CTTĐT - Nhằm thực hiện có hiệu quả Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các Luật, Nghị quyết khác đã được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 73/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đa dạng về loại hình, phân bố hợp lý về cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng, miền; chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, phân tầng chất lượng
Theo đó, Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp được xây dựng hướng tới mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đa dạng về loại hình, phân bố hợp lý về cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng, miền; chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, phân tầng chất lượng; đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề, nhất là nhân lực có kỹ năng nghề cao cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn.
Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2025, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Giảm ít nhất 20% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020, trong đó: giảm khoảng 40% trường trung cấp công lập; nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 45%. Hoàn thành sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề thành một cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn cấp huyện.
Mục tiêu của Quy hoạch là đến năm 2030, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Giảm ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020, trong đó: giảm khoảng 50% trường trung cấp công lập; nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 50%.
Tầm nhìn đến năm 2045, hướng đến xây dựng mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của nước phát triển, thu nhập cao; chất lượng đào tạo thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực ASEAN; một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo.
Để đạt được mục tiêu này, Quy hoạch đã đề ra nhiệm vụ cụ thể. Trước hết, về cơ chế, chính sách, cần rà soát, hoàn thiện chính sách đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy hoạch. Rà soát, hoàn thiện chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật về tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính phù hợp đối với các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp để huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, kể cả hình thức hợp tác công - tư, liên doanh, liên kết.
Bên cạnh đó, về phát triển nguồn nhân lực, cần bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia và người dạy nghề; tổ chức, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo việc làm phù hợp và các chế độ, chính sách, quyền lợi đối với nhà giáo; ưu tiên nguồn lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo, ưu tiên nhà giáo giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và các nước phát triển trong nhóm G20 có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho nhà giáo, đáp ứng yêu cầu giảng dạy ngành, nghề mới mà xã hội có nhu cầu.
Đẩy mạnh phát triển đội ngũ nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề. Hình thành mạng lưới kết nối đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia và người dạy nghề trong giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường năng lực các cơ sở thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo hướng phù hợp với cơ cấu các ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo và phân bổ hợp lý theo vùng miền, đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ nhà giáo cả về số lượng và chất lượng.
Đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo phân tầng chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hỗ trợ đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo tại doanh nghiệp. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý tại các nước có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển về mô hình tổ chức bộ máy, năng lực quản trị, quản trị cơ sở.
Đẩy mạnh thu hút đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo. Bố trí quỹ đất để phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội khóa XV về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 và các quy định về pháp luật đất đai khác có liên quan. Bảo đảm ổn định diện tích đất của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hiện có, đồng thời ưu tiên bố trí quỹ đất dôi dư do sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và quỹ đất được bổ sung, tăng thêm ở khu vực có hạ tầng giao thông thuận lợi, gần các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút đầu tư, đẩy mạnh khuyến khích xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về xây dựng và thiết kế theo các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp, theo phân tầng chất lượng, theo cấp độ và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển. Nâng cao hiệu quả và hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, nhất là đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên cơ sở chia sẻ tài nguyên và tối ưu hóa quy trình đào tạo.
Hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo đạt chuẩn theo quy định, phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; đầu tư các thiết bị mô phỏng cho thực hành, thực tập; phát triển mô hình “nhà trường thông minh, hiện đại”, “nhà trường xanh”.
Cùng với đó, tăng cường kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường do hoạt động đào tạo giáo dục nghề nghiệp. Hạn chế thành lập mới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở khu vực nhạy cảm về môi trường; trường hợp bắt buộc phải thành lập mới thì cần có phương án bồi hoàn hệ sinh thái phù hợp.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, sử dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng nhiên liệu sạch, năng lượng điện, năng lượng tái tạo và các dạng năng lượng thay thế khác đặc biệt là những ứng dụng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như công nghệ số, công nghệ thực tế ảo, Internet vạn vật...
Xây dựng cơ sở dữ liệu về mạng lưới giáo dục nghề nghiệp và phát triển, công nhận trình độ kỹ năng; từng bước số hóa, xây dựng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông minh, có khả năng kết nối, chia sẻ tài nguyên.
Ngoài ra, đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó phát huy vai trò kết nối của các trường cao đẳng thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, trường cao đẳng thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao. Đẩy mạnh liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nước với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong khu vực ASEAN và thế giới, từng bước tiến tới công nhận kết quả đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Tăng cường liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trên cơ sở tăng cường hiệu quả liên thông dựa trên khung trình độ quốc gia, chuẩn đầu ra quốc gia, phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra, lượng hóa giá trị đơn vị học tập, công nhận kết quả học tập theo cả trình độ và đơn vị học tập.
Tăng cường các hoạt động hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp một cách thực chất thông qua các hoạt động liên kết cụ thể. Xây dựng, triển khai các mô hình đào tạo theo chuỗi, gắn kết với các trung tâm khởi nghiệp, trung tâm đổi mới sáng tạo, gắn với các doanh nghiệp, hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và hướng tới đổi mới sáng tạo...
