CTTĐT - Phấn đấu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, mỗi năm toàn tỉnh đưa 1.500-2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tăng tỷ lệ lao động có trình độ, kỹ năng nghề đi làm việc ở nước ngoài, nhất là tại các thị trường có thu nhập cao, ổn định, yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật đối với người lao động.
Chính sách hỗ trợ đối với người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc kinh thuộc hộ nghèo sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Cụ thể: Giai đoạn 2023 - 2025, dự kiến đưa 4.800 lao động (bình quân 1.600 lao động/năm) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giai đoạn 2026 - 2030, dự kiến đưa 10.000 lao động (bình quân 2.000 lao động/năm) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp như: Đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đặc biệt là tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, đặc biệt là nâng cao nhận thức của người lao động về lợi ích, hiệu quả kinh tế của công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới. Đồng thời, khắc phục tình trạng thiếu thông tin trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng việc tăng cường thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh đưa người đi làm việc ở nước ngoài, đơn vị tiếp nhận lao động… Tuyên truyền quyền và lợi ích của người lao động khi làm việc ở nước ngoài; chính sách hợp tác quốc tế về lao động; môi trường làm việc, thu nhập của người lao động đang làm việc ở nước ngoài, hiệu quả của công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để người lao động nhận thức đầy đủ và tích cực tham gia làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Cùng với đó, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, tăng cường vai trò chỉ đạo, điều hành của chính quyền, sự phối hợp của các sở, ban, ngành, sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thành lập Ban chỉ đạo và ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài các cấp để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Kế hoạch đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo đồng bộ, hiệu quả. Tổ chức thu thập, cập nhật, quản lý, phân tích và dự báo thông tin thị trường lao động; cung cấp kịp thời thông tin về tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo từng thị trường, minh bạch thông tin về các khoản phí; cung cấp thông tin theo các bản tin thị trường lao động định kỳ cho các địa phương.
Tạo điều kiện thuận lợi giới thiệu các doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định trong việc tư vấn, tuyển chọn lao động tại các địa phương đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, pháp luật, văn hóa, phong tục tập quán của các nước cho người lao động. Tiếp tục đưa lao động đi làm việc ở các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Trung Đông…; ưu tiên đưa lao động đi làm việc ở những thị trường lao động có thu nhập cao, an toàn, lao động đã qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài.
Tăng cường đàm phán, trao đổi thông tin với các địa phương các nước để đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng thời vụ theo hình thức hợp tác giữa các địa phương.
Tăng cường công tác quản lý đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, có giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực này khi hết thời hạn về nước; giải pháp về chấm dứt tình trạng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trái phép, người lao động vi phạm pháp luật ở nước sở tại hoặc cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài; đấu tranh phòng, chống việc lợi dụng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài xâm phạm an ninh quốc gia.
Tập trung đào tạo nghề, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng nghề, giáo dục ý thức kỷ luật lao động nhằm tạo nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ngoài nước gắn với đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với thanh niên, quân nhân xuất ngũ, lao động nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn…
Định kỳ hàng năm, khảo sát nhu cầu lao động đi làm việc ở nước ngoài để có giải pháp cung ứng lao động phù hợp, đồng thời định hướng đào tạo nghề, ngoại ngữ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động theo nhu cầu của từng thị trường lao động ngoài nước.
Tăng cường công tác tư vấn, định hướng cho người lao động học nghề, học ngoại ngữ để tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Định hướng cho lao động tốt nghiệp các trường dạy nghề đăng ký đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo nghề.
Tăng cường liên kết giữa 3 bên: Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh, các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh và doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; gắn kết giữa trường dạy nghề với doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong việc đào tạo nghề, giáo dục định hướng, tư vấn nhằm tạo nguồn và tuyển chọn, định hướng đào tạo nghề, ngoại ngữ cho học viên, người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài, đáp ứng yêu cầu của thị trường nước tiếp nhận; tăng tỷ trọng lao động tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đi làm việc ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp, nhất là đối với nhóm nghề kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe…, chú trọng đối với các thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức…
Thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch việc làm, hội nghị, hội thảo để thông tin về những quy định của pháp luật, chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng và các hợp đồng tuyển chọn lao động với sự tham gia của các cấp chính quyền, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và người lao động.
Phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo ngoại ngữ, đào tạo nghề theo yêu cầu thực tế công việc của nước tiếp nhận lao động.
Tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm cho lao động sau khi về nước nhằm cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị; cập nhật thông tin lao động và có phương án phù hợp để cung ứng nhân lực, giới thiệu việc làm phù hợp cho người lao động.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, dân tộc thiểu số, thân nhân của người có công với cách mạng, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, chính sách hỗ trợ đối với người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc kinh thuộc hộ nghèo sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, gồm: hỗ trợ đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ; hỗ trợ tiền ăn, ở, sinh hoạt phí, đi lại trong thời gian đào tạo; hỗ trợ chi phí làm các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài.
Cùng với đó, thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật, cụ thể: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội; người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm; người lao động thuộc các đối tượng khác được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn vốn của ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng chính sách xã hội.
Tăng cường nguồn vốn cho vay từ ngân sách địa phương chuyển sang Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay ủy thác đối với người lao động. Hướng dẫn và hỗ trợ người lao động sử dụng có hiệu quả kinh phí cho vay trước khi đi làm việc ở nước ngoài và sau khi về nước.
Đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ trợ đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là chính sách cho vay, chính sách đối với lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và người lao động trên địa bàn các huyện đặc biệt khó khăn (huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải) có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài; chính sách hỗ trợ đối với lao động đi làm việc tại nước ngoài theo Quyết định số 16/2023/QĐ-TTg ngày 01/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện hỗ trợ cho vay để ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng chính sách đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị trong việc chấp hành pháp luật về tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về điều kiện hoạt động, tuyển chọn lao động, thu phí, quản lý, đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động khi tham gia làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Nắm bắt tình hình người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vi phạm hợp đồng hoặc cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Quản lý chặt chẽ đảng viên là người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Phấn đấu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, mỗi năm toàn tỉnh đưa 1.500-2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tăng tỷ lệ lao động có trình độ, kỹ năng nghề đi làm việc ở nước ngoài, nhất là tại các thị trường có thu nhập cao, ổn định, yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật đối với người lao động. Cụ thể: Giai đoạn 2023 - 2025, dự kiến đưa 4.800 lao động (bình quân 1.600 lao động/năm) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giai đoạn 2026 - 2030, dự kiến đưa 10.000 lao động (bình quân 2.000 lao động/năm) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp như: Đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đặc biệt là tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, đặc biệt là nâng cao nhận thức của người lao động về lợi ích, hiệu quả kinh tế của công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới. Đồng thời, khắc phục tình trạng thiếu thông tin trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng việc tăng cường thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh đưa người đi làm việc ở nước ngoài, đơn vị tiếp nhận lao động… Tuyên truyền quyền và lợi ích của người lao động khi làm việc ở nước ngoài; chính sách hợp tác quốc tế về lao động; môi trường làm việc, thu nhập của người lao động đang làm việc ở nước ngoài, hiệu quả của công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để người lao động nhận thức đầy đủ và tích cực tham gia làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Cùng với đó, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, tăng cường vai trò chỉ đạo, điều hành của chính quyền, sự phối hợp của các sở, ban, ngành, sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thành lập Ban chỉ đạo và ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài các cấp để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Kế hoạch đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo đồng bộ, hiệu quả. Tổ chức thu thập, cập nhật, quản lý, phân tích và dự báo thông tin thị trường lao động; cung cấp kịp thời thông tin về tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo từng thị trường, minh bạch thông tin về các khoản phí; cung cấp thông tin theo các bản tin thị trường lao động định kỳ cho các địa phương.
