CTTĐT – Là 2 trong số 61 huyện nghèo nhất cả nước, Trạm Tấu và Mù Căng Chải có tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 40%. Trình độ của người lao động còn thấp, chủ yếu là lao động tự do, chưa qua đào tạo. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song thời gian qua, Trạm Tấu, Mù Căng Chải đã quan tâm chú trọng đến xuất khẩu lao động đối với lao động người dân tộc thiểu số.
Gia đình anh Lò Văn Vin ở xã Hát Lừu huyện Trạm Tấu được xây bằng tiền đi lao động xuất khẩu gửi về.
Trạm Tấu và Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn do địa bàn trải rộng, dân cư sống rải rác, người dân tộc nghèo, chưa quen với việc học tập, đào tạo đi xuất khẩu lao động.
Yên Bái bắt đầu chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ năm 2003, đến nay đã có 10.196 lượt lao động đang làm việc tại các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những nước, vùng lãnh thổ nhận số lượng lớn lao động Việt Nam như: Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc. Lao động đi làm việc ở nước ngoài với khoảng hơn 30 ngành nghề khác nhau, từ lao động giản đơn đến lao động có nghề, bình quân mỗi năm tỉnh Yên Bái đưa từ 700 đến 850 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chiếm 4,5% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm mỗi năm. Tuy nhiên, do trình độ của người lao động hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Trải còn thấp, chủ yếu là lao động tự do, chưa qua đào tạo. Vì vậy khi xuất khẩu lao động, người lao động phải làm những công việc độc hại và mức thu nhập thấp. Người lao động mang tác phong nông dân, một bộ phận người lao động chưa ý thức được lao động xuất khẩu là để làm giàu cho bản thân và gia đình. Vì vậy, họ không tích cực lao động và có thói quen ỷ lại mong muốn Nhà nước và các công ty đưa họ đi xuất khẩu lao động phải có trách nhiệm lo cho cuộc sống của họ… và vì nhiều lý do dẫn đến hiệu suất lao động không cao.
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo, thời gian qua, Yên Bái đã có những bài học kinh nghiệm quý trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo (XĐGN). Đó là, XĐGN phải hướng vào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số - là những khu vực còn tỷ lệ hộ nghèo cao. Xây dựng lộ trình thực hiện các chính sách, cơ chế đặc thù, các biện pháp đột phá, nhằm thực hiện có hiệu quả công tác XĐGN, tích cực giải quyết việc làm cho người lao động, gắn với đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, chú trọng xuất khẩu lao động đối với lao động người dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động XĐGN, phát động phong trào quần chúng sâu rộng trong toàn tỉnh nói chung và tại 2 huyện nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải nói riêng.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc đưa người đi lao động ở nước ngoài, từ năm 2003, Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động (XKLĐ) từ cấp tỉnh đến các huyện, thị, thành phố đã được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đi XKLĐ làm thủ tục, vay vốn, đào tạo nghề… Từ khi có Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ, huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải đã thành lập Ban chỉ đạo từ huyện đến các xã, nhằm tuyên truyền, vận động thanh niên trong độ tuổi tích cực tham gia công tác XKLĐ.
Năm 2010, nỗ lực vận động, thuyết phục với sự phối hợp tích cực của chính quyền địa phương, Công ty cổ phần VINACONEXMEC đã tiếp nhận 94 lao động của 2 huyện về để học nghề. Sau gần 2 tháng đào tạo nghề tập trung, người lao động đã hoà đồng với tập thể, quen dần với tác phong công nghiệp và đạt kết quả tốt trong các đợt kiểm tra thử tay nghề do Công ty tổ chức. Đã có 62 lao động được xuất cảnh sang làm việc ở Libya theo hợp đồng 2 năm với mức lương cơ bản từ 230 – 250USD/tháng. Số còn lại đang chờ để xuất cảnh trong quý II năm 2010.
