Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Trách nhiệm của người sử dụng lao động và các chế độ trợ cấp khi người lao động bị tai nạn lao động

23/12/2020 14:43:00 Xem cỡ chữ
Chế độ tai nạn lao động là một trong những chính sách an sinh hữu ích nhất hiện nay nhằm chia sẻ gánh nặng, giúp người lao động vượt qua khó khăn khi gặp rủi ro trong quá trình lao động.

Ảnh minh họa.

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động (NLĐ) tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau: Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc như nghỉ giải lao, ăn giữa ca...; Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của NSDLĐ...; Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

Thứ hai, suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc 03 trường hợp trên.

Các trường hợp tai nạn không được hưởng chế độ tai nạn lao động

Tuy nhiên NLĐ sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động khi xảy ra tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau: Tai nạn do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động; Tai nạn do NLĐ cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản than; Tai nạn do say rượu, bia hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.

Quyền lợi của NLĐ khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Được tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp

- Được thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định;

- Được trả đủ tiền lương trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp.

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, khi bị tai nạn lao động, cả người sử dụng lao động và quỹ bảo hiểm tai nạn lao động đều phải có trách nhiệm hỗ trợ người lao động. Cụ thể mức hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất như sau:

Mức hưởng từ người sử dụng lao động

Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 nêu rõ, đối với người lao động bị tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định: Phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả đối với người lao động tham gia BHYT; Phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5%; Toàn bộ chi phí y tế với người lao động không tham gia BHYT.

Trả đủ tiền lương cho người lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.

Bồi thường cho người bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của họ gây ra: Ít nhất 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5 - 10%; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11 - 80%; Ít nhất 30 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức nêu trên với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.

Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.

Mức hưởng từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động

Theo Thông tư 26 năm 2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, căn cứ tình trạng, mức độ thương tật và mức suy giảm khả năng lao động mà người lao động được nhận các khoản trợ cấp khác nhau:

Trợ cấp 1 lần

(Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5 - 30%)

Mức trợ cấp 1 lần

=

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động

+

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động

 

=

{5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin}

+

{0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L}

Trong đó:

- Lmin: Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng.

- m: Mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).

- L: Mức lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

- t: Tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

Trợ cấp hàng tháng

(Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên)

Mức trợ cấp hàng tháng

=

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động

+

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động

 

=

{0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin}

+

{0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L}


 
Trong đó:

- Lmin: Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng.

- m: Mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).

- L: Mức lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

- t: Tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

Trợ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Người bị tai nạn lao động bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.

Trợ cấp phục vụ

(Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần)

Mức trợ cấp phục vụ hàng tháng

=

Mức lương cơ sở

Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng.

Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị

(Áp dụng với người trở lại làm việc sau điều trị ổn định thương tật mà sức khỏe chưa phục hồi)

Mức trợ cấp mỗi ngày

=

30%

x

Mức lương cơ sở

Mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp mỗi ngày bằng 30% x 1.490.000 đồng = 447.000 đồng.

Lưu ý:

Người lao động được nghỉ chế độ từ 05 - 10 ngày:

- Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;

- Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 31% - 50%;

- Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 15% - 30%.

Trợ cấp 1 lần khi chết

(Áp dụng cho thân nhân của người bị tai nạn lao động chết)

Mức trợ cấp 1 lần

=

36

x

Mức lương cơ sở

Mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp 1 lần khi chết bằng 36 x 1,49 triệu đồng = 53,64 triệu đồng.