Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Yên Bái phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách góp phần xóa đói giảm nghèo

14/05/2018 16:30:00 Xem cỡ chữ
CTTĐT – Yên Bái là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn có hơn 46% số hộ hội viên, nông dân là đồng bào các dân tộc thiểu số, các cấp Hội đã ký chương trình phối hợp với ngân hàng Chính sách góp phần xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn.

Nông dân Yên Bái vay vốn ngân hàng Chính sách Xã hội phát triển kinh tế gia đình

Hiện nay, Chi nhánh ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh có 9 Phòng giao dịch tại các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai 12 chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh giúp các hộ nghèo, hộ chính sách, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tiếp cận nguồn vốn vay, phát triển sản xuất.
Các cấp Hội đã uỷ thác với ngân hàng Chính sách Xã hội cho 23.767 hộ nông dân vay với dư nợ đạt 703.730 triệu đồng. 

Các chương trình cho vay theo Quyết định số 54 và Quyết định số 32 của ngân hàng Chính sách Xã hội, cho vay vốn đối với các hộ chính sách, hộ nghèo thuộc đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn, ngân hàng Chính sách Xã hội phối hợp chặt chẽ với cấp ủy chính quyền địa phương, đặc biệt là các cấp Hội trong xây dựng, khảo sát, đánh giá, lập danh sách các hộ nghèo thuộc đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn để triển khai chương trình. Qua các chương trình này đã đầu tư 56,6 tỷ đồng cho các hộ nông dân dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Với nguồn vốn đầu tư 8 triệu đồng/hộ, phù hợp với năng lực sản xuất kinh doanh của các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ năm 2008, gia đình ông Hoàng Văn Cửu – dân tộc Tày, ở thôn Khe Ba Ba, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn được vay 15 triệu đồng từ Phòng giao dịch ngân hàng Chính sách Xã hội huyện xây dựng ao nuôi ba ba. Năm 2013, ông Cửu đã trả được số nợ cũ và tiếp tục vay 30 triệu đồng mở rộng sản xuất. Đến nay, diện tích ao nuôi ba ba nhà ông Cửu đã lên tới 500 mét vuông, số lượng 400 - 500 con, 100 con ba ba đẻ, có thể tự chủ cung ứng giống ba ba trong sản xuất. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, nguồn lãi từ ao nuôi ba ba nhà ông đạt hơn 100 triệu đồng.

Gia đình chị Ma Phi Hùng, ở thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên vay 30 triệu đồng từ ngân hàng Chính sách nuôi vịt thịt và vịt đẻ trứng. Hiện nay, đàn vịt của gia đình chị thu hơn 200 trứng/ngày. Cộng với bán vịt thịt, mỗi năm gia đình chịthu về hơn 200 triệu đồng. Gia đình chị Hùng còn trồng mướp với diện tích hàng nghìn mét vuông, cho thu hoạch hàng chục triệu/vụ. 

Để nâng cao chât lượng tín dụng thời gian tới, Hội ND tỉnh tăng cường phối hợp với ngân hàng Chính sách Xã hội nâng cao chất lượng tín dụng; tổ chức các lớp đào tạo nghề, hội thảo đầu bờ, tham quan học tập mô hình kinh tế hiệu quả; đẩy mạnh tuyên truyền, biểu dương, giới thiệu các gương hội viên, nông dân điển hình trong phát triển kinh tế giúp hội viên đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống và từng bước vươn lên thoát nghèo.

Ban Biên tập