CTTĐT - Lục Yên là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng, phong phú, đặc biệt là đá trắng. Do đó, giảm thiểu thấp nhất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong lĩnh vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng là việc nhiều năm huyện đã chú trọng.
Công nhân Công ty TNHH Một thành viên Vạn Khoa đóng bao sản phẩm bột đá xuất khẩu.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Lục Yên, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh đã cấp 38 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực cho 37 tổ chức, doanh nghiệp với tổng diện tích được cấp phép 650,93ha. Trong số 38 mỏ được cấp phép khai thác có 28 mỏ đang khai thác (18 mỏ đá hoa trắng, 1 mỏ than, 4 mỏ cát sỏi, 5 mỏ đá làm vật liệu xây dựng); 2 mỏ đá hoa trắng đang xây dựng cơ bản chưa có sản phẩm; 4 mỏ chưa hoạt động khai thác (đá hoa trắng 2, cát sỏi 2); 4 mỏ đá hoa trắng tạm dừng hoạt động khai thác. Huyện cũng có 26 nhà máy chế biến đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 10 nhà máy chế biến đá hoa trắng đang hoạt động sản xuất với sản phẩm chế biến chủ yếu là đá xẻ các kích thước, đá bột, đá hạt và sản phẩm đá thủ công, mỹ nghệ; 1 nhà máy chế biến đá xẻ đang tạm dừng hoạt động; 15 dự án nhà máy chế biến đá hoa trắng chưa triển khai xây dựng. Các mỏ đá, nhà máy, cơ sở chế biến thu hút hàng ngàn lao động, chủ yếu là người địa phương.
Quá trình hoạt động sản xuất, các dự án khai thác khoáng sản đã đóng góp đáng kể vào ngân sách, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động địa phương. Hầu hết các đơn vị đã chấp hành tương đối tốt các quy định của pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp; đồng thời, xây dựng nội quy lao động và đăng ký với cơ quan Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; các chế độ bảo hiểm, an sinh xã hội được thực hiện đúng quy định pháp luật...
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã triển khai đưa mỏ vào khai thác ổn định như: Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam, Công ty cổ phần Thương mại và Sản xuất Hùng Đại Dương, Công ty cổ phần Khoáng sản Yên Bái VPG cùng 5 nhà máy chế biến đá vôi trắng đang hoạt động, 4 công ty khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường kèm theo hoạt động chế biến đá...
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Công ty cổ phần Khoáng sản Yên Bái VPG luôn đánh giá cao tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và dành nguồn lực ưu tiên hàng đầu trong các chính sách, hành động của doanh nghiệp. Thường xuyên làm việc tại bộ phận sản xuất tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động khi mưa to, dông bão, anh Trần Văn Thanh - công nhân khai thác mỏ luôn nghiêm túc chấp hành các yêu cầu của Công ty về việc bảo hộ an toàn lao động như: trang phục gọn gàng, mặc áo phản quang, đội mũ cứng, đeo kính mắt, đi giày chống đinh... Anh Thanh chia sẻ: "Công ty đã trang bị kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ, công nhân viên thông qua các hoạt động huấn luyện an toàn lao động trước khi bắt đầu làm việc. Đồng thời, tăng cường đào tạo cũng như triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn cho người lao động; các hoạt động định kỳ như diễn tập ứng phó với mưa bão được triển khai tại nhà máy. Không chỉ vậy, sau mỗi ca làm việc, luôn có những buổi thảo luận an toàn ngắn gọn nhằm thảo luận, phòng ngừa cũng như thông báo đến toàn bộ công nhân trong ca sản xuất về các mối nguy tiềm tàng, các sự cố có thể xảy ra”.
Để đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động, Bà Nông Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Yên cho biết, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn, các đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) như: cảnh báo về tai nạn lao động; an toàn trong sử dụng thiết bị điện; an toàn khi sử dụng các loại máy móc, thiết bị, nhất là thông tin, tuyên truyền chế độ chính sách và pháp luật về môi trường, ATVSLĐ, chế độ chính sách và các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động...
Năm 2023, toàn huyện đã treo 70 băng rôn tuyên truyền về đảm bảo an toàn trong lao động tại trung tâm huyện, xã, thị trấn, cơ quan, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh… Huyện cũng phối hợp với Phòng Việc làm - An toàn lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái mở 3 lớp tập huấn cho 180 học viên gồm cán bộ làm công tác ATVSLĐ - phòng chống cháy nổ và người lao động.
Cùng với công tác tuyên truyền, Lục Yên còn thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành và phối hợp tốt với đoàn kiểm tra các cấp kiểm tra thực hiện giải quyết các vấn đề về môi trường, ATVSLĐ, chế độ chính sách cho người lao động. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng tự kiểm tra, rà soát, kiểm định máy, thiết bị, vật tư theo quy trình, quy phạm ATVSLĐ trong đơn vị mình.
Dù đã có nhiều nỗ lực song bên cạnh những kết quả tích cực trong công tác ATVSLĐ, trên địa bàn huyện vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến công tác ATVSLĐ - phòng chống cháy nổ; huấn luyện ATVSLĐ còn mang tính đối phó; chưa cấp phát chưa đầy đủ các dụng cụ bảo hộ cho người lao động, trang bị các thiết bị phòng hộ tại nơi làm việc; chưa tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động…
Thời gian tới, huyện Lục Yên sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền đổi với công tác ATVSLĐ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về ATVSLĐ; tuyên truyển chế độ chính sách, pháp luật về ATVSLĐ, chế độ chính sách và các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động đồng thời thực hiện công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất khi cần thiết. Cùng đó, tham gia tập huấn phục vụ công tác ATVSLĐ, kiểm tra việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, nhất là các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến đá hoa trắng; yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh cần chú trọng công tác kiểm tra, rà soát, kiểm định máy, thiết bị, vật tư theo quy trình, quy phạm ATVSLĐ. “Việc bảo đảm môi trường làm việc an toàn của người lao động không chỉ đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mà còn bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Vì vậy, Lục Yên sẽ quan tâm kết hợp giữa kiểm tra và tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ không chỉ cho người sử dụng lao động mà cả người lao động, nhằm bảo vệ tỉnh mạng, tài sản của mỗi cá nhân” - bà Nguyễn Hồng Thắm - Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Lục Yên cho biết.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Lục Yên là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng, phong phú, đặc biệt là đá trắng. Do đó, giảm thiểu thấp nhất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong lĩnh vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng là việc nhiều năm huyện đã chú trọng. Hiện nay, trên địa bàn huyện Lục Yên, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh đã cấp 38 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực cho 37 tổ chức, doanh nghiệp với tổng diện tích được cấp phép 650,93ha. Trong số 38 mỏ được cấp phép khai thác có 28 mỏ đang khai thác (18 mỏ đá hoa trắng, 1 mỏ than, 4 mỏ cát sỏi, 5 mỏ đá làm vật liệu xây dựng); 2 mỏ đá hoa trắng đang xây dựng cơ bản chưa có sản phẩm; 4 mỏ chưa hoạt động khai thác (đá hoa trắng 2, cát sỏi 2); 4 mỏ đá hoa trắng tạm dừng hoạt động khai thác. Huyện cũng có 26 nhà máy chế biến đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 10 nhà máy chế biến đá hoa trắng đang hoạt động sản xuất với sản phẩm chế biến chủ yếu là đá xẻ các kích thước, đá bột, đá hạt và sản phẩm đá thủ công, mỹ nghệ; 1 nhà máy chế biến đá xẻ đang tạm dừng hoạt động; 15 dự án nhà máy chế biến đá hoa trắng chưa triển khai xây dựng. Các mỏ đá, nhà máy, cơ sở chế biến thu hút hàng ngàn lao động, chủ yếu là người địa phương.
Quá trình hoạt động sản xuất, các dự án khai thác khoáng sản đã đóng góp đáng kể vào ngân sách, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động địa phương. Hầu hết các đơn vị đã chấp hành tương đối tốt các quy định của pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp; đồng thời, xây dựng nội quy lao động và đăng ký với cơ quan Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; các chế độ bảo hiểm, an sinh xã hội được thực hiện đúng quy định pháp luật...