Tạo điều kiện thuận lợi giới thiệu các doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định trong việc tư vấn, tuyển chọn lao động tại các địa phương đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, pháp luật, văn hóa, phong tục tập quán của các nước cho người lao động. Tiếp tục đưa lao động đi làm việc ở các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Trung Đông…; ưu tiên đưa lao động đi làm việc ở những thị trường lao động có thu nhập cao, an toàn, lao động đã qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài.
Tăng cường đàm phán, trao đổi thông tin với các địa phương các nước để đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng thời vụ theo hình thức hợp tác giữa các địa phương.
Tăng cường công tác quản lý đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, có giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực này khi hết thời hạn về nước; giải pháp về chấm dứt tình trạng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trái phép, người lao động vi phạm pháp luật ở nước sở tại hoặc cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài; đấu tranh phòng, chống việc lợi dụng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài xâm phạm an ninh quốc gia.
Tập trung đào tạo nghề, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng nghề, giáo dục ý thức kỷ luật lao động nhằm tạo nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ngoài nước gắn với đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với thanh niên, quân nhân xuất ngũ, lao động nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn…
Định kỳ hàng năm, khảo sát nhu cầu lao động đi làm việc ở nước ngoài để có giải pháp cung ứng lao động phù hợp, đồng thời định hướng đào tạo nghề, ngoại ngữ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động theo nhu cầu của từng thị trường lao động ngoài nước.
Tăng cường công tác tư vấn, định hướng cho người lao động học nghề, học ngoại ngữ để tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Định hướng cho lao động tốt nghiệp các trường dạy nghề đăng ký đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo nghề.
Tăng cường liên kết giữa 3 bên: Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh, các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh và doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; gắn kết giữa trường dạy nghề với doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong việc đào tạo nghề, giáo dục định hướng, tư vấn nhằm tạo nguồn và tuyển chọn, định hướng đào tạo nghề, ngoại ngữ cho học viên, người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài, đáp ứng yêu cầu của thị trường nước tiếp nhận; tăng tỷ trọng lao động tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đi làm việc ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp, nhất là đối với nhóm nghề kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe…, chú trọng đối với các thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức…
Thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch việc làm, hội nghị, hội thảo để thông tin về những quy định của pháp luật, chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng và các hợp đồng tuyển chọn lao động với sự tham gia của các cấp chính quyền, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và người lao động.
Phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo ngoại ngữ, đào tạo nghề theo yêu cầu thực tế công việc của nước tiếp nhận lao động.
Tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm cho lao động sau khi về nước nhằm cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị; cập nhật thông tin lao động và có phương án phù hợp để cung ứng nhân lực, giới thiệu việc làm phù hợp cho người lao động.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, dân tộc thiểu số, thân nhân của người có công với cách mạng, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, chính sách hỗ trợ đối với người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc kinh thuộc hộ nghèo sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, gồm: hỗ trợ đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ; hỗ trợ tiền ăn, ở, sinh hoạt phí, đi lại trong thời gian đào tạo; hỗ trợ chi phí làm các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài.
Cùng với đó, thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật, cụ thể: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội; người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm; người lao động thuộc các đối tượng khác được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn vốn của ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng chính sách xã hội.
Tăng cường nguồn vốn cho vay từ ngân sách địa phương chuyển sang Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay ủy thác đối với người lao động. Hướng dẫn và hỗ trợ người lao động sử dụng có hiệu quả kinh phí cho vay trước khi đi làm việc ở nước ngoài và sau khi về nước.
Đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ trợ đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là chính sách cho vay, chính sách đối với lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và người lao động trên địa bàn các huyện đặc biệt khó khăn (huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải) có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài; chính sách hỗ trợ đối với lao động đi làm việc tại nước ngoài theo Quyết định số 16/2023/QĐ-TTg ngày 01/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện hỗ trợ cho vay để ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng chính sách đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị trong việc chấp hành pháp luật về tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về điều kiện hoạt động, tuyển chọn lao động, thu phí, quản lý, đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động khi tham gia làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Nắm bắt tình hình người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vi phạm hợp đồng hoặc cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Quản lý chặt chẽ đảng viên là người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.