CTTĐT - Với mục tiêu tạo công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là người nghèo, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, thời gian qua, các ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác XKLĐ đến cán bộ, đảng viên ngành lao động, thương binh và xã hội (LĐ,TB&XH); đồng thời tuyên truyền, phổ biến, vận động sâu rộng trong nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động (NLĐ) đi XKLĐ nhằm giúp NLĐ nâng cao chất lượng cuộc sống và có việc làm ổn định.
Bình quân mỗi năm toàn tỉnh Yên Bái có khoảng 1.000 người đi xuất khẩu lao động
Trong 5 năm gần đây, nhu cầu tuyển chọn lao động của những thị trường lao động thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... tăng mạnh, do vậy các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm công tác xuất khẩu lao động, và đây được được xem là giải pháp chủ đạo góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Để đẩy mạnh hoạt động XKLĐ, ngành LĐ,TB&XH phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nhân dân, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ, lao động ở các vùng nông thôn hiểu biết đầy đủ về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác XKLĐ. Thường xuyên cập nhật và tuyên truyền kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng về các thị trường lao động ngoài nước; công khai danh sách, địa chỉ các doanh nghiệp đang tuyển chọn lao động xuất khẩu tại các địa phương, số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn; điều kiện lao động và sinh hoạt; các khoản phí phải nộp, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Thường xuyên tổ chức kiểm tra về công tác xuất khẩu lao động. Định kỳ hằng tháng, quý, năm, nghe các phòng, địa phương báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, những tồn tại, hạn chế để kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh có hướng chỉ đạo và giải quyết.
Bình quân mỗi năm toàn tỉnh có khoảng 1.000 người đi xuất khẩu lao động. Thị trường lao động Nhật Bản là thị trường mà nhiều người lao động Yên Bái chọn đi nhất bởi sự đa dạng về các đơn hàng và cơ hội đem lại nguồn thu nhập cao khoảng 600-800 triệu VNĐ/3 năm. Sau khi hết hạn hợp đồng về nước trừ các khoản kinh phí mỗi lao động cũng tiết kiệm được từ 200 triệu đồng đến trên 600 triệu đồng. Hiện tại trrên địa bàn tỉnh có khoảng 15 doanh nghiệp cũng như các chi nhánh của các công ty xuất khẩu lao động đang hoạt động. Đa phần người lao động của tỉnh chọn sang làm việc tại các quốc gia như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Angieri, Malaisia và các nước Trung Đông… Lao động đi làm việc tại nước ngoài của tỉnh Yên Bái đa số chọn các ngành nghề như điện tử, may mặc, cơ khí, xây dựng và lĩnh vực nông nghiệp. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 4.700 người đi xuất khẩu lao động. Trong đó, các địa phương có lượng người đi xuất khẩu lao động lớn phải kể đến như: Văn Chấn 1.224 người, Văn Yên 739 người; Trấn Yên 632 người, Yên Bình 587 người…
Hiện tại các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh cũng hỗ trợ tối đa giúp người lao động có thể hoàn thiện hồ sơ, cấp lại, cấp mới giấy chứng minh thư nhân dân, tạo điều kiện cho các thủ tục vay vốn tại ngân hàng chính sách. Ngoài ra thời gian qua ban chỉ đạo xuất khẩu lao động cũng tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn, tạo nguồn xuất khẩu lao động, giúp người dân nâng cao hiểu biết và tiếp cận được những nguồn tin chính thống về thị trường xuất khẩu lao động.
