CTTĐT – Trung Đông là thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam trong những năm gần đây, đặt biệt là Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất. Bắt đầu từ năm 2008, thị trường Lybia đã phát triển mạnh và Yên Bái đã đưa được khoảng 145 lao động làm việc tại đây.
Hàng năm, lao động từ thị trường Trung Đông và Bắc Phi này gửi về nước khoảng hơn 2 triệu Đô la Mỹ
Trung Đông là thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam trong những năm gần đây, đặt biệt là Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Arậpxêút, Ca-ta, Bahrain, Oman. Đã có khoảng 730 lao động làm việc tại khu vực này, điều kiện làm việc và thu nhập tương đối bảo đảm và ổn định (lao động phổ thông thu nhập khoảng 350USD/tháng, lao động có nghề khoảng 500-800USD/tháng). Tuy nhiên, tại Ca-ta có một số lao động tay nghề thấp, ý thức kỷ luật chưa cao, trong khi điều kiện ăn ở và thu nhập chưa tốt nên đã có các hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm hợp đồng như đình công, đánh nhau, trộm cắp... nên phía tiếp nhận đang thực hiện một số biện pháp hạn chế nhận lao động Việt Nam.
Bắt đầu từ năm 2008, thị trường Lybia đã phát triển mạnh và Yên Bái đã đưa được khoảng 145 lao động làm việc tại đây. Yêu cầu về chất lượng lao động của thị trường này không cao trong khi thu nhập tốt (hàng tháng người lao động tiết kiệm và gửi về nước được khoảng 5 triệu đồng). Vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phê duyệt Đề án phát triển thị trường Lybia, theo đó các doanh nghiệp đưa lao động sang thị trường này phải dành ít nhất 30% số lao động của hợp đồng để tuyển từ 62 huyện nghèo và phải có bộ máy quản lý theo quy định (cán bộ quản lý, đốc công…)
Hàng năm, lao động từ thị trường Trung Đông và Bắc Phi này gửi về nước khoảng hơn 2 triệu Đô la Mỹ./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Trung Đông là thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam trong những năm gần đây, đặt biệt là Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất. Bắt đầu từ năm 2008, thị trường Lybia đã phát triển mạnh và Yên Bái đã đưa được khoảng 145 lao động làm việc tại đây.Trung Đông là thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam trong những năm gần đây, đặt biệt là Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Arậpxêút, Ca-ta, Bahrain, Oman. Đã có khoảng 730 lao động làm việc tại khu vực này, điều kiện làm việc và thu nhập tương đối bảo đảm và ổn định (lao động phổ thông thu nhập khoảng 350USD/tháng, lao động có nghề khoảng 500-800USD/tháng). Tuy nhiên, tại Ca-ta có một số lao động tay nghề thấp, ý thức kỷ luật chưa cao, trong khi điều kiện ăn ở và thu nhập chưa tốt nên đã có các hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm hợp đồng như đình công, đánh nhau, trộm cắp... nên phía tiếp nhận đang thực hiện một số biện pháp hạn chế nhận lao động Việt Nam.
Bắt đầu từ năm 2008, thị trường Lybia đã phát triển mạnh và Yên Bái đã đưa được khoảng 145 lao động làm việc tại đây. Yêu cầu về chất lượng lao động của thị trường này không cao trong khi thu nhập tốt (hàng tháng người lao động tiết kiệm và gửi về nước được khoảng 5 triệu đồng). Vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phê duyệt Đề án phát triển thị trường Lybia, theo đó các doanh nghiệp đưa lao động sang thị trường này phải dành ít nhất 30% số lao động của hợp đồng để tuyển từ 62 huyện nghèo và phải có bộ máy quản lý theo quy định (cán bộ quản lý, đốc công…)
Hàng năm, lao động từ thị trường Trung Đông và Bắc Phi này gửi về nước khoảng hơn 2 triệu Đô la Mỹ./.