Đây là một trong mục tiêu quan trọng trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được Bộ LĐTB&XH ưu tiên trong giai đoạn 2018-2020. Theo đó Bộ sẽ rà soát, đánh giá năng lực đào tạo của các cơ sở tham gia đào tạo cho lao động nông thôn về: nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cơ sở vật chất thiết bị đào tạo để xác định các cơ sở đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Trong 3 năm (2018 - 2020) hỗ trợ đào tạo nghề cho khoảng 2,74 triệu lao động
Theo kế hoạch giai đoạn 2018 - 2020 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Trong 3 năm (2018 - 2020) hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho khoảng 2,74 triệu lao động nông thôn, người khuyết tật, thợ thủ công, thợ lành nghề. Giai đoạn 2018- 2020 dạy nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động và chuyên đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn (trong đó 625 ngàn người học nghề nông nghiệp, 2.115 ngàn người học nghề phi nông nghiệp).
Để đạt được mục tiêu trên, các địa phương cần đẩy mạnh việc đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn nhằm giúp đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn.
Định kỳ hàng năm rà soát, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Rà soát, cập nhật, bổ sung danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn; mức chi phí đào tạo đối với từng nghề. Rà soát, xác định nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn theo từng nghề và cấp trình độ đào tạo.
Rà soát, xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo (số lượng, cơ cấu nghề, trình độ đào tạo) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động.
Rà soát, đánh giá năng lực đào tạo của các cơ sở tham gia đào tạo cho lao động nông thôn về: nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cơ sở vật chất thiết bị đào tạo để xác định các cơ sở đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.
Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Xây dựng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả cho lao đông nông thôn, theo từng ngành, lĩnh vực để tổ chức triển khai nhân rộng; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, đánh giá, chỉ đạo việc thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn...
Đây là một trong mục tiêu quan trọng trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được Bộ LĐTB&XH ưu tiên trong giai đoạn 2018-2020. Theo đó Bộ sẽ rà soát, đánh giá năng lực đào tạo của các cơ sở tham gia đào tạo cho lao động nông thôn về: nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cơ sở vật chất thiết bị đào tạo để xác định các cơ sở đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.Theo kế hoạch giai đoạn 2018 - 2020 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Trong 3 năm (2018 - 2020) hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho khoảng 2,74 triệu lao động nông thôn, người khuyết tật, thợ thủ công, thợ lành nghề. Giai đoạn 2018- 2020 dạy nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động và chuyên đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn (trong đó 625 ngàn người học nghề nông nghiệp, 2.115 ngàn người học nghề phi nông nghiệp).
Để đạt được mục tiêu trên, các địa phương cần đẩy mạnh việc đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn nhằm giúp đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn.
Định kỳ hàng năm rà soát, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Rà soát, cập nhật, bổ sung danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn; mức chi phí đào tạo đối với từng nghề. Rà soát, xác định nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn theo từng nghề và cấp trình độ đào tạo.
Rà soát, xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo (số lượng, cơ cấu nghề, trình độ đào tạo) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động.
Rà soát, đánh giá năng lực đào tạo của các cơ sở tham gia đào tạo cho lao động nông thôn về: nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cơ sở vật chất thiết bị đào tạo để xác định các cơ sở đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.
Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Xây dựng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả cho lao đông nông thôn, theo từng ngành, lĩnh vực để tổ chức triển khai nhân rộng; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, đánh giá, chỉ đạo việc thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn...