Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Nông dân huyện Trấn Yên phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa để xóa đói giảm nghèo

30/11/2016 15:14:00 Xem cỡ chữ

CTTĐT - Bên cạnh nghề trồng dâu nuôi tằm, trồng tre măng Bát Độ… thì chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa cũng là hướng đi giúp người dân Trấn Yên (Yên Bái) xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu trên chính đáng trên đồng đất quê hương.

Mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn thịt của hội viên Vũ Thị Hà ở thôn 9, xã Báo Đáp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Để thúc đẩy chăn nuôi theo hướng hàng hóa, huyện Trấn Yên thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tư duy từ chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển dần sang chăn nuôi với quy mô lớn theo hướng hàng hóa gắn thị trường. Bên cạnh đó, huyện, còn tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi từ khâu sản xuất, chọn giống đến phương pháp chăm sóc theo hướng an toàn sinh học, phòng trừ dịch bệnh. Đối với các gia đình có đủ điều kiện phát triển chăn nuôi quy mô lớn thì được hướng dẫn kỹ thuật xây dựng chuồng trại theo quy định, xây dựng hầm Biogas, máng ăn uống, kỹ thuật chọn lựa con giống tốt… Sau khi hoàn tất tiến hành nghiệm thu, hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở chăn nuôi theo quy định.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế bền vững của việc phát triển chăn nuôi, nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư, thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, tự cung cấp sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Trên địa bàn huyện đã hình thành một số trang trại chăn nuôi đầu tư cơ sở vật chất, con giống ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi với quy mô lớn.

Hồng Hạnh

Hiện nay, toàn huyện Trấn Yên có trên 65.000 con gia súc và trên 622.000 con gia cầm. Sản lượng thịt hơi các loại đạt gần 4.000 tấn. Huyện đã duy trì sản xuất tốt 235 cơ sở chăn nuôi hàng hóa, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân. Đây là một chính sách có nhiều ý nghĩa, người chăn nuôi rất phấn khởi.

Trong thời gian tiếp thep, huyện tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân phát triển chăn nuôi tập trung quy mô lớn theo hướng hàng hóa, trong đó chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ khâu chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, đưa giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, từ đó làm thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ của người dân, nhân rộng nhiều mô hình chăn nuôi để xóa đói, giảm nghèo góp phần tích cực phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.