CTTĐT - Trong những năm qua, việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một chủ trương đúng đắn của Ðảng và Nhà nước nhằm mở nhiều hướng giải quyết việc làm, nhất là đối với thanh niên.
Phấn đấu đưa 110.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Những năm gần đây, các địa phương, bộ, ngành đã cùng tham gia tuyên truyền, định hướng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài về việc phải nghiêm túc tuân thủ hợp đồng… Nhờ vậy, số người lao động ở lại làm việc bất hợp pháp đã giảm: Năm 2016, có 58 huyện có hơn 30% số lao động và 60 người trở lên trốn và lao động bất hợp pháp; đến năm 2018 con số này đã giảm, hiện còn 49 huyện. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động cần được tiếp tục nghiên cứu cắt giảm hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, nhất là những người ở vùng xa, vùng sâu, miền núi.
Năm 2017 nước ta đã đưa 134 nghìn người đi làm việc tại nước ngoài, bằng 128% so với chỉ tiêu đặt ra. Đây là năm thứ tư liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm. Một số thị trường xuất khẩu lao động chính tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam cao như thị trường: Đài Loan, Nhật bản. Các thị trường khác vẫn có nhu cầu tiếp nhận ổn định, riêng thị trường Nhật Bản nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam ngày càng tăng, đa dạng về ngành nghề. Một số thị trường có nhu cầu tuyển dụng một số nhóm ngành nghề mới mà Việt Nam có khả năng đáp ứng tốt, có nhu cầu đưa đi như điều dưỡng, hộ lý và lao động trong một số lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lao động có tay nghề, kỹ thuật cao, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động khi lựa chọn phương án đi làm việc ở nước ngoài.
Năm 2018, Cục Quản lý lao động ngoài nước đề ra mục tiêu phấn đấu đưa 110.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (trong đó, lao động nữ chiếm 40%). Trong năm tháng đầu năm nay, tổng số người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 47.247 người, đạt 42,95% kế hoạch năm. Việc đưa người đi làm việc, lao động ở nước ngoài mỗi năm giải quyết việc làm cho hơn 100 nghìn lao động và bình quân thu về gần ba tỷ USD.
Để đạt được mục tiêu đưa 110.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Cục Quản lý lao động ngoài nước đề ra nhiều giải pháp như: giữ vững ổn định một số thị trường chính như Đài Loan, Nhật Bản; Nâng cao chất lượng nguồn lao động đưa đi làm việc tại nước ngoài vừa đảm bảo tính thu nhập, cạnh tranh, trong đó phối hợp chặt chẽ với giáo dục nghề nghiệp từ khâu đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tay nghề, giáo dục định hướng cho lao động trước khi xuất cảnh; Tăng cường công tác quản lý đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài; Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Có chiến lược truyền thông chung của ngành về vấn đề đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài để toàn xã hội thấy được vai trò, trách nhiệm của Bộ, của doanh nghiệp và người dân trong hoạt động xuất khẩu lao động; Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý phát sinh liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động...
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một chủ trương đúng đắn của Ðảng và Nhà nước nhằm mở nhiều hướng giải quyết việc làm, nhất là đối với thanh niên. Những năm gần đây, các địa phương, bộ, ngành đã cùng tham gia tuyên truyền, định hướng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài về việc phải nghiêm túc tuân thủ hợp đồng… Nhờ vậy, số người lao động ở lại làm việc bất hợp pháp đã giảm: Năm 2016, có 58 huyện có hơn 30% số lao động và 60 người trở lên trốn và lao động bất hợp pháp; đến năm 2018 con số này đã giảm, hiện còn 49 huyện. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động cần được tiếp tục nghiên cứu cắt giảm hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, nhất là những người ở vùng xa, vùng sâu, miền núi.
Năm 2017 nước ta đã đưa 134 nghìn người đi làm việc tại nước ngoài, bằng 128% so với chỉ tiêu đặt ra. Đây là năm thứ tư liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm. Một số thị trường xuất khẩu lao động chính tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam cao như thị trường: Đài Loan, Nhật bản. Các thị trường khác vẫn có nhu cầu tiếp nhận ổn định, riêng thị trường Nhật Bản nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam ngày càng tăng, đa dạng về ngành nghề. Một số thị trường có nhu cầu tuyển dụng một số nhóm ngành nghề mới mà Việt Nam có khả năng đáp ứng tốt, có nhu cầu đưa đi như điều dưỡng, hộ lý và lao động trong một số lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lao động có tay nghề, kỹ thuật cao, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động khi lựa chọn phương án đi làm việc ở nước ngoài.
Năm 2018, Cục Quản lý lao động ngoài nước đề ra mục tiêu phấn đấu đưa 110.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (trong đó, lao động nữ chiếm 40%). Trong năm tháng đầu năm nay, tổng số người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 47.247 người, đạt 42,95% kế hoạch năm. Việc đưa người đi làm việc, lao động ở nước ngoài mỗi năm giải quyết việc làm cho hơn 100 nghìn lao động và bình quân thu về gần ba tỷ USD.
Để đạt được mục tiêu đưa 110.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Cục Quản lý lao động ngoài nước đề ra nhiều giải pháp như: giữ vững ổn định một số thị trường chính như Đài Loan, Nhật Bản; Nâng cao chất lượng nguồn lao động đưa đi làm việc tại nước ngoài vừa đảm bảo tính thu nhập, cạnh tranh, trong đó phối hợp chặt chẽ với giáo dục nghề nghiệp từ khâu đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tay nghề, giáo dục định hướng cho lao động trước khi xuất cảnh; Tăng cường công tác quản lý đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài; Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Có chiến lược truyền thông chung của ngành về vấn đề đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài để toàn xã hội thấy được vai trò, trách nhiệm của Bộ, của doanh nghiệp và người dân trong hoạt động xuất khẩu lao động; Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý phát sinh liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động...