CTTĐT – Chương trình hợp tác phái cử và tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng sang Nhật Bản đã được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản từ năm 1992. Trong hơn 20 năm qua, đã có trên 90.000 lượt thanh niên Việt Nam tới Nhật Bản để thực tập kỹ năng và số lượng thực tập sinh Việt Nam được phía Nhật Bản tiếp nhận vẫn không ngừng tăng hàng năm.
Để phòng ngừa những phát sinh có thể xảy ra do việc chuyển tải những thông tin không rõ ràng về tuyển chọn du học sinh sang du học tự túc tại Nhật Bản (nhưng trong nội dung thông báo lại lập lờ giữa việc du học kết hợp làm việc với chương trình đưa thực tập sinh sang Nhật Bản, gây hiểu nhầm cho những người có nhu cầu đi làm việc tại Nhật Bản, gây ảnh hưởng xấu đến các chương trình hợp tác về nguồn nhân lực giữa Việt Nam và Nhật Bản), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có công văn thông tin về các chương trình như sau:
Chương trình thực tập kỹ năng:
Mục đích của Chương trình thực tập kỹ năng này là nhằm chuyển giao kỹ thuật của Nhật Bản cho Việt Nam thông qua việc thực tập sinh thực tập tại doanh nghiệp tiếp nhận Nhật Bản với thời gian tối đa là 03 năm. Trong thời gian thực tập tại Nhật, thực tập sinh được hưởng lương và mọi chế độ tương đương với người lao động Nhật Bản.
Các doanh nghiệp được phép tuyển thực tập sinh đi thực tập tại Nhật Bản phải có Giấy phép xuất khẩu lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp và được Cục Quản lý lao động ngoài nước giới thiệu với Tổ chức tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (JITCO) để đưa thực tập sinh đi Nhật Bản. Danh sách các Công ty có giấy phép xuất khẩu lao động và danh sách các Công ty đã được giới thiệu với Tổ chức JITCO được công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước.
2. Chương trình du học tự túc:
Ngoài việc tiếp nhận thực tập sinh, Nhật Bản hiện đang tiếp nhận du học sinh người nước ngoài đến học tập theo chương trình du học tự túc. Nhằm tạo thêm thu nhập góp phần giảm gánh nặng cho du học sinh trong thời gian học tập, Luật Quản lý nhập cảnh Nhật Bản cho phép du học sinh làm thêm với thời gian tối đa 28 tiếng/tuần (thời gian làm thêm tối đa trong các kỳ nghỉ dài của trường học là 40 tiếng/tuần), mỗi ngày không quá 8 tiếng ngoài thời gian học tập ở trường với điều kiện du học sinh được Cục Quản lý nhập cảnh Nhật Bản cho phép làm thêm và tìm được việc làm thêm trong phạm vi các công việc Luật cho phép. Nếu tính theo mức lương 900 yên/giờ ở thủ đô Tokyo Nhật Bản thì tiền làm thêm tối đa của du học sinh vào khoảng 100.800 yên/tháng, chỉ bằng 2/3 lương của thực tập sinh làm việc ở cùng địa phương
Chương trình tiếp nhận du học sinh và tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng là hai chương trình hoàn toàn khác nhau về mục đích cũng như cơ quan quản lý. Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý hoạt động đưa thực tập sinh đi thực tập tại Nhật Bản. Chương trình du học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, du học sinh đi Nhật Bản với mục đích học tập. Vì vậy, cơ quan quản lý trong lĩnh vực lao động tại địa phương cần nắm rõ về nội dung của hai chương trình và cảnh báo cho người lao động đối với những quảng cáo không làm rõ về mục đích chương trình du học hoặc đưa ra con số quá cao về tiền làm thêm của du học sinh gây hiểu lầm và ảnh hưởng không tốt đến việc hợp tác trong lĩnh vực nguồn nhân lực giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Chương trình hợp tác phái cử và tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng sang Nhật Bản đã được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản từ năm 1992. Trong hơn 20 năm qua, đã có trên 90.000 lượt thanh niên Việt Nam tới Nhật Bản để thực tập kỹ năng và số lượng thực tập sinh Việt Nam được phía Nhật Bản tiếp nhận vẫn không ngừng tăng hàng năm. Để phòng ngừa những phát sinh có thể xảy ra do việc chuyển tải những thông tin không rõ ràng về tuyển chọn du học sinh sang du học tự túc tại Nhật Bản (nhưng trong nội dung thông báo lại lập lờ giữa việc du học kết hợp làm việc với chương trình đưa thực tập sinh sang Nhật Bản, gây hiểu nhầm cho những người có nhu cầu đi làm việc tại Nhật Bản, gây ảnh hưởng xấu đến các chương trình hợp tác về nguồn nhân lực giữa Việt Nam và Nhật Bản), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có công văn thông tin về các chương trình như sau:
Chương trình thực tập kỹ năng:
Mục đích của Chương trình thực tập kỹ năng này là nhằm chuyển giao kỹ thuật của Nhật Bản cho Việt Nam thông qua việc thực tập sinh thực tập tại doanh nghiệp tiếp nhận Nhật Bản với thời gian tối đa là 03 năm. Trong thời gian thực tập tại Nhật, thực tập sinh được hưởng lương và mọi chế độ tương đương với người lao động Nhật Bản.
Các doanh nghiệp được phép tuyển thực tập sinh đi thực tập tại Nhật Bản phải có Giấy phép xuất khẩu lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp và được Cục Quản lý lao động ngoài nước giới thiệu với Tổ chức tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (JITCO) để đưa thực tập sinh đi Nhật Bản. Danh sách các Công ty có giấy phép xuất khẩu lao động và danh sách các Công ty đã được giới thiệu với Tổ chức JITCO được công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước.
2. Chương trình du học tự túc:
Ngoài việc tiếp nhận thực tập sinh, Nhật Bản hiện đang tiếp nhận du học sinh người nước ngoài đến học tập theo chương trình du học tự túc. Nhằm tạo thêm thu nhập góp phần giảm gánh nặng cho du học sinh trong thời gian học tập, Luật Quản lý nhập cảnh Nhật Bản cho phép du học sinh làm thêm với thời gian tối đa 28 tiếng/tuần (thời gian làm thêm tối đa trong các kỳ nghỉ dài của trường học là 40 tiếng/tuần), mỗi ngày không quá 8 tiếng ngoài thời gian học tập ở trường với điều kiện du học sinh được Cục Quản lý nhập cảnh Nhật Bản cho phép làm thêm và tìm được việc làm thêm trong phạm vi các công việc Luật cho phép. Nếu tính theo mức lương 900 yên/giờ ở thủ đô Tokyo Nhật Bản thì tiền làm thêm tối đa của du học sinh vào khoảng 100.800 yên/tháng, chỉ bằng 2/3 lương của thực tập sinh làm việc ở cùng địa phương
Chương trình tiếp nhận du học sinh và tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng là hai chương trình hoàn toàn khác nhau về mục đích cũng như cơ quan quản lý. Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý hoạt động đưa thực tập sinh đi thực tập tại Nhật Bản. Chương trình du học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, du học sinh đi Nhật Bản với mục đích học tập. Vì vậy, cơ quan quản lý trong lĩnh vực lao động tại địa phương cần nắm rõ về nội dung của hai chương trình và cảnh báo cho người lao động đối với những quảng cáo không làm rõ về mục đích chương trình du học hoặc đưa ra con số quá cao về tiền làm thêm của du học sinh gây hiểu lầm và ảnh hưởng không tốt đến việc hợp tác trong lĩnh vực nguồn nhân lực giữa Việt Nam và Nhật Bản.