CTTĐT - Toàn tỉnh Yên Bái hiện có trên 3.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong và ngoài các khu công nghiệp, tạo việc làm cho hàng chục nghìn người lao động. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh lao động nên phần lớn các doanh nghiệp đã chủ động triển khai thực hiện công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ gắn với hoạt động kinh doanh.
Phần lớn các doanh nghiệp đã chủ động triển khai thực hiện công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động
100% doanh nghiệp nhà nước và nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã thành lập hội đồng an toàn vệ sinh lao động, bố trí cán bộ làm công tác này. Xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn phòng chống cháy nổ; tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân, thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động; đầu tư cải thiện điều kiện lao động, sử dụng thiết bị công nghệ mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động và đảm bảo an toàn cho người lao động.
Một số doanh nghiệp cũng đã tích cực thực hiện đúng nội quy, quy trình kỹ thuật, rà soát, bổ sung kịp thời về nội quy an toàn vận hành thiết bị mới, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; Tăng cường thông tin, tuyên truyền đến từng tổ đội, phân xưởng sản xuất; tổ chức đào tạo, huấn luyện định kỳ cho người lao động. Trong quá trình huấn luyện có thực hành các tình huống giả định mất an toàn để từ đó xây dựng phương án xử lý khi có sự cố xảy ra. Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ được rà soát, kiểm tra lại danh mục đăng ký và kiểm định an toàn; thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các sự cố có thể xảy ra, thực hiện tốt các hướng dẫn và quy định hiện hành. Đặc biệt là thực hiện các phương án diễn tập phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Toàn tỉnh Yên Bái hiện có trên 3.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong và ngoài các khu công nghiệp, tạo việc làm cho hàng chục nghìn người lao động. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh lao động nên phần lớn các doanh nghiệp đã chủ động triển khai thực hiện công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ gắn với hoạt động kinh doanh. 100% doanh nghiệp nhà nước và nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã thành lập hội đồng an toàn vệ sinh lao động, bố trí cán bộ làm công tác này. Xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn phòng chống cháy nổ; tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân, thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động; đầu tư cải thiện điều kiện lao động, sử dụng thiết bị công nghệ mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động và đảm bảo an toàn cho người lao động.
Một số doanh nghiệp cũng đã tích cực thực hiện đúng nội quy, quy trình kỹ thuật, rà soát, bổ sung kịp thời về nội quy an toàn vận hành thiết bị mới, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; Tăng cường thông tin, tuyên truyền đến từng tổ đội, phân xưởng sản xuất; tổ chức đào tạo, huấn luyện định kỳ cho người lao động. Trong quá trình huấn luyện có thực hành các tình huống giả định mất an toàn để từ đó xây dựng phương án xử lý khi có sự cố xảy ra. Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ được rà soát, kiểm tra lại danh mục đăng ký và kiểm định an toàn; thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các sự cố có thể xảy ra, thực hiện tốt các hướng dẫn và quy định hiện hành. Đặc biệt là thực hiện các phương án diễn tập phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra.