Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội

10/07/2017 09:56:00 Xem cỡ chữ
CTTĐT- Phấn đấu phát triển lĩnh vực lao động - xã hội đạt trình độ các nước ASEAN-6 vào năm 2020 và kịp các nước ASEAN-4 vào năm 2025 là một trong các mục tiêu của Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 20/01/2016.

Chính phủ sẽ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu, tham gia và thị trường lao động khu vực và toàn cầu.

Theo đó, Mục tiêu Chiến lược là Hội nhập quốc tế về lao động - xã hội nhằm phát huy tiềm năng nội lực, lợi thế so sánh của Việt Nam, tranh thủ tối đa môi trường, nguồn lực quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển lao động - xã hội đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030; phấn đấu phát triển lĩnh vực lao động - xã hội đạt trình độ các nước ASEAN-6 vào năm 2020 và kịp các nước ASEAN-4 vào năm 2025.

Theo đó, Chiến lược đặt ra mục tiêu hoàn thiện thể chế về lao động - xã hội theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, trong đó có các tiêu chuẩn lao động của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Đến năm 2020, phê chuẩn các công ước cơ bản còn lại và một số công ước khác của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Đến năm 2030, đảm bảo nội luật hóa toàn bộ các cam kết quốc tế về lao động – xã hội.

Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu, tham gia và thị trường lao động  khu vực và toàn cầu; tăng cơ hội việc làm có chất lượng cho người lao động, tăng số lượng các nghề đào tạo được các nước công nhận về văn bằng, chứng chỉ.

Phát triển hệ thống an sinh xã hội quốc gia hiệu quả, tăng cường bảo vệ các nhóm yếu thế phù hợp với các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Đến năm 2020, đảm bảo mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin cho người dân; tiếp cận các tiêu chí sàn an sinh xã hội của quốc tế; tiếp cận đa chiều trong đánh giá và thực hiện chính sách giảm nghèo; xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030; thúc đẩy bình đẳng giới và công bằng xã hội.

Đồng thời, huy động tối đa nguồn lực từ hợp tác đa phương, song phương, hợp tác với các cá nhân và tổ chức phi Chính phủ nước ngoài phục vụ xây dựng, triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển về lao động - xã hội.

Để đạt được những mục tiêu trên, Chiến lược nêu rõ năm nhóm nhiệm vụ cụ thể: (1) Hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực lao động và xã hội; (2) Hội nhập quốc tế về lao động và việc làm; (3) Hội nhập về giáo dục nghề nghiệp; (4) Hội nhập quốc tế về an sinh xã hội; (5) Hội nhập ASEAN về lao động và xã hội.

Đáng lưu ý, liên quan đến nội dung hội nhập quốc tế về lao động và việc làm, Chiến lược đã đặt ra nhiệm vụ phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; hoàn thiện hệ thống pháp luật về quan hệ lao động phù hợp tiêu chuẩn lao động khu vực và quốc tế.

 

 

 

 

 

 

 

 

Thanh Thủy