Đề xuất mới quy định người lao động bị sa thải không được hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể gây bất lợi cho người lao động.
Như Tuổi Trẻ Online thông tin, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất quy định người lao động bị sa thải theo pháp luật về lao động hoặc bị xử lý kỷ luật, buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Phản hồi đến Tuổi Trẻ Online, bạn đọc Truong không đồng tình với đề xuất trên vì người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp thì có quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Nếu người lao động vi phạm lao động thì bị xử lý theo quy định về pháp luật lao động. Đây là hai việc hoàn toàn tách biệt.
Xung quanh đề xuất này, người lao động và chuyên gia nói gì?
Không đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng
Anh Lê Trung Hiếu (nhân viên một công ty tại Khu công nghiệp Thăng Long II, Hưng Yên) thấy rằng việc đề xuất quy định như vậy là không hợp lý.
Bởi tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp là của người lao động hoặc doanh nghiệp đóng vào. Đây vẫn là quyền lợi của người lao động mà không được nhận là không phù hợp.
Ở đây người lao động có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật sa thải là theo Bộ luật Lao động, nên không thể nào lại đưa sang việc hưởng hay không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Việc này cần thực hiện theo nguyên tắc đóng - hưởng.
Còn nếu không cho hưởng thì cả khoảng thời gian người lao động phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ xử lý thế nào?
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương), thực tế nhiều người lao động đóng đầy đủ bảo hiểm thất nghiệp nhưng không thể hưởng vì lý do bất khả kháng, phải đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không thể báo trước theo quy định.
Hoặc đôi khi người lao động vi phạm kỷ luật không hoàn toàn xuất phát từ lỗi cá nhân mà từ áp lực hoặc nhiều điều kiện, làm việc bất công dẫn đến mất cân bằng quyền lợi cho người lao động.
Do vậy cần xem xét, quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo theo nguyên tắc có đóng, có hưởng nhằm cân bằng, hài hòa quyền lợi của người lao động khi thất nghiệp, kịp thời bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong các trường hợp bất khả kháng.
Kèm theo đó người lao động phải chứng minh được lý do chính đáng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc vi phạm quy định.
Áp dụng các biện pháp kiểm tra, xác minh thay vì cấm đoán hoàn toàn và chỉ nên loại trừ trợ cấp thất nghiệp đối với các trường hợp có hành vi vi phạm nghiêm trọng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.
Đề nghị bỏ đề xuất trong dự luật
Trong khi đó đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng đề xuất trên vô hình trung tước bỏ quyền lợi của những người lao động đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Đồng thời việc này cũng đi ngược lại với nguyên tắc đóng - hưởng cơ bản của bảo hiểm xã hội.
Quyền hưởng bảo hiểm thất nghiệp là sự đảm bảo khi người lao động mất việc làm, giúp họ có thể ổn định cuộc sống trong thời gian chuyển tiếp sang công việc mới.
Nếu quy định này không được điều chỉnh thì một bộ phận lao động sẽ chịu thiệt thòi.
Đặc biệt là những người đã đóng bảo hiểm đầy đủ nhưng lại không được hưởng những lợi ích thiết yếu khi họ gặp khó khăn.
Do đó đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bỏ quy định trên trong dự thảo luật, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động.
Điều này sẽ duy trì tính công bằng, minh bạch trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời củng cố niềm tin của người lao động với hệ thống an sinh xã hội.
Đề xuất mới quy định người lao động bị sa thải không được hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể gây bất lợi cho người lao động.Như Tuổi Trẻ Online thông tin, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất quy định người lao động bị sa thải theo pháp luật về lao động hoặc bị xử lý kỷ luật, buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Phản hồi đến Tuổi Trẻ Online, bạn đọc Truong không đồng tình với đề xuất trên vì người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp thì có quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Nếu người lao động vi phạm lao động thì bị xử lý theo quy định về pháp luật lao động. Đây là hai việc hoàn toàn tách biệt.
Xung quanh đề xuất này, người lao động và chuyên gia nói gì?
Không đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng
Anh Lê Trung Hiếu (nhân viên một công ty tại Khu công nghiệp Thăng Long II, Hưng Yên) thấy rằng việc đề xuất quy định như vậy là không hợp lý.
Bởi tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp là của người lao động hoặc doanh nghiệp đóng vào. Đây vẫn là quyền lợi của người lao động mà không được nhận là không phù hợp.
Ở đây người lao động có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật sa thải là theo Bộ luật Lao động, nên không thể nào lại đưa sang việc hưởng hay không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Việc này cần thực hiện theo nguyên tắc đóng - hưởng.
Còn nếu không cho hưởng thì cả khoảng thời gian người lao động phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ xử lý thế nào?
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương), thực tế nhiều người lao động đóng đầy đủ bảo hiểm thất nghiệp nhưng không thể hưởng vì lý do bất khả kháng, phải đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không thể báo trước theo quy định.
Hoặc đôi khi người lao động vi phạm kỷ luật không hoàn toàn xuất phát từ lỗi cá nhân mà từ áp lực hoặc nhiều điều kiện, làm việc bất công dẫn đến mất cân bằng quyền lợi cho người lao động.
Do vậy cần xem xét, quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo theo nguyên tắc có đóng, có hưởng nhằm cân bằng, hài hòa quyền lợi của người lao động khi thất nghiệp, kịp thời bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong các trường hợp bất khả kháng.
Kèm theo đó người lao động phải chứng minh được lý do chính đáng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc vi phạm quy định.
Áp dụng các biện pháp kiểm tra, xác minh thay vì cấm đoán hoàn toàn và chỉ nên loại trừ trợ cấp thất nghiệp đối với các trường hợp có hành vi vi phạm nghiêm trọng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.
Đề nghị bỏ đề xuất trong dự luật
Trong khi đó đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng đề xuất trên vô hình trung tước bỏ quyền lợi của những người lao động đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Đồng thời việc này cũng đi ngược lại với nguyên tắc đóng - hưởng cơ bản của bảo hiểm xã hội.
Quyền hưởng bảo hiểm thất nghiệp là sự đảm bảo khi người lao động mất việc làm, giúp họ có thể ổn định cuộc sống trong thời gian chuyển tiếp sang công việc mới.
Nếu quy định này không được điều chỉnh thì một bộ phận lao động sẽ chịu thiệt thòi.
Đặc biệt là những người đã đóng bảo hiểm đầy đủ nhưng lại không được hưởng những lợi ích thiết yếu khi họ gặp khó khăn.
Do đó đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bỏ quy định trên trong dự thảo luật, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động.
Điều này sẽ duy trì tính công bằng, minh bạch trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời củng cố niềm tin của người lao động với hệ thống an sinh xã hội.