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm thực hiện có hiệu quả Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các Luật, Nghị quyết khác đã được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 73/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp được xây dựng hướng tới mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đa dạng về loại hình, phân bố hợp lý về cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng, miền; chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, phân tầng chất lượng; đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề, nhất là nhân lực có kỹ năng nghề cao cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn.
Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2025, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Giảm ít nhất 20% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020, trong đó: giảm khoảng 40% trường trung cấp công lập; nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 45%. Hoàn thành sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề thành một cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn cấp huyện.
Mục tiêu của Quy hoạch là đến năm 2030, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Giảm ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020, trong đó: giảm khoảng 50% trường trung cấp công lập; nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 50%.
Tầm nhìn đến năm 2045, hướng đến xây dựng mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của nước phát triển, thu nhập cao; chất lượng đào tạo thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực ASEAN; một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo.
Để đạt được mục tiêu này, Quy hoạch đã đề ra nhiệm vụ cụ thể. Trước hết, về cơ chế, chính sách, cần rà soát, hoàn thiện chính sách đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy hoạch. Rà soát, hoàn thiện chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật về tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính phù hợp đối với các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp để huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, kể cả hình thức hợp tác công - tư, liên doanh, liên kết.
Bên cạnh đó, về phát triển nguồn nhân lực, cần bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia và người dạy nghề; tổ chức, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo việc làm phù hợp và các chế độ, chính sách, quyền lợi đối với nhà giáo; ưu tiên nguồn lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo, ưu tiên nhà giáo giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và các nước phát triển trong nhóm G20 có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho nhà giáo, đáp ứng yêu cầu giảng dạy ngành, nghề mới mà xã hội có nhu cầu.
Đẩy mạnh phát triển đội ngũ nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề. Hình thành mạng lưới kết nối đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia và người dạy nghề trong giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường năng lực các cơ sở thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo hướng phù hợp với cơ cấu các ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo và phân bổ hợp lý theo vùng miền, đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ nhà giáo cả về số lượng và chất lượng.
Đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo phân tầng chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hỗ trợ đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo tại doanh nghiệp. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý tại các nước có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển về mô hình tổ chức bộ máy, năng lực quản trị, quản trị cơ sở.
Đẩy mạnh thu hút đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo. Bố trí quỹ đất để phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội khóa XV về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 và các quy định về pháp luật đất đai khác có liên quan. Bảo đảm ổn định diện tích đất của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hiện có, đồng thời ưu tiên bố trí quỹ đất dôi dư do sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và quỹ đất được bổ sung, tăng thêm ở khu vực có hạ tầng giao thông thuận lợi, gần các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút đầu tư, đẩy mạnh khuyến khích xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về xây dựng và thiết kế theo các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp, theo phân tầng chất lượng, theo cấp độ và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển. Nâng cao hiệu quả và hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, nhất là đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên cơ sở chia sẻ tài nguyên và tối ưu hóa quy trình đào tạo.
Hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo đạt chuẩn theo quy định, phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; đầu tư các thiết bị mô phỏng cho thực hành, thực tập; phát triển mô hình “nhà trường thông minh, hiện đại”, “nhà trường xanh”.
Cùng với đó, tăng cường kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường do hoạt động đào tạo giáo dục nghề nghiệp. Hạn chế thành lập mới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở khu vực nhạy cảm về môi trường; trường hợp bắt buộc phải thành lập mới thì cần có phương án bồi hoàn hệ sinh thái phù hợp.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, sử dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng nhiên liệu sạch, năng lượng điện, năng lượng tái tạo và các dạng năng lượng thay thế khác đặc biệt là những ứng dụng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như công nghệ số, công nghệ thực tế ảo, Internet vạn vật...
Xây dựng cơ sở dữ liệu về mạng lưới giáo dục nghề nghiệp và phát triển, công nhận trình độ kỹ năng; từng bước số hóa, xây dựng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông minh, có khả năng kết nối, chia sẻ tài nguyên.
Ngoài ra, đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó phát huy vai trò kết nối của các trường cao đẳng thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, trường cao đẳng thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao. Đẩy mạnh liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nước với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong khu vực ASEAN và thế giới, từng bước tiến tới công nhận kết quả đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Tăng cường liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trên cơ sở tăng cường hiệu quả liên thông dựa trên khung trình độ quốc gia, chuẩn đầu ra quốc gia, phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra, lượng hóa giá trị đơn vị học tập, công nhận kết quả học tập theo cả trình độ và đơn vị học tập.
Tăng cường các hoạt động hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp một cách thực chất thông qua các hoạt động liên kết cụ thể. Xây dựng, triển khai các mô hình đào tạo theo chuỗi, gắn kết với các trung tâm khởi nghiệp, trung tâm đổi mới sáng tạo, gắn với các doanh nghiệp, hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và hướng tới đổi mới sáng tạo...