CTTĐT - Xác định phát triển giáo dục nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, góp phần thực hiện đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm đầu tư phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; triển khai các hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân. Hiện nay, mạng lưới các trường trung cấp, cao đẳng được đầu tư, phân bổ ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Đến nay, toàn tỉnh đã có 14 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt đầu tư đào tạo 1 nghề đạt cấp độ quốc tế, 4 nghề đạt cấp độ ASEAN.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Yên Bái đã đào tạo nghề được trên 49.900 lao động, đạt trên 92% kế hoạch giai đoạn 2021-2025; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66%, trong đó tỷ lệ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 34%. Tỉnh hỗ trợ giải quyết việc làm cho gần 54.600 lao động, đạt trên 93% kế hoạch; chuyển dịch 19.520 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đạt trên 96% kế hoạch. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác giáo dục nghề nghiệp trong tình hình mới còn khó khăn.
Thực hiện Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022- 2025 và để cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình hành động số 07/CTr-UBND ngày 25/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 20/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, tỉnh đã có chiến lược phát triển dài hơi đó là đã ban hành Kế hoạch số 90/KH-UBND thực hiện Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh.
Mục đích của Kế hoạch nhằm định hướng các ngành, địa phương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc triển khai các hoạt động giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; chất lượng đào tạo một số ngành, nghề đạt cấp độ quốc gia, ASEAN và quốc tế.
Đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Xác định phát triển giáo dục nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm tận dụng lợi thế cơ cấu dân số vàng, góp phần thực hiện đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Kế hoạch cũng đề ra mục tiêu đó là phát triển đồng bộ, ổn định mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2022 - 2025.
Theo đó, chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 30%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 45%, trong đó 20% các ngành, nghề trọng điểm, chất lượng cao; tỷ lệ lao động có kỹ năng công nghệ thông tin đạt 70%; tỷ lệ lao động là người khuyết tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp đạt 20%; xây dựng được 1 trường cao đẳng chất lượng cao (Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái); Tỷ lệ người học tốt nghiệp, có việc làm phù hợp với ngành, nghề đào tạo đạt khoảng 80%; đối với các ngành, nghề trọng điểm, chất lượng cao đạt khoảng 90%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%; Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động qua đào tạo đạt 45%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo theo lĩnh vực: nông, lâm, thủy sản đạt 59%; công nghiệp - xây dựng đạt 96%; thương mại - dịch vụ đạt 98%; Có ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 50% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng; Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 80% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỳ năng quản lý - quản trị hiện đại; phấn đấu khoảng 80% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia...
Để thực hiện các mục tiêu này, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và các địa phương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng mở, tinh gọn, hiệu quả, phân tầng chất lượng, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Phát triển mô hình “nhà trường thông minh”, “nhà trường xanh”. Chú trọng phát triển trường chất lượng cao, các ngành, nghề trọng điểm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất và đổi mới phương thức đào tạo; Phấn đấu đến năm 2025, các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh hoàn thành số hóa quá trình học tập, kết quả học tập, văn bằng giáo dục nghề nghiệp của người học và kết nối, tích hợp dữ liệu lên môi trường số; tham gia bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và liên kết bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các hệ thống chứng thực và tra cứu thông tin giáo dục nghề nghiệp; báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện trên môi trường số và kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số.
Phát triển hạ tầng số bao gồm hạ tầng dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Số hóa hồ sơ học tập giáo dục nghề nghiệp của người học. Xây dựng các nền tảng số có khả năng triển khai dùng chung trong giáo dục nghề nghiệp; Phát triển kho học liệu số ở tất cả các trình độ, ngành nghề đào tạo, dùng chung toàn ngành và liên kết với quốc tế ở những ngành nghề đào tạo đạt trọng điểm cấp quốc tế; triển khai, hỗ trợ đào tạo trực tuyến các cấp độ phù hợp với ngành nghề đào tạo, đối tượng đào tạo.
Cùng với đó, từng bước thực hiện hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, phù hợp với định hướng phát triển ngành nghề đào tạo; có phân tầng chất lượng phù hợp với đặc thù các ngành, nghề đào tạo; ưu tiên thực hiện đối với trường chất lượng cao và các ngành, nghề trọng điểm quốc tế, ASEAN và quốc gia; tăng cường gắn kết với doanh nghiệp để khai thác, sử dụng thiết bị đào tạo tại doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu đào tạo thực hành cho người học.
Tiếp tục đổi mới chương trình và phương thức đào tạo; xây dựng, triển khai các mô hình đào tạo gắn kết với doanh nghiệp phù hợp với các nhóm đối tượng đặc thù, nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, lao động từ khu vực phi chính thức, lao động bị thất nghiệp hoặc có nguy cơ thất nghiệp.
Bên cạnh đó, quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, nhà giáo và người dạy tại nơi làm việc; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên đối với đội ngũ nhà giáo nhằm đạt chuẩn theo quy định về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. Thường xuyên đào tạo về năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho nhà giáo. Tổ chức đào tạo, bồi dường giảng viên các ngành nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo đạt trọng điểm cấp quốc gia, Asean, quốc tế.
Gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động; thực hiện cơ chế hợp tác giữa 03 nhà “Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp”, người sử dụng lao động trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở hài hòa lợi ích và trách nhiệm xã hội. Thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy người sử dụng lao động tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng các mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sơ sản xuất kinh doanh và thị trường lao động theo vùng, địa phương, phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng đặc thù, lao động từ khu vực phi chính thức, lao động bị thất nghiệp hoặc có nguy cơ thất nghiệp. Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trung tâm dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm, trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp; chú trọng gắn kết đào tạo với việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…
Nghiên cứu ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, hướng nghiệp, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo dục nghề nghiệp; truyền thông, nâng cao hình ảnh, thương hiệu và giá trị xã hội của giáo dục nghề nghiệp...
