Thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo việc triển khai các chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Giai đoạn 2013 - 2018, tỉnh Yên Bái đã đưa đi trên 5.500 lượt người lao động tại các thị trường
Thực hiện Thông tư liên tịch số 09/2016/TT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức như tuyên truyền trực tiếp tại các phiên giao dịch việc làm, buổi tư vấn giới thiệu việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm, tuyên truyền lồng ghép với chương trình tập huấn cho người lao động để hướng dẫn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và giới thiệu về một số thị trường lao động cho người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài.
Các doanh nghiệp dịch vụ hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia đã phối hợp tốt với chính quyền các địa phương trong tỉnh thông tin truyên truyền phổ biến pháp luật, các dịch vụ tư vấn để cung cấp đủ thông tin cho người lao động lựa chọn và có quyết định phù hợp khi muốn ra nước ngoài làm việc và có thể nâng cao năng lực tự bảo vệ bản thân của người lao động qua nhiều kênh thông tin như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành tờ rơi, tổ chức đối thoại chính sách về xuất khẩu lao động ở các địa phương, cung cấp tài liệu hướng dẫn và sổ tay những điều cần biết khi sống và làm việc ở nước ngoài cho người lao động. Người lao động được cung cấp các thông tin về: Thị trường lao động và cơ hội việc làm ở nước ngoài; Pháp luật Việt Nam liên quan đến đi làm việc ở nước ngoài; Chính sách của các nước tiếp nhận. Chính sách của Việt Nam nhằm thúc đẩy di cư lao động ra nước ngoài; địa chỉ của các Đại sứ quán Việt Nam, Ban quản lý lao động, văn phòng/tổ chức trợ giúp liên quan ở nước ngoài; Các thông tin cảnh báo người lao động về rủi ro thường gặp của đi làm việc ở nước ngoài trái phép. Đồng thời, triển khai xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về lao động đi làm việc ở nước ngoài giúp tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực này nhằm hỗ trợ kịp thời và bảo vệ người lao động.
Theo thống kê báo cáo của doanh nghiệp và các địa phương thì số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2013 - 2018, tỉnh Yên Bái đã đưa đi trên 5.500 lượt người lao động tại các thị trường như: Malaysia với 7,08% tương đương 390 lao động; Đài Loan 17,08% tương đương 941 lao động; Hàn Quốc 2,54% tương đương 140 lao động; Nhật Bản 14,74% tương đương 812 lao động; Châu Phi và Trung Đông 11,18% tương đương 616 lao động; Lào và Campuchia theo hợp đồng cá nhân 33,23% tương đương 1.830 lao động; các nước khác 11,7% tương đương 646 lao động. Số lao động làm việc theo hợp đồng nhận thầu khoán công trình, dự án của các chủ đầu tư trúng thầu, nhận thầu đầu tư ra nước ngoài, hoặc đi lao động tự do theo hợp đồng công việc cá nhân lên đến hàng nghìn người, tập trung ở các thị trường như: Lào, Cộng hoà Síp, Macao, Campuchia, Trung Quốc.
Số lao động hiện nay đang làm việc ở nước ngoài là gần 3.800 lao động. Số đã về nước khoảng trên 1.700 lao động, trong đó chủ yếu do hết hạn hợp đồng chiếm khoảng 85%, còn lại phải về nước trước hạn do vi phạm hợp đồng và rủi ro khách quan.
Cùng với việc cho vay hỗ trợ việc làm trong nước, thực hiện Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ triển khai đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững, đến nay đã có 156 lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng với số tiền 4,924 tỷ đồng.
Các lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đều được đào tạo nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi xuất cảnh theo đúng hợp đồng và yêu cầu của đối tác nước ngoài.
Cùng với đó, trong những năm qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương nghiên cứu ban hành nhiều chính sách cụ thể hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là các đối tượng chính sách xã hội, như: Chính sách cho người lao động vay tín dụng để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, theo đó, người lao động được vay tín dụng tại các Ngân hàng thương mại để trang trải các chi phí trước khi đi. Riêng đối với người lao động thuộc hộ nghèo và thuộc các đối tượng chính sách được vay tín dụng với lãi suất ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành chính sách thuận lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài chuyển thu nhập về nước thông qua hệ thống Ngân hàng như gửi tiền vào tài khoản, gửi tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ, rút tiền mặt bằng ngoại tệ,... Chính sách hỗ trợ người nghèo, người thuộc diện đối tượng chính sách được học nghề đi làm việc ở nước ngoài. Chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính trong cấp hộ chiếu cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đơn giản hóa các thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Cùng với đó, các ngành chức năng đã tích cực triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người nghèo, người thuộc diện đối tượng chính sách được học nghề đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện quản lý và bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động dịch chuyển tự do tại vùng biên giới, tuyên truyền, khuyến cáo công dân không ra nước ngoài lao động bằng visa du lịch. Tăng cường trách nhiệm, phối hợp linh hoạt từ khâu cung cấp thông tin, thẩm định đơn hàng tuyển chọn lao động của các doanh nghiệp dịch vụ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người di cư từ trước khi xuất cảnh - sinh sống, làm việc ở nước ngoài cho đến khi hồi hương và tái hòa nhập.
