CTTĐT - Tái hòa nhập cộng đồng là một thử thách lớn với không ít người mới ra tù, đặc biệt trong việc tìm kiếm việc làm. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến các đối tượng này và có nhiều chính sách việc làm giúp người ra tù ổn định cuộc sống.
Người mới ra tù được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp. Ảnh minh họa
Theo quy định tại Thông tư 44/2016/TT-BLĐTBXH, người chấp hành xong hình phạt tù sẽ được hỗ trợ tối đa trong việc tìm kiếm việc làm. Cụ thể:
- Được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp
Nếu người ra tù tham gia đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng thì được miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hưởng chính sách nội trú.
Nếu tham gia đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng thì được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại.
Riêng những người không thuộc các đối tượng nêu trên sẽ nhận sự hỗ trợ tùy theo quyết định của các cơ quan chức năng.
- Được tư vấn, giới thiệu việc làm
Không có việc làm, chưa có thu nhập, những người mới ra tù sẽ được các trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu việc làm miễn phí.
Bằng nhiều hình thức khác nhau như tư vấn trực tiếp, tư vấn tập trung, tư vấn qua điện thoại, trang thông tin điện tử hay tại các phiên giao dịch việc làm, họ có cơ hội tiếp cận với nhiều công việc ở các lĩnh vực khác nhau, được lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của bản thân.
- Được vay vốn đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm
Nếu có nhu cầu vay vốn đào tạo nghề nghiệp thì người ra tù được vay 1,5 triệu đồng/tháng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (Điều 1 Quyết định 751/QĐ-TTg).
Trường hợp muốn vay với số tiền lớn hơn để tạo việc làm thì người ra tù có thể vay từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức vay tối đa là 50 triệu đồng (khoản 2 Điều 24 Nghị định 61/2015/NĐ-CP).
Đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm là những công việc tích cực, có ý nghĩa không chỉ riêng bản thân người lao động mà còn góp phần giải quyết việc làm cho những lao động khác. Do vậy, người chấp hành xong hình phạt tù còn được chính quyền địa phương hỗ trợ cho vay ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm.
- Được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Để tạo sự công bằng, không phân biệt đối xử với người chấp hành hình phạt tù, nếu có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì họ sẽ được hỗ trợ như những người lao động khác.
Ngoài việc trợ giúp về việc làm, người chấp hành xong hình phạt tù nếu thuộc đối tượng bảo trợ xã hội thì còn được hưởng các chính sách hỗ trợ khác (trợ cấp hàng tháng, bảo hiểm y tế,…) để ổn định cuộc sống.
Với những chính sách này, Nhà nước muốn tạo điều kiện tốt nhất để những người lầm lỡ xóa bỏ tâm lý mặc cảm, tự ti để tái hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tái hòa nhập cộng đồng là một thử thách lớn với không ít người mới ra tù, đặc biệt trong việc tìm kiếm việc làm. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến các đối tượng này và có nhiều chính sách việc làm giúp người ra tù ổn định cuộc sống.Theo quy định tại Thông tư 44/2016/TT-BLĐTBXH, người chấp hành xong hình phạt tù sẽ được hỗ trợ tối đa trong việc tìm kiếm việc làm. Cụ thể:
- Được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp
Nếu người ra tù tham gia đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng thì được miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hưởng chính sách nội trú.
Nếu tham gia đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng thì được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại.
Riêng những người không thuộc các đối tượng nêu trên sẽ nhận sự hỗ trợ tùy theo quyết định của các cơ quan chức năng.
- Được tư vấn, giới thiệu việc làm
Không có việc làm, chưa có thu nhập, những người mới ra tù sẽ được các trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu việc làm miễn phí.
Bằng nhiều hình thức khác nhau như tư vấn trực tiếp, tư vấn tập trung, tư vấn qua điện thoại, trang thông tin điện tử hay tại các phiên giao dịch việc làm, họ có cơ hội tiếp cận với nhiều công việc ở các lĩnh vực khác nhau, được lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của bản thân.
- Được vay vốn đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm
Nếu có nhu cầu vay vốn đào tạo nghề nghiệp thì người ra tù được vay 1,5 triệu đồng/tháng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (Điều 1 Quyết định 751/QĐ-TTg).
Trường hợp muốn vay với số tiền lớn hơn để tạo việc làm thì người ra tù có thể vay từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức vay tối đa là 50 triệu đồng (khoản 2 Điều 24 Nghị định 61/2015/NĐ-CP).
Đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm là những công việc tích cực, có ý nghĩa không chỉ riêng bản thân người lao động mà còn góp phần giải quyết việc làm cho những lao động khác. Do vậy, người chấp hành xong hình phạt tù còn được chính quyền địa phương hỗ trợ cho vay ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm.
- Được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Để tạo sự công bằng, không phân biệt đối xử với người chấp hành hình phạt tù, nếu có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì họ sẽ được hỗ trợ như những người lao động khác.
Ngoài việc trợ giúp về việc làm, người chấp hành xong hình phạt tù nếu thuộc đối tượng bảo trợ xã hội thì còn được hưởng các chính sách hỗ trợ khác (trợ cấp hàng tháng, bảo hiểm y tế,…) để ổn định cuộc sống.
Với những chính sách này, Nhà nước muốn tạo điều kiện tốt nhất để những người lầm lỡ xóa bỏ tâm lý mặc cảm, tự ti để tái hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.