Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Hướng dẫn du lịch “Homestay” ngành nghề mới cho lao động nông thôn

01/11/2019 09:37:00 Xem cỡ chữ
Nắm bắt được tồn tại và nhu cầu học tập để nâng cao kiến thức về phát triển mô hình du lịch homestay. Trường Trung cấp Cộng đồng Hà Nội đã và đang triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngành Hướng dẫn du lịch tại hai xã Sơn A và xã Sơn Thịnh trên địa bàn huyện Văn Chấn.

Yên Bái đang tập trung đầu tư và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp cũng như các ngành nghề dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như phát triển kinh tế gia đình và địa phương.

Với quan điểm đảm bảo thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề với lao động nông thôn. Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 21/11/2009  về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đã mở ra một hướng đi tươi sáng cho công tác đào tạo nghề và học nghề cho lao động nông thôn. Với mục đích chuyển mạnh đào tạo nghề lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng ngành, từng vùng, từng địa phương.

Có thể nói, sau một thời gian triển khai Đề án 1956 đã thành công, tạo dấu ấn rất sâu đậm và có ý nghĩa to lớn trong nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội trên toàn quốc. Đến nay, đã cơ bản hoàn thành việc hướng dẫn và triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án, gần 800 ngàn lượt người được học nghề, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề ở 54 tỉnh, thành phố đạt trên 70%, đã cơ bản hoàn thành việc tổ chức thí điểm mô hình dạy nghề và đặt hàng dạy nghề cho lao động nông thôn và xây dựng được một số mô hình tiên tiến.

Theo ông Ngô Thanh Giang – Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: “Trong 10 năm từ năm 2010 đến 3019, từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế –xã hội hoạt động dạy nghề của các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, hoạt động truyền nghề, tự học nghề…tỉnh Yên Bái đã đào tạo cho gần 150 nghìn người trong đó có trên 118 nghìn lao động nông thôn. Sau 10 năm triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã có trên 44.500 lao động nông thôn có việc làm sau khi đaot tạo nghề trong đó lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề ở lĩnh vực phi nông nghiệp đạt gần 13 nghìn người, đã có trên 2.600 người được doanh nghiệp, dơn vị tuyển dụng, gần 3.200 người được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm, gần 650 người thành lập HTX, THT, doanh nghệp…

Đối với tỉnh Yên Bái nói riêng và 64 tỉnh thành nói chung mặc dù đã có những kết quả  rất nổi bật, nhưng công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trong 2 năm vừa qua mới chủ yếu tập trung vào các mô hình thí điểm và đào tạo quá nhiều chỉ tiêu cho nghề nông nghiệp, việc đào tạo mở rộng ngành nghề phi nông nghiệp ở các địa phương vẫn còn có những hạn chế phải khắc phục. Vẫn còn tình trạng nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người học, chưa gắn chặt với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Từ việc đánh giá hiệu quả của Đề án trong thời gian qua tỉnh Yên Bái đang tập trung đầu tư và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp cũng như các ngành nghề dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như phát triển kinh tế gia đình và địa phương.

Hiện nay, tại một số huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái được trời phú cho cảnh vật cũng như các danh lam thắng cảnh, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch cộng đồng (homestay). Homestay là một loại hình “Du lịch xanh” lý tưởng đối với các bạn trẻ yêu thích khám phá văn hóa tại các vùng đất mới. Khi đi du lịch homestay, thay vì ở khách sạn hoặc nhà nghỉ các bạn sẽ ở ngay tại nhà của dân địa phương để có thể có một góc nhìn gần gũi và thực tế hơn với cách sống và nền văn hóa của chính họ. Một số điểm du lịch homestay  được hình thành tại một số huyện như Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu và Yên Bình để đáp ứng nhu cầu của du khách thập phương. Nhưng việc triển khai và phát triển mô hình du lịch homestay vẫn còn một số tồn tại cần phải thay đổi để có thể đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

Nắm bắt được tồn tại và nhu cầu học tập để nâng cao kiến thức về phát triển mô hình du lịch homestay. Trường Trung cấp Cộng đồng Hà Nội đã và đang triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngành Hướng dẫn du lịch tại hai xã Sơn A và xã Sơn Thịnh trên địa bàn huyện Văn Chấn.

Đến với nghề Hướng dẫn du lịch, bà con nông dân được trang bị thêm những kiến thức cơ bản về du lịch homestay, được đi thực tế trải nghiệm tại các địa điểm homestay của người dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc Mông, dân tộc Tày… để học hỏi mô hình Homestay của từng vùng miền, dân tộc. Từ đó có thể áp dụng vào mô hình tại địa phương mình, mang đến sự mới mẻ cũng như đa dạng về mô hình Homestay để du khách có được nhiều sự lựa chọn cho chuyến du lịch và có thể quảng bá cho mô hình địa phương mình

 

Ban Biên tập