Trong thời gian tới, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu lao động tuy bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp góp phần nâng cao nhận thức về các quy định của pháp luật, về nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp. Tăng cường triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là các đối tượng chính sách xã hội. Tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác giám sát của các cơ quan ở Trung ương và địa phương về công tác chấp hành thực hiện Luật người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Định kỳ tiến hành các hoạt động giám sát về việc chấp hành pháp luật của các địa phương và doanh nghiệp.
Thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo việc triển khai các chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.Thực hiện Thông tư liên tịch số 09/2016/TT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức như tuyên truyền trực tiếp tại các phiên giao dịch việc làm, buổi tư vấn giới thiệu việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm, tuyên truyền lồng ghép với chương trình tập huấn cho người lao động để hướng dẫn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và giới thiệu về một số thị trường lao động cho người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài.
Các doanh nghiệp dịch vụ hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia đã phối hợp tốt với chính quyền các địa phương trong tỉnh thông tin truyên truyền phổ biến pháp luật, các dịch vụ tư vấn để cung cấp đủ thông tin cho người lao động lựa chọn và có quyết định phù hợp khi muốn ra nước ngoài làm việc và có thể nâng cao năng lực tự bảo vệ bản thân của người lao động qua nhiều kênh thông tin như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành tờ rơi, tổ chức đối thoại chính sách về xuất khẩu lao động ở các địa phương, cung cấp tài liệu hướng dẫn và sổ tay những điều cần biết khi sống và làm việc ở nước ngoài cho người lao động. Người lao động được cung cấp các thông tin về: Thị trường lao động và cơ hội việc làm ở nước ngoài; Pháp luật Việt Nam liên quan đến đi làm việc ở nước ngoài; Chính sách của các nước tiếp nhận. Chính sách của Việt Nam nhằm thúc đẩy di cư lao động ra nước ngoài; địa chỉ của các Đại sứ quán Việt Nam, Ban quản lý lao động, văn phòng/tổ chức trợ giúp liên quan ở nước ngoài; Các thông tin cảnh báo người lao động về rủi ro thường gặp của đi làm việc ở nước ngoài trái phép. Đồng thời, triển khai xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về lao động đi làm việc ở nước ngoài giúp tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực này nhằm hỗ trợ kịp thời và bảo vệ người lao động.
Theo thống kê báo cáo của doanh nghiệp và các địa phương thì số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2013 - 2018, tỉnh Yên Bái đã đưa đi trên 5.500 lượt người lao động tại các thị trường như: Malaysia với 7,08% tương đương 390 lao động; Đài Loan 17,08% tương đương 941 lao động; Hàn Quốc 2,54% tương đương 140 lao động; Nhật Bản 14,74% tương đương 812 lao động; Châu Phi và Trung Đông 11,18% tương đương 616 lao động; Lào và Campuchia theo hợp đồng cá nhân 33,23% tương đương 1.830 lao động; các nước khác 11,7% tương đương 646 lao động. Số lao động làm việc theo hợp đồng nhận thầu khoán công trình, dự án của các chủ đầu tư trúng thầu, nhận thầu đầu tư ra nước ngoài, hoặc đi lao động tự do theo hợp đồng công việc cá nhân lên đến hàng nghìn người, tập trung ở các thị trường như: Lào, Cộng hoà Síp, Macao, Campuchia, Trung Quốc.
Số lao động hiện nay đang làm việc ở nước ngoài là gần 3.800 lao động. Số đã về nước khoảng trên 1.700 lao động, trong đó chủ yếu do hết hạn hợp đồng chiếm khoảng 85%, còn lại phải về nước trước hạn do vi phạm hợp đồng và rủi ro khách quan.
Cùng với việc cho vay hỗ trợ việc làm trong nước, thực hiện Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ triển khai đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững, đến nay đã có 156 lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng với số tiền 4,924 tỷ đồng.
Các lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đều được đào tạo nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi xuất cảnh theo đúng