Không chỉ tích cực vận động, giúp đỡ về mặt tinh thần, Sở LĐ-TB&XH Yên Bái còn phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện hỗ trợ cho người dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để họ có thể lo đủ chi phí ban đầu. Năm 2009, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã giải quyết cho 53 trường hợp ở 2 huyện nghèo này vay vốn. Chi nhánh đã tiếp tục chủ động, linh hoạt trong giải ngân hơn để tránh tồn đọng, lãng phí nguồn vốn bằng cách nâng mức cho vay các chương trình để phù hợp với giá cả hiện nay.
Trong 9 tháng đầu năm 2017, huyện Mù Cang Chải thực hiện giải quyết việc làm cho 653 lao động, đạt 72,5% kế hoạch và đã hoàn thiện hồ sơ cho 7 lao động tham gia đào tạo tiếng Hàn và đào tạo nghề để xuất khẩu lao động. Huyện Trạm Tấu đang hoàn thiện hồ sơ cho 30 lao động tham gia đào tạo tiếng Hàn và 7 lao động xuất khẩu sang Ả Rập Xê út. Trong thời gian tới, hai huyện tiếp tục quan tâm làm tốt chương trình việc làm bền vững; thực hiện tốt các chính sách đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu làm việc gắn với thị trường lao động; tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với các hoạt động tư vấn, giới hiệu việc làm; kết nối thị trường lao động với các huyện, thị xã, thành phố với các doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh và khu vực. Hoàn thành Đề án đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp trên địa bàn hai huyện đến năm 2020.
Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội đã xây dựng Quỹ Xuất khẩu lao động để hỗ trợ thêm cho người lao động trước khi đi xuất khẩu cũng như với các trường hợp rủi ro không có việc làm trở về nước. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động để thay đổi nhận thức của người dân và tích cực tổ chức đào tạo lao động phổ thông cho các thị trường Libya và Các Tiểu vương quốc Ả rập để tạo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt chú trọng đến xuất khẩu lao động đối với lao động người dân tộc thiểu số giúp bà con thoát nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Là 2 trong số 61 huyện nghèo nhất cả nước, Trạm Tấu và Mù Căng Chải có tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 40%. Trình độ của người lao động còn thấp, chủ yếu là lao động tự do, chưa qua đào tạo. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song thời gian qua, Trạm Tấu, Mù Căng Chải đã quan tâm chú trọng đến xuất khẩu lao động đối với lao động người dân tộc thiểu số.Trạm Tấu và Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn do địa bàn trải rộng, dân cư sống rải rác, người dân tộc nghèo, chưa quen với việc học tập, đào tạo đi xuất khẩu lao động.
Yên Bái bắt đầu chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ năm 2003, đến nay đã có 10.196 lượt lao động đang làm việc tại các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những nước, vùng lãnh thổ nhận số lượng lớn lao động Việt Nam như: Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc. Lao động đi làm việc ở nước ngoài với khoảng hơn 30 ngành nghề khác nhau, từ lao động giản đơn đến lao động có nghề, bình quân mỗi năm tỉnh Yên Bái đưa từ 700 đến 850 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chiếm 4,5% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm mỗi năm. Tuy nhiên, do trình độ của người lao động hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Trải còn thấp, chủ yếu là lao động tự do, chưa qua đào tạo. Vì vậy khi xuất khẩu lao động, người lao động phải làm những công việc độc hại và mức thu nhập thấp. Người lao động mang tác phong nông dân, một bộ phận người lao động chưa ý thức được lao động xuất khẩu là để làm giàu cho bản thân và gia đình. Vì vậy, họ không tích cực lao động và có thói quen ỷ lại mong muốn Nhà nước và các công ty đưa họ đi xuất khẩu lao động phải có trách nhiệm lo cho cuộc sống của họ… và vì nhiều lý do dẫn đến hiệu suất lao động không cao.
