Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

8 tháng năm 2019, toàn tỉnh đã chuyển dịch được 4.242 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp

(22/11/2019)

CTTĐT - 8 tháng năm 2019, toàn tỉnh đã chuyển dịch được 4.242/5.300 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đạt 80,03% so với kế hoạch. Ngành nghề thu hút chuyển dịch lao động chủ yếu là nghề may công nghiệp, du lịch, điện, điện tử, cơ khí…

Phấn đấu hết năm 2019 sẽ chuyển dịch khoảng 5.300 lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp

(21/11/2019)

CTTĐT - Từ đầu năm đến nay, tỉnh Yên Bái có trên 4.770 lao động chuyển từ nghề nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, đạt trên 90% kế hoạch năm. Trong đó, tập trung chủ yếu vào các ngành nghề như may mặc, xây dựng, cơ khí, dịch vụ, du lịch, chế biến gỗ rừng trồng, chế biến quế... Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp cũng đã tăng trên 7,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Mục tiêu đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ 2020-2025

(21/11/2019)

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Gần 65% lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp

(21/11/2019)

Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (GDNN) vừa tổ chức giao ban về đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên năm 2019 và sơ kết 10 năm thực hiện đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (2010-2019).

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - GDTX Trấn Yên đào tạo nghề theo nhu cầu, sát thực tế

(21/11/2019)

CTTĐT - Hiện nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên có Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện là cơ sở dạy nghề chính với 18 nghề đăng ký gồm nghề phi nông nghiệp (may, xây dựng, kỹ thuật nấu ăn) và nghề nông nghiệp (nuôi tằm và sơ chế kén tằm, trồng và sơ chế tre măng Bát độ, chăn nuôi - thú y, sản xuất rau an toàn…).

80% lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề phi nông nghiệp

(21/11/2019)

CTTĐT - Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Yên Bái những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, với xu hướng chuyển dịch dần sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Sau đào tạo, khoảng 80% lao động nắm vững chuyên môn, tìm mới hoặc phát triển được việc làm, có thu nhập khả quan.

Nhiều chính sách giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất

(21/11/2019)

Người lao động bị thu hồi đất là những người thuộc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp hộ gia đỉnh, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi (sau đây gọi tắt là người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp); và những người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà phải di chuyển chỗ ở (sau đây gọi tắt là người lao động bị thu hồi đất kinh doanh).

Yên Bình chú trọng đào tạo nghề góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế

(19/11/2019)

CTTĐT - Thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thời gian qua, huyện Yên Bình đã đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng nguồn thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn.

Nghề phi nông nghiệp: Nghề cứu cánh của lao động nông thôn

(19/11/2019)

CTTĐT - Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn hécta và số lao động bước ra khỏi ruộng đồng vào khoảng 400 ngàn người. Mức gia tăng dân số ở nông thôn không giảm nhiều như mong đợi, khiến cho bình quân đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm mạnh.

Trấn Yên quyết tâm giảm tỷ lệ lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp

(19/11/2019)

CTTĐT - Bằng nhiều giải pháp phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương, huyện Trấn Yên đang phấn đấu Chuyển dịch 2% lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đưa tỷ lệ lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp toàn huyện còn khoảng 62,8% lao động.