CTTĐT - Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956), ngày 09/5/2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020” tại Quyết định số 625/QĐ-UBND.
Toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 87. 245 người, trong đó có 68.923 lao động nông thôn
Sau 7 năm triển khai thực hiện Đề án, chất lượng lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có bước cải thiện đáng kể, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động dạy nghề của các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, hoạt động truyền nghề, tự học nghề...toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 87. 245 người, trong đó có 68.923 lao động nông thôn (chiếm 79%). Riêng thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, toàn tỉnh đã mở 1.332 lớp, với số lao động nông thôn được học nghề là 37.923 người (bình quân 5.418 Duyệtngười/năm). Số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp là 25.279 người (chiếm 67%), lĩnh vực phi nông nghiệp là 12.644 người (chiếm 33%).
So sánh với mục tiêu của Đề án: sau 7 năm (2010-2016), số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề đạt 32,7% (37.923/116.000 người); tỷ trọng lao động được hỗ trợ đào tạo ở lĩnh vực phi nông nghiệp (so với tổng số lao động được đào tạo) đạt được 33%, thấp hơn so với mục tiêu Đề án (chiếm 55-60%).
Theo mục tiêu đề án, bình quân số lao động nông thôn được đào tạo là 16.000 người/năm, tuy nhiên thực tế chỉ đạt 9.846 người/năm, đạt 62%.
Trong tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề, đã có 28.235 người thuộc đối tượng ưu tiên, trong đó: người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là 334 người; người dân tộc thiểu số là 23.966 người, người thuộc hộ nghèo 7.136 người, người thuộc hộ bị thu hồi đất 1.141 người; người khuyết tật 130 người; người thuộc hộ cận nghèo 732 người.
Qua 7 năm thực hiện Đề án, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề vượt so với mục tiêu kế hoạch, chất lượng lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có bước cải thiện đáng kể, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần giúp cho hàng ngàn lao động (đặc biệt là đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số, người nghèo...) được chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề. Sau khi học nghề, nhiều lao động đã áp dụng có hiệu quả vào phát triển sản xuất, nhiều hộ gia đình đã xây dựng được các mô hình sản xuật hiệu quả, thu nhập cao. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần đem lại năng suất và thu nhập cao hơn, tạo việc làm cho nhiều lao động. Chất lượng lao động nông thôn ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm nghèo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956), ngày 09/5/2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020” tại Quyết định số 625/QĐ-UBND. Sau 7 năm triển khai thực hiện Đề án, chất lượng lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có bước cải thiện đáng kể, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động dạy nghề của các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, hoạt động truyền nghề, tự học nghề...toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 87. 245 người, trong đó có 68.923 lao động nông thôn (chiếm 79%). Riêng thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, toàn tỉnh đã mở 1.332 lớp, với số lao động nông thôn được học nghề là 37.923 người (bình quân 5.418 Duyệtngười/năm). Số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp là 25.279 người (chiếm 67%), lĩnh vực phi nông nghiệp là 12.644 người (chiếm 33%).
So sánh với mục tiêu của Đề án: sau 7 năm (2010-2016), số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề đạt 32,7% (37.923/116.000 người); tỷ trọng lao động được hỗ trợ đào tạo ở lĩnh vực phi nông nghiệp (so với tổng số lao động được đào tạo) đạt được 33%, thấp hơn so với mục tiêu Đề án (chiếm 55-60%).
Theo mục tiêu đề án, bình quân số lao động nông thôn được đào tạo là 16.000 người/năm, tuy nhiên thực tế chỉ đạt 9.846 người/năm, đạt 62%.
Trong tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề, đã có 28.235 người thuộc đối tượng ưu tiên, trong đó: người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là 334 người; người dân tộc thiểu số là 23.966 người, người thuộc hộ nghèo 7.136 người, người thuộc hộ bị thu hồi đất 1.141 người; người khuyết tật 130 người; người thuộc hộ cận nghèo 732 người.
Qua 7 năm thực hiện Đề án, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề vượt so với mục tiêu kế hoạch, chất lượng lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có bước cải thiện đáng kể, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần giúp cho hàng ngàn lao động (đặc biệt là đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số, người nghèo...) được chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề. Sau khi học nghề, nhiều lao động đã áp dụng có hiệu quả vào phát triển sản xuất, nhiều hộ gia đình đã xây dựng được các mô hình sản xuật hiệu quả, thu nhập cao. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần đem lại năng suất và thu nhập cao hơn, tạo việc làm cho nhiều lao động. Chất lượng lao động nông thôn ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm nghèo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Ban Biên tập