Khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản việc tìm hiểu kỹ về luật lao động Nhật Bản chắc chắn là một điều hết sức cần thiết, thông thường các doanh nghiệp XKLĐ sẽ có những buổi đào tạo giúp thực tập sinh hiểu hơn về luật lao động, tuy nhiên cũng có không ít những công ty lại không hề phổ biến cho người lao động.
Ngành nghề chế biến thực phẩm tại Nhật Bản
Điều kiện làm việc
Trong hợp đồng mà thực tập sinh ký kết với doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ ghi rõ ràng về điều kiện làm việc và các công việc lao động sẽ làm. Nếu không có thì bạn nên yêu cầu xem xét lại hợp đồng lao động.
Nghiêm cấm ép buộc lao động
Luật lao động Nhật Bản cũng quy định, nghiêm cấm doanh nghiệp ép buộc lao động làm những việc không có trong hợp đồng hoặc trung gian ép buộc lao động làm việc.
Nghiêm cấm việc yêu cầu đền bù nếu vi phạm hợp đồng.
Trong hợp đồng lao động nghiêm cấm việc miêu tả các khoản người lao động hoặc doanh nghiệp phải đền bù nếu phá hợp đồng. Mọi thủ tục pháp lý về việc phá hợp đồng sẽ được pháp luật giải quyết nếu 2 bên không thể thương lượng.
Quy định về sa thải lao động.
Nếu phía doanh nghiệp muốn đơn phương sa thải lao động thì phải có lý do chính đáng, thứ hai báo trước 30 ngày trước khi đuổi việc, thứ 3 trả lại tất cả tài sản thuộc về người lao động trong vòng 7 ngày từ khi lao động có yêu cầu.
Chú ý: Nếu trong thời gian người lao động đang trị bệnh do ốm đau hoặc tai nạn, doanh nghiệp không được sa thải lao động.
Trả lương
Theo quy định việc trả lương cho nhân viên thì doanh nghiệp sẽ phải trả bằng tiền chứ không chấp nhận hiện vật. Tiền lương sẽ được trả cho người lao động trong vòng 30 ngày và có thể trả một lần hoặc nhiều lần.
Chính phủ Nhật Bản quy định mức lương tối thiểu sẽ khác nhau theo mỗi ngành nghề cũng như từng khu vực một, vậy nên nếu doanh nghiệp trả lương thấp hơn bạn có thể kháng nghị với nghiệp đoàn.
Chú ý: Các khoản thuế thu nhập cũng như bào hiểm sẽ bị trừ trực tiếp vào tiền lương của người lao động, do đó bạn nên hỏi kỹ số tiền thực lĩnh một tháng sẽ rơi vào khoảng bao nhiêu để biết rõ hơn.
Thời gian làm việc và làm thêm.
Đây chính là vấn đề mà bất kỳ người lao động nào cũng quan tâm. Theo luật lao động của Nhật Bản quy định thì thời gian làm việc không quá 8h/ngày và 40h/tuần. Thời gian làm việc thường sẽ từ thứ 2 đến thứ 7, lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày trong tuần và 4 ngày trong 1 tháng.
Thời gian lao động làm việc ngoài giờ sẽ được tính là làm thêm, lương làm thêm sẽ thường nhiều hơn 25% mức lương làm chính thức và nếu làm đêm (22h – 5h sáng) sẽ được hưởng thêm phụ cấp ăn đêm hoặc tính trực tiếp vào lương. Trong ngày nghỉ làm thêm thì mức lương sẽ được tăng thêm 35% so với mức lương bình thường.
An toàn lao động.
Nhật Bản là quốc gia luôn coi trọng vấn đề an toàn lao động, tháng đầu tiên khi sang Nhật bạn sẽ được buổi phổ biến kiến thức về an toàn lao động và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Ban Biên tập
Khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản việc tìm hiểu kỹ về luật lao động Nhật Bản chắc chắn là một điều hết sức cần thiết, thông thường các doanh nghiệp XKLĐ sẽ có những buổi đào tạo giúp thực tập sinh hiểu hơn về luật lao động, tuy nhiên cũng có không ít những công ty lại không hề phổ biến cho người lao động.Điều kiện làm việc
Trong hợp đồng mà thực tập sinh ký kết với doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ ghi rõ ràng về điều kiện làm việc và các công việc lao động sẽ làm. Nếu không có thì bạn nên yêu cầu xem xét lại hợp đồng lao động.
Nghiêm cấm ép buộc lao động
Luật lao động Nhật Bản cũng quy định, nghiêm cấm doanh nghiệp ép buộc lao động làm những việc không có trong hợp đồng hoặc trung gian ép buộc lao động làm việc.
Nghiêm cấm việc yêu cầu đền bù nếu vi phạm hợp đồng.
Trong hợp đồng lao động nghiêm cấm việc miêu tả các khoản người lao động hoặc doanh nghiệp phải đền bù nếu phá hợp đồng. Mọi thủ tục pháp lý về việc phá hợp đồng sẽ được pháp luật giải quyết nếu 2 bên không thể thương lượng.
Quy định về sa thải lao động.
Nếu phía doanh nghiệp muốn đơn phương sa thải lao động thì phải có lý do chính đáng, thứ hai báo trước 30 ngày trước khi đuổi việc, thứ 3 trả lại tất cả tài sản thuộc về người lao động trong vòng 7 ngày từ khi lao động có yêu cầu.
Chú ý: Nếu trong thời gian người lao động đang trị bệnh do ốm đau hoặc tai nạn, doanh nghiệp không được sa thải lao động.
Trả lương
Theo quy định việc trả lương cho nhân viên thì doanh nghiệp sẽ phải trả bằng tiền chứ không chấp nhận hiện vật. Tiền lương sẽ được trả cho người lao động trong vòng 30 ngày và có thể trả một lần hoặc nhiều lần.
Chính phủ Nhật Bản quy định mức lương tối thiểu sẽ khác nhau theo mỗi ngành nghề cũng như từng khu vực một, vậy nên nếu doanh nghiệp trả lương thấp hơn bạn có thể kháng nghị với nghiệp đoàn.
Chú ý: Các khoản thuế thu nhập cũng như bào hiểm sẽ bị trừ trực tiếp vào tiền lương của người lao động, do đó bạn nên hỏi kỹ số tiền thực lĩnh một tháng sẽ rơi vào khoảng bao nhiêu để biết rõ hơn.
Thời gian làm việc và làm thêm.
Đây chính là vấn đề mà bất kỳ người lao động nào cũng quan tâm. Theo luật lao động của Nhật Bản quy định thì thời gian làm việc không quá 8h/ngày và 40h/tuần. Thời gian làm việc thường sẽ từ thứ 2 đến thứ 7, lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày trong tuần và 4 ngày trong 1 tháng.
Thời gian lao động làm việc ngoài giờ sẽ được tính là làm thêm, lương làm thêm sẽ thường nhiều hơn 25% mức lương làm chính thức và nếu làm đêm (22h – 5h sáng) sẽ được hưởng thêm phụ cấp ăn đêm hoặc tính trực tiếp vào lương. Trong ngày nghỉ làm thêm thì mức lương sẽ được tăng thêm 35% so với mức lương bình thường.
An toàn lao động.
Nhật Bản là quốc gia luôn coi trọng vấn đề an toàn lao động, tháng đầu tiên khi sang Nhật bạn sẽ được buổi phổ biến kiến thức về an toàn lao động và kiểm tra sức khỏe định kỳ.