CTTĐT - Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ tỉnh Yên Bái đang nỗ lực đào tạo các ngành nghề đặc thù liên quan đến giới nhằm nâng cao năng lực và vị thế cho phụ nữ trong địa bàn. Các ngành nghề được trung tâm lựa chọn thường bao gồm may mặc, thêu tay, dệt truyền thống, chế biến thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, và các kỹ năng làm đẹp như trang điểm, cắt tóc, và chăm sóc da và một số nghề phù hợp với thế mạnh phát triển kinh tế của địa phương.
Lễ ra mắt HTX do nữ làm chủ tại huyện Trấn Yên
Bên cạnh tích cực tham mưu cho Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh thực hiện hiệu quả Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” và chủ trì thực hiện Đề án Hỗ trợ Hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2030 với một số kết quả cụ thể: Tổ chức 3 lớp tập huấn với tổng số 150 học viên là cán bộ hội phụ nữ cơ sở làm công tác phát triển kinh tế tập thể và hỗ trợ HTX; Tổ chức 01 hội chợ giới thiệu các đặc sản vùng miền của tổ hợp tác và HTX do nữ làm chủ; 01 Hội nghị nói chuyện chuyên đề về các chính sách phát triển HTX; Thành lập 01 HTX do nữ khuyết tật làm giám đốc tạo đã đào tạo dậy nghề cho nhiều người dân tại địa phương; Kiểm tra giám sát tại các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và Thị xã Nghĩa Lộ, Văn Chấn các tổ HTX và HTX do nữ làm chủ. Hỗ trợ kinh phí 01 mô hình triển khai giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ tỉnh Yên Bái hàng năm còn phối hợp với các huyện, thị tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, đặc biệt chú ý đến đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp, tham gia đặt hàng đào tạo nghề với phòng lao động - thương binh và xã hội các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và Trung ương Hội LHPN Việt Nam. Trong 5 năm qua (2018 - 2022), Trung tâm đã trực tiếp thực hiện 135 lớp đào tạo nghề và cấp chứng chỉ nghề cho 4.029 người, tập trung đào tạo các nghề mang đặc thù giới”.
Hàng năm, Trung tâm thực hiện 30 - 40 lớp/năm đào tạo nghề cho trên 1.000 hội viên phụ nữ, tập trung đào tạo những nghề mang đặc thù giới, nghề phi nông nghiệp như: may công nghiệp, kỹ thuật nấu ăn, dịch vụ chăm sóc gia đình, chăm sóc sắc đẹp và một số nghề nông nghiệp phù hợp với thế mạnh phát triển kinh tế của địa phương. Trung tâm cũng phối hợp tổ chức các sự kiện Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp tỉnh Yên Bái hàng năm, các gian hàng kết nối giao thương, giới thiệu các sản phẩm nông sản,... của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ gia đình hội viên phụ nữ trong tỉnh sản xuất; đồng thời, hỗ trợ thành lập tổ hợp tác gần 700 thành viên tham gia.
Bà Nguyễn Thị Hồng Loan - Giám đốc Trung tâm cho biết: Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ tỉnh tích cực tham gia vào công tác đào tạo nghề của tỉnh, tập trung vào đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp không sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước, đào tạo nghề theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu của hội viên, phụ nữ cơ sở và đặc thù giới, góp phần bảo đảm quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ trong Luật Bình đẳng giới.
Qua đó, Trung tâm góp phần tăng tỷ lệ lao động nữ của tỉnh được đào tạo nghề và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ, nhằm tạo cơ hội để phụ nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, đồng thời góp phần quan trọng vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Công tác đào tạo nghề luôn gắn với tuyên truyền, vận động thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác, giúp học viên có việc làm và thu nhập ổn định bền vững.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ tỉnh Yên Bái đang nỗ lực đào tạo các ngành nghề đặc thù liên quan đến giới nhằm nâng cao năng lực và vị thế cho phụ nữ trong địa bàn. Các ngành nghề được trung tâm lựa chọn thường bao gồm may mặc, thêu tay, dệt truyền thống, chế biến thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, và các kỹ năng làm đẹp như trang điểm, cắt tóc, và chăm sóc da và một số nghề phù hợp với thế mạnh phát triển kinh tế của địa phương.Bên cạnh tích cực tham mưu cho Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh thực hiện hiệu quả Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” và chủ trì thực hiện Đề án Hỗ trợ Hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2030 với một số kết quả cụ thể: Tổ chức 3 lớp tập huấn với tổng số 150 học viên là cán bộ hội phụ nữ cơ sở làm công tác phát triển kinh tế tập thể và hỗ trợ HTX; Tổ chức 01 hội chợ giới thiệu các đặc sản vùng miền của tổ hợp tác và HTX do nữ làm chủ; 01 Hội nghị nói chuyện chuyên đề về các chính sách phát triển HTX; Thành lập 01 HTX do nữ khuyết tật làm giám đốc tạo đã đào tạo dậy nghề cho nhiều người dân tại địa phương; Kiểm tra giám sát tại các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và Thị xã Nghĩa Lộ, Văn Chấn các tổ HTX và HTX do nữ làm chủ. Hỗ trợ kinh phí 01 mô hình triển khai giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ tỉnh Yên Bái hàng năm còn phối hợp với các huyện, thị tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, đặc biệt chú ý đến đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp, tham gia đặt hàng đào tạo nghề với phòng lao động - thương binh và xã hội các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và Trung ương Hội LHPN Việt Nam. Trong 5 năm qua (2018 - 2022), Trung tâm đã trực tiếp thực hiện 135 lớp đào tạo nghề và cấp chứng chỉ nghề cho 4.029 người, tập trung đào tạo các nghề mang đặc thù giới”.
Hàng năm, Trung tâm thực hiện 30 - 40 lớp/năm đào tạo nghề cho trên 1.000 hội viên phụ nữ, tập trung đào tạo những nghề mang đặc thù giới, nghề phi nông nghiệp như: may công nghiệp, kỹ thuật nấu ăn, dịch vụ chăm sóc gia đình, chăm sóc sắc đẹp và một số nghề nông nghiệp phù hợp với thế mạnh phát triển kinh tế của địa phương. Trung tâm cũng phối hợp tổ chức các sự kiện Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp tỉnh Yên Bái hàng năm, các gian hàng kết nối giao thương, giới thiệu các sản phẩm nông sản,... của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ gia đình hội viên phụ nữ trong tỉnh sản xuất; đồng thời, hỗ trợ thành lập tổ hợp tác gần 700 thành viên tham gia.
Bà Nguyễn Thị Hồng Loan - Giám đốc Trung tâm cho biết: Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ tỉnh tích cực tham gia vào công tác đào tạo nghề của tỉnh, tập trung vào đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp không sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước, đào tạo nghề theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu của hội viên, phụ nữ cơ sở và đặc thù giới, góp phần bảo đảm quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ trong Luật Bình đẳng giới.
Qua đó, Trung tâm góp phần tăng tỷ lệ lao động nữ của tỉnh được đào tạo nghề và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ, nhằm tạo cơ hội để phụ nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, đồng thời góp phần quan trọng vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Công tác đào tạo nghề luôn gắn với tuyên truyền, vận động thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác, giúp học viên có việc làm và thu nhập ổn định bền vững.