Để nâng cao hiệu quả công tác XKLĐ, thời gian tới Yên Bái tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu như tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác xuất khẩu lao động để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, khơi dậy ý thức tự vươn lên của người dân tham gia xuất khẩu lao động để thoát nghèo bền vững; Rà soát, đánh giá lại hiệu quả thực trạng công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh theo từng thị trường, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động đạt hiệu quả; Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để xuất khẩu lao động; thường xuyên kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc sự dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả…
Để xuất khẩu lao động thực sự trở thành “chìa khóa” giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trên địa bàn tỉnh, cần phải có sự chung tay của nhiều cơ quan chức năng và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, cũng như người lao động coi đây là trách nhiệm, là cơ hội cần tạo điều kiện cho người lao động nghèo đi xuất khẩu lao động để họ có tiền phát triển kinh tế xóa nghèo bền vững./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với mục tiêu tạo công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là người nghèo, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, thời gian qua, các ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác XKLĐ đến cán bộ, đảng viên ngành lao động, thương binh và xã hội (LĐ,TB&XH); đồng thời tuyên truyền, phổ biến, vận động sâu rộng trong nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động (NLĐ) đi XKLĐ nhằm giúp NLĐ nâng cao chất lượng cuộc sống và có việc làm ổn định.Trong 5 năm gần đây, nhu cầu tuyển chọn lao động của những thị trường lao động thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... tăng mạnh, do vậy các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm công tác xuất khẩu lao động, và đây được được xem là giải pháp chủ đạo góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Để đẩy mạnh hoạt động XKLĐ, ngành LĐ,TB&XH phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nhân dân, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ, lao động ở các vùng nông thôn hiểu biết đầy đủ về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác XKLĐ. Thường xuyên cập nhật và tuyên truyền kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng về các thị trường lao động ngoài nước; công khai danh sách, địa chỉ các doanh nghiệp đang tuyển chọn lao động xuất khẩu tại các địa phương, số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn; điều kiện lao động và sinh hoạt; các khoản phí phải nộp, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Thường xuyên tổ chức kiểm tra về công tác xuất khẩu lao động. Định kỳ hằng tháng, quý, năm, nghe các phòng, địa phương báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, những tồn tại, hạn chế để kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh có hướng chỉ đạo và giải quyết.
Bình quân mỗi năm toàn tỉnh có khoảng 1.000 người đi xuất khẩu lao động. Thị trường lao động Nhật Bản là thị trường mà nhiều người lao động Yên Bái chọn đi nhất bởi sự đa dạng về các đơn hàng và cơ hội đem lại nguồn thu nhập cao khoảng 600-800 triệu VNĐ/3 năm. Sau khi hết hạn hợp đồng về nước trừ các khoản kinh phí mỗi lao động cũng tiết kiệm được từ 200 triệu đồng đến trên 600 triệu đồng. Hiện tại trrên địa bàn tỉnh có khoảng 15 doanh nghiệp cũng như các chi nhánh của các công ty xuất khẩu lao động đang hoạt động. Đa phần người lao động của tỉnh chọn sang làm việc tại các quốc gia như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Angieri, Malaisia và các nước Trung Đông… Lao động đi làm việc tại nước ngoài của tỉnh Yên Bái đa số chọn các ngành nghề như điện tử, may mặc, cơ khí, xây dựng và lĩnh vực nông nghiệp. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 4.700 người đi xuất khẩu lao động. Trong đó, các địa phương có lượng người đi xuất khẩu lao động lớn phải kể đến như: Văn Chấn 1.224 người, Văn Yên 739 người; Trấn Yên 632 người, Yên Bình 587 người…
Hiện tại các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh cũng hỗ trợ tối đa giúp người lao động có thể hoàn thiện hồ sơ, cấp lại, cấp mới giấy chứng minh thư nhân dân, tạo điều kiện cho các thủ tục vay vốn tại ngân hàng chính sách. Ngoài ra thời gian qua ban chỉ đạo xuất khẩu lao động cũng tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn, tạo nguồn xuất khẩu lao động, giúp người dân nâng cao hiểu biết và tiếp cận được những nguồn tin chính thống về thị trường xuất khẩu lao động.
Để nâng cao hiệu quả công tác XKLĐ, thời gian tới Yên Bái tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu như tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác xuất khẩu lao động để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, khơi dậy ý thức tự vươn lên của người dân tham gia xuất khẩu lao động để thoát nghèo bền vững; Rà soát, đánh giá lại hiệu quả thực trạng công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh theo từng thị trường, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động đạt hiệu quả; Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để xuất khẩu lao động; thường xuyên kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc sự dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả…
Để xuất khẩu lao động thực sự trở thành “chìa khóa” giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trên địa bàn tỉnh, cần phải có sự chung tay của nhiều cơ quan chức năng và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, cũng như người lao động coi đây là trách nhiệm, là cơ hội cần tạo điều kiện cho người lao động nghèo đi xuất khẩu lao động để họ có tiền phát triển kinh tế xóa nghèo bền vững./.