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo, thời gian qua, Yên Bái đã có những bài học kinh nghiệm quý trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo (XĐGN). Đó là, XĐGN phải hướng vào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số - là những khu vực còn tỷ lệ hộ nghèo cao. Xây dựng lộ trình thực hiện các chính sách, cơ chế đặc thù, các biện pháp đột phá, nhằm thực hiện có hiệu quả công tác XĐGN, tích cực giải quyết việc làm cho người lao động, gắn với đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, chú trọng xuất khẩu lao động đối với lao động người dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động XĐGN, phát động phong trào quần chúng sâu rộng trong toàn tỉnh nói chung và tại 2 huyện nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải nói riêng.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc đưa người đi lao động ở nước ngoài, từ năm 2003, Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động (XKLĐ) từ cấp tỉnh đến các huyện, thị, thành phố đã được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đi XKLĐ làm thủ tục, vay vốn, đào tạo nghề… Từ khi có Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ, huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải đã thành lập Ban chỉ đạo từ huyện đến các xã, nhằm tuyên truyền, vận động thanh niên trong độ tuổi tích cực tham gia công tác XKLĐ.
Năm 2010, nỗ lực vận động, thuyết phục với sự phối hợp tích cực của chính quyền địa phương, Công ty cổ phần VINACONEXMEC đã tiếp nhận 94 lao động của 2 huyện về để học nghề. Sau gần 2 tháng đào tạo nghề tập trung, người lao động đã hoà đồng với tập thể, quen dần với tác phong công nghiệp và đạt kết quả tốt trong các đợt kiểm tra thử tay nghề do Công ty tổ chức. Đã có 62 lao động được xuất cảnh sang làm việc ở Libya theo hợp đồng 2 năm với mức lương cơ bản từ 230 – 250USD/tháng. Số còn lại đang chờ để xuất cảnh trong quý II năm 2010.
Không chỉ tích cực vận động, giúp đỡ về mặt tinh thần, Sở LĐ-TB&XH Yên Bái còn phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện hỗ trợ cho người dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để họ có thể lo đủ chi phí ban đầu. Năm 2009, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã giải quyết cho 53 trường hợp ở 2 huyện nghèo này vay vốn. Chi nhánh đã tiếp tục chủ động, linh hoạt trong giải ngân hơn để tránh tồn đọng, lãng phí nguồn vốn bằng cách nâng mức cho vay các chương trình để phù hợp với giá cả hiện nay.
Trong 9 tháng đầu năm 2017, huyện Mù Cang Chải thực hiện giải quyết việc làm cho 653 lao động, đạt 72,5% kế hoạch và đã hoàn thiện hồ sơ cho 7 lao động tham gia đào tạo tiếng Hàn và đào tạo nghề để xuất khẩu lao động. Huyện Trạm Tấu đang hoàn thiện hồ sơ cho 30 lao động tham gia đào tạo tiếng Hàn và 7 lao động xuất khẩu sang Ả Rập Xê út. Trong thời gian tới, hai huyện tiếp tục quan tâm làm tốt chương trình việc làm bền vững; thực hiện tốt các chính sách đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu làm việc gắn với thị trường lao động; tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với các hoạt động tư vấn, giới hiệu việc làm; kết nối thị trường lao động với các huyện, thị xã, thành phố với các doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh và khu vực. Hoàn thành Đề án đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp trên địa bàn hai huyện đến năm 2020.
Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội đã xây dựng Quỹ Xuất khẩu lao động để hỗ trợ thêm cho người lao động trước khi đi xuất khẩu cũng như với các trường hợp rủi ro không có việc làm trở về nước. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động để thay đổi nhận thức của người dân và tích cực tổ chức đào tạo lao động phổ thông cho các thị trường Libya và Các Tiểu vương quốc Ả rập để tạo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt chú trọng đến xuất khẩu lao động đối với lao động người dân tộc thiểu số giúp bà con thoát nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội./.