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã triển khai đưa mỏ vào khai thác ổn định như: Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam, Công ty cổ phần Thương mại và Sản xuất Hùng Đại Dương, Công ty cổ phần Khoáng sản Yên Bái VPG cùng 5 nhà máy chế biến đá vôi trắng đang hoạt động, 4 công ty khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường kèm theo hoạt động chế biến đá...
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Công ty cổ phần Khoáng sản Yên Bái VPG luôn đánh giá cao tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và dành nguồn lực ưu tiên hàng đầu trong các chính sách, hành động của doanh nghiệp. Thường xuyên làm việc tại bộ phận sản xuất tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động khi mưa to, dông bão, anh Trần Văn Thanh - công nhân khai thác mỏ luôn nghiêm túc chấp hành các yêu cầu của Công ty về việc bảo hộ an toàn lao động như: trang phục gọn gàng, mặc áo phản quang, đội mũ cứng, đeo kính mắt, đi giày chống đinh... Anh Thanh chia sẻ: "Công ty đã trang bị kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ, công nhân viên thông qua các hoạt động huấn luyện an toàn lao động trước khi bắt đầu làm việc. Đồng thời, tăng cường đào tạo cũng như triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn cho người lao động; các hoạt động định kỳ như diễn tập ứng phó với mưa bão được triển khai tại nhà máy. Không chỉ vậy, sau mỗi ca làm việc, luôn có những buổi thảo luận an toàn ngắn gọn nhằm thảo luận, phòng ngừa cũng như thông báo đến toàn bộ công nhân trong ca sản xuất về các mối nguy tiềm tàng, các sự cố có thể xảy ra”.
Để đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động, Bà Nông Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Yên cho biết, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn, các đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) như: cảnh báo về tai nạn lao động; an toàn trong sử dụng thiết bị điện; an toàn khi sử dụng các loại máy móc, thiết bị, nhất là thông tin, tuyên truyền chế độ chính sách và pháp luật về môi trường, ATVSLĐ, chế độ chính sách và các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động...
Năm 2023, toàn huyện đã treo 70 băng rôn tuyên truyền về đảm bảo an toàn trong lao động tại trung tâm huyện, xã, thị trấn, cơ quan, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh… Huyện cũng phối hợp với Phòng Việc làm - An toàn lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái mở 3 lớp tập huấn cho 180 học viên gồm cán bộ làm công tác ATVSLĐ - phòng chống cháy nổ và người lao động.
Cùng với công tác tuyên truyền, Lục Yên còn thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành và phối hợp tốt với đoàn kiểm tra các cấp kiểm tra thực hiện giải quyết các vấn đề về môi trường, ATVSLĐ, chế độ chính sách cho người lao động. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng tự kiểm tra, rà soát, kiểm định máy, thiết bị, vật tư theo quy trình, quy phạm ATVSLĐ trong đơn vị mình.
Dù đã có nhiều nỗ lực song bên cạnh những kết quả tích cực trong công tác ATVSLĐ, trên địa bàn huyện vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến công tác ATVSLĐ - phòng chống cháy nổ; huấn luyện ATVSLĐ còn mang tính đối phó; chưa cấp phát chưa đầy đủ các dụng cụ bảo hộ cho người lao động, trang bị các thiết bị phòng hộ tại nơi làm việc; chưa tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động…
Thời gian tới, huyện Lục Yên sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền đổi với công tác ATVSLĐ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về ATVSLĐ; tuyên truyển chế độ chính sách, pháp luật về ATVSLĐ, chế độ chính sách và các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động đồng thời thực hiện công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất khi cần thiết. Cùng đó, tham gia tập huấn phục vụ công tác ATVSLĐ, kiểm tra việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, nhất là các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến đá hoa trắng; yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh cần chú trọng công tác kiểm tra, rà soát, kiểm định máy, thiết bị, vật tư theo quy trình, quy phạm ATVSLĐ. “Việc bảo đảm môi trường làm việc an toàn của người lao động không chỉ đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mà còn bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Vì vậy, Lục Yên sẽ quan tâm kết hợp giữa kiểm tra và tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ không chỉ cho người sử dụng lao động mà cả người lao động, nhằm bảo vệ tỉnh mạng, tài sản của mỗi cá nhân” - bà Nguyễn Hồng Thắm - Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Lục Yên cho biết.