội cần quan tâm hơn nữa tới công tác giảm nghèo với cách làm mới, thiết thực và hiệu quả hơn. Dẫn ra thông tin của Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, đã đề xuất với Chính phủ về tiêu trí xác định hộ nghèo mới, chuyển từ xác định hộ nghèo theo thu nhập bình quân đầu người sang cách xác định hộ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều – theo đại biểu Khang, cách làm đó sẽ khắc phục được những hạn chế của cách làm cũ. Tuy nhiên, đến nay Chính phủ chưa ban hành chuẩn nghèo mới cho giai đoạn 2016-2020 là quá chậm. Hầu hết các tỉnh, thành trong toàn quốc đã tiến hành xong đại hội Đảng ở cả ba cấp. Chỉ tiêu giảm nghèo cho năm năm tới đã được đưa vào nghị quyết đại hội – đại biểu Khang băn khoăn: “Vậy tới đây xác định hộ nghèo đa chiều thì các con số trong nghị quyết đó còn có ý nghĩa nữa không!”. “Vấn đề là đổi mới phương thức và cách làm của nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội trong hỗ trợ người dân xóa đói, giảm nghèo. Chống bình quân bao cấp để sao cho một số hộ không còn cảm thấy may mắn, phấn khởi khi được đứng trong danh sách hộ nghèo” – đại biểu Khang đề nghị. Ngoài việc nhà nước cần tập trung vốn, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho vùng khó khăn, cho các huyện, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo – đại biểu Khang cũng đề nghị, chính quyền cơ sở cần phải đi sâu sát để điều tra xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của từng hộ, nhóm hộ thì mới có chính sách, giải pháp hỗ trợ phù hợp và hiệu quả. Đối với các đối tượng còn lại nghèo do thiếu lao động, do chưa có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, do thiếu vốn, do gặp thiên tai, rủi ro, nghèo do tiêu pha không có kế hoạch, bóc ngắn cắn dài, do nghiện ngập, cờ bạc, hay ăn, lười làm… đại biểu Khang đề nghị, cần phải có chính sách riêng đối với từng nhóm đối tượng. Thực tiễn giúp cho các hộ nghèo khó vô cùng, giúp được một hộ thoát nghèo không đơn giản. Vì thế, đại biểu Khang yêu cầu, “nếu không xác định rõ nguyên nhân nghèo đói của họ và bản thân họ không nỗ lực vươn lên bằng cách nào họ phải suy nghĩ, suy tính, mình không làm thay họ được, mình phải hỗ trợ họ”. Phân tích, chương trình 2030 đã đề ra 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu cho các giai đoạn 15 năm tới rất toàn diện, rất cụ thể - nhưng đại biểu Hà Huy Thông (Thừa Thiên - Huế) thì mục tiêu này rất khó để thực hiện. Cụ thể, Liên hợp quốc đánh giá nghèo đói là thách thức lớn nhất của nhân loại hiện nay, nên đặt mục tiêu đầu tiên là xóa đói, giảm nghèo cùng cực dưới mọi hình thức và ở mọi nơi, với mức nghèo cùng cực được xác định là người có thu nhập dưới 1,25 USD/ngày, tương đương khoảng gần 30 nghìn đồng Việt Nam hiện nay. Và đại biểu Thông đề nghị, Chính phủ cần đưa ra một chương trình hành động hoặc một chương trình quốc gia để Quốc hội xem xét để có thể cho hoạch định trong quá trình bàn thảo trong những ngày tới. Cũng tại phiên thảo luận tại Quốc hội hôm nay, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, ngày 9-9 vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75 về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 với những chính sách rất đồng bộ và mạnh mẽ, trong đó các hộ sinh sống ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, cộng đồng dân cư được giao rừng thuộc các xã này được hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng 400.000 đồng/1ha/năm. Ngoài ra còn được hưởng các lợi ích từ những sản phẩm từ rừng theo quy định của pháp luật. Hộ có khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung còn được hỗ trợ thêm 1,6 triệu đồng/1 ha/năm trong ba năm và 600.000 đồng/1ha/năm trong ba năm tiếp theo, được cho vay phát triển chăn nuôi tối đa 50 triệu đồng trong 10 năm với lãi suất 1,2% /năm và nhiều những chính sách mạnh mẽ nữa. Khẳng định đây là là một quyết tâm rất cao của Chính phủ, tuy nhiên, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, hiện đang phối hợp các bộ để sớm triển khai thực hiện chủ trương rất quan trọng này của Chính phủ.
Theo Trang TT giảm nghèo Quốc gia