CTTĐT - Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái, năm 2021 với mục tiêu tuyển mới đào tạo nghề 18.000 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2021 đạt 64,8%, giải quyết việc làm cho 19.500 lao động, chuyển dịch 6.600 lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, phấn đấu hết năm 2021, tỷ lệ lao động nông nghiệp toàn tỉnh còn 57,91% lao động tham gia hoạt động kinh tế của tỉnh.
Năm 2021, Yên Bái đặt ra mục tiêu tuyển mới đào tạo nghề 18.000 người
Để đạt được mục tiêu trên, cần tăng cường thông tin, tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp, việc làm chuyển dịch cơ cấu lao động; tư vấn việc làm, học nghề, thông tin thị trường lao động; đẩy mạnh tuyển sinh đào tạo nghề, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động. Trong đó, tập trung rà soát nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp để tư vấn nghề nghiệp, định hướng đào tạo và cung ứng nhân lực theo nhu cầu, địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp; khuyến khích các loại hình đào tạo liên thông, liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh ở các cấp trình độ; tăng cường tuyển sinh dạy nghề xã hội hóa, thu hút các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề gắn với tuyển dụng lao động vào làm việc; tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu, địa chỉ sử dụng của khu công nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động; nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chú trọng đào tạo các nghề phi nông nghiệp, gắn đào tạo nghề cho lao động nông thôn với nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, định hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ, định hướng phát triển du lịch của tỉnh, cung ứng nhân lực theo nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp.
Giải quyết việc làm cho lao động tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; khu công nghiệp, doanh nghiệp ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động, kết nối hiệu quả thông tin cung-cầu lao động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động; tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm thu hút tạo việc làm cho người lao động. Trong đó, thu hút đầu tư, phát triển các doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút, tạo việc làm cho lao động ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, chú trọng thu hút đầu tư đối với ngành du lịch, dịch vụ và các ngành công nghiệp chế biến, gắn với việc sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh. Liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn, gắn với việc sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, thu hút lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ gắn với phương án tuyển dụng, sử dụng lao động qua đào tạo. Đầu tư phát triển nông thôn, phát triển ngành nghề sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nông thôn gắn với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong nông nghiệp.
Tăng cường kiểm tra, giám sát kết quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động tại các địa phương...
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái, năm 2021 với mục tiêu tuyển mới đào tạo nghề 18.000 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2021 đạt 64,8%, giải quyết việc làm cho 19.500 lao động, chuyển dịch 6.600 lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, phấn đấu hết năm 2021, tỷ lệ lao động nông nghiệp toàn tỉnh còn 57,91% lao động tham gia hoạt động kinh tế của tỉnh.Để đạt được mục tiêu trên, cần tăng cường thông tin, tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp, việc làm chuyển dịch cơ cấu lao động; tư vấn việc làm, học nghề, thông tin thị trường lao động; đẩy mạnh tuyển sinh đào tạo nghề, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động. Trong đó, tập trung rà soát nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp để tư vấn nghề nghiệp, định hướng đào tạo và cung ứng nhân lực theo nhu cầu, địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp; khuyến khích các loại hình đào tạo liên thông, liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh ở các cấp trình độ; tăng cường tuyển sinh dạy nghề xã hội hóa, thu hút các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề gắn với tuyển dụng lao động vào làm việc; tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu, địa chỉ sử dụng của khu công nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động; nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chú trọng đào tạo các nghề phi nông nghiệp, gắn đào tạo nghề cho lao động nông thôn với nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, định hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ, định hướng phát triển du lịch của tỉnh, cung ứng nhân lực theo nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp.
Giải quyết việc làm cho lao động tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; khu công nghiệp, doanh nghiệp ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động, kết nối hiệu quả thông tin cung-cầu lao động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động; tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm thu hút tạo việc làm cho người lao động. Trong đó, thu hút đầu tư, phát triển các doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút, tạo việc làm cho lao động ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, chú trọng thu hút đầu tư đối với ngành du lịch, dịch vụ và các ngành công nghiệp chế biến, gắn với việc sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh. Liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn, gắn với việc sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, thu hút lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ gắn với phương án tuyển dụng, sử dụng lao động qua đào tạo. Đầu tư phát triển nông thôn, phát triển ngành nghề sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nông thôn gắn với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong nông nghiệp.
Tăng cường kiểm tra, giám sát kết quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động tại các địa phương...