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định phát triển giáo dục nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, góp phần thực hiện đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm đầu tư phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; triển khai các hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân. Hiện nay, mạng lưới các trường trung cấp, cao đẳng được đầu tư, phân bổ ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Đến nay, toàn tỉnh đã có 14 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Yên Bái đã đào tạo nghề được trên 49.900 lao động, đạt trên 92% kế hoạch giai đoạn 2021-2025; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66%, trong đó tỷ lệ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 34%. Tỉnh hỗ trợ giải quyết việc làm cho gần 54.600 lao động, đạt trên 93% kế hoạch; chuyển dịch 19.520 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đạt trên 96% kế hoạch. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác giáo dục nghề nghiệp trong tình hình mới còn khó khăn.
Thực hiện Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022- 2025 và để cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình hành động số 07/CTr-UBND ngày 25/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 20/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, tỉnh đã có chiến lược phát triển dài hơi đó là đã ban hành Kế hoạch số 90/KH-UBND thực hiện Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh.
Mục đích của Kế hoạch nhằm định hướng các ngành, địa phương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc triển khai các hoạt động giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; chất lượng đào tạo một số ngành, nghề đạt cấp độ quốc gia, ASEAN và quốc tế.
Đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Xác định phát triển giáo dục nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm tận dụng lợi thế cơ cấu dân số vàng, góp phần thực hiện đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Kế hoạch cũng đề ra mục tiêu đó là phát triển đồng bộ, ổn định mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2022 - 2025.
Theo đó, chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 30%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 45%, trong đó 20% các ngành, nghề trọng điểm, chất lượng cao; tỷ lệ lao động có kỹ năng công nghệ thông tin đạt 70%; tỷ lệ lao động là người khuyết tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp đạt 20%; xây dựng được 1 trường cao đẳng chất lượng cao (Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái); Tỷ lệ người học tốt nghiệp, có việc làm phù hợp với ngành, nghề đào tạo đạt khoảng 80%; đối với các ngành, nghề trọng điểm, chất lượng cao đạt khoảng 90%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%; Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động qua đào tạo đạt 45%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo theo lĩnh vực: nông, lâm, thủy sản đạt 59%; công nghiệp - xây dựng đạt 96%; thương mại - dịch vụ đạt 98%; Có ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 50% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng; Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 80% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỳ năng quản lý - quản trị hiện đại; phấn đấu khoảng 80% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia...
Để thực hiện các mục tiêu này, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và các địa phương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng mở, tinh gọn, hiệu quả, phân tầng chất lượng, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Phát triển mô hình “nhà trường thông minh”, “nhà trường xanh”. Chú trọng phát triển trường chất lượng cao, các ngành, nghề trọng điểm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất và đổi mới phương thức đào tạo; Phấn đấu đến năm 2025, các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh hoàn thành số hóa quá trình học tập, kết quả học tập, văn bằng giáo dục nghề nghiệp của người học và kết nối, tích hợp dữ liệu lên môi trường số; tham gia bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và liên kết bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các hệ thống chứng thực và tra cứu thông tin giáo dục nghề nghiệp; báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện trên môi trường số và kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số.
Phát triển hạ tầng số bao gồm hạ tầng dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Số hóa hồ sơ học tập giáo dục nghề nghiệp của người học. Xây dựng các nền tảng số có khả năng triển khai dùng chung trong giáo dục nghề nghiệp; Phát triển kho học liệu số ở tất cả các trình độ, ngành nghề đào tạo, dùng chung toàn ngành và liên kết với quốc tế ở những ngành nghề đào tạo đạt trọng điểm cấp quốc tế; triển khai, hỗ trợ đào tạo trực tuyến các cấp độ phù hợp với ngành nghề đào tạo, đối tượng đào tạo.
Cùng với đó, từng bước thực hiện hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, phù hợp với định hướng phát triển ngành nghề đào tạo; có phân tầng chất lượng phù hợp với đặc thù các ngành, nghề đào tạo; ưu tiên thực hiện đối với trường chất lượng cao và các ngành, nghề trọng điểm quốc tế, ASEAN và quốc gia; tăng cường gắn kết với doanh nghiệp để khai thác, sử dụng thiết bị đào tạo tại doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu đào tạo thực hành cho người học.
Tiếp tục đổi mới chương trình và phương thức đào tạo; xây dựng, triển khai các mô hình đào tạo gắn kết với doanh nghiệp phù hợp với các nhóm đối tượng đặc thù, nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, lao động từ khu vực phi chính thức, lao động bị thất nghiệp hoặc có nguy cơ thất nghiệp.
Bên cạnh đó, quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, nhà giáo và người dạy tại nơi làm việc; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên đối với đội ngũ nhà giáo nhằm đạt chuẩn theo quy định về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. Thường xuyên đào tạo về năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho nhà giáo. Tổ chức đào tạo, bồi dường giảng viên các ngành nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo đạt trọng điểm cấp quốc gia, Asean, quốc tế.
Gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động; thực hiện cơ chế hợp tác giữa 03 nhà “Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp”, người sử dụng lao động trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở hài hòa lợi ích và trách nhiệm xã hội. Thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy người sử dụng lao động tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng các mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sơ sản xuất kinh doanh và thị trường lao động theo vùng, địa phương, phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng đặc thù, lao động từ khu vực phi chính thức, lao động bị thất nghiệp hoặc có nguy cơ thất nghiệp. Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trung tâm dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm, trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp; chú trọng gắn kết đào tạo với việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…
Nghiên cứu ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, hướng nghiệp, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo dục nghề nghiệp; truyền thông, nâng cao hình ảnh, thương hiệu và giá trị xã hội của giáo dục nghề nghiệp...