Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Huyện Yên Bình các mô hình phát triển kinh tế giỏi

27/10/2017 14:21:00 Xem cỡ chữ
CTTĐT - Trong thời gian qua, nhằm phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững, huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái đã có những bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, do đó đã có nhiều mô hình tiêu biểu đem lại hiệu quả kinh tế giúp người dân xóa nghèo, vươn lên làm giầu.

Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng quà anh Nguyễn Quý Thu, thôn Làng Ngòi, xã Yên Bình.

Điểm một số mô hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế  hàng hóa, tập trung huyện Yên Bình theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đã đem lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa nghèo, vươn lên làm giàu.

1. Mô hình nuôi cá lồng của Hợp tác xã (HTX) nuôi trồng thủy sản hồ Thác Bà ở thôn Ao Khoai, xã Thịnh Hưng.

Với quy mô 30 lồng cá, HTX được nhận hỗ trợ 10 triệu đồng/lồng theo đề án hỗ trợ nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Năm 2016, tổng sản lượng cá của HTX đạt trên 40 tấn; với giá bán trên thị trường hiện nay như: cá lăng đen khoảng 100.000 đồng/kg, cá chép 50.000 đồng/kg, cá diêu hồng  40.000 đồng/kg trở lên, một lồng cá sẽ cho lợi nhuận từ 20 - 25 triệu đồng, tổng lợi nhuận của HTX đạt khoảng từ 600 - 750 triệu đồng/năm. Tổng doanh thu từ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện năm 2016 ước đạt trên 240 tỷ đồng.

 

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm mô hình nuôi cá lồng của Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hồ Thác Bà ở thôn Ao Khoai, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình.

 

2. Mô hình nuôi cá bằng biện pháp quây lưới trên eo ngách hồ Thác Bà: của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Bình, thôn Đào Kiều, xã Thịnh Hưng và gia đình chị Nguyễn Thị Hoa, thôn Ao Khoai, xã Thịnh Hưng; mô hình nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà của hộ gia đình anh Nguyễn Văn Tùng, thôn Ao Khoai. Hiện nay, huyện Yên Bình cũng như các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn mong muốn và đề nghị UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Sở Khoa học - Công nghệ xem xét hỗ trợ huyện xây dựng chỉ dẫn địa lý "Cá hồ Thác Bà" và có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển và chế biến sản phẩm thủy sản trên địa bàn.

3. Mô hình kinh tế tổng hợp: của hộ gia đình ông Lưu Đức Dũng ở thôn Đồng Danh, xã Đại Minh: Với 1 ha trồng giống bưởi Đại Minh kết hợp với nuôi ong lấy mật; nuôi ba ba và cá, mô hình đem lại thu nhập bình quân cho gia đình trên 300 triệu đồng, lợi nhuận đạt khoảng 180 triệu đồng/năm. Mô hình trồng bưởi của gia đình ông Đinh Viết Vinh và gia đình anh Phạm Văn Cương, thôn Đồng Danh, xã Đại Minh. Được biết, xã Đại Minh hiện có 327 ha bưởi, đem lại doanh thu khoảng 100 tỷ đồng mỗi năm, nhiều hộ gia đình đã có cuộc sống khá lên nhờ cây bưởi.

Mô hình kinh tế tổng hợp của hộ gia đình ông Lưu Đức Dũng ở thôn Đồng Danh, xã Đại Minh bình quân mỗi năm cho nhập trên 300 triệu đồng.

 

4. Mô hình chăn nuôi bò tập trung theo phương thức bán công nghiệp: với quy mô 20 con của hộ gia đình bà Trịnh Ánh Ngọc ở thôn Làng Ngòi, xã Yên Bình đem lại thu nhập bình quân hàng năm khoảng 150 triệu đồng; thăm mô hình chè của hộ gia đình anh Nguyễn Quý Thu, thôn Làng Ngòi, xã Yên Bình với quy mô 1,6ha, năng suất đạt 13,5 tấn/ha, tổng sản lượng năm 2016 đạt trên 21 tấn chè búp tươi, bán với giá 5.000 đồng/kg cho thu nhập từ mô hình năm 2016 là 110 triệu đồng, đem lại lợi nhuận 65 triệu đồng.

 

 

Thăm mô hình chè của gia đình anh Nguyễn Quý Thu, thôn Làng Ngòi, xã Yên Bình.

 

Với những mô hình kinh tế nêu trên là cả sự nỗ lực, cố gắng của huyện Yên Bình trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Huyện đã triển khai có hiệu quả việc hỗ trợ các mô hình sản xuất theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Đặc biệt là việc hỗ trợ các mô hình nuôi cá lồng, nuôi cá quây lưới eo ngách cũng như hỗ trợ các mô hình chăn nuôi, qua đó bước đầu đã tạo nên phương thức sản xuất theo hướng hàng hóa, tập trung. Một số mô hình tiêu biểu đã được nhân rộng đem lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa nghèo, vươn lên làm giàu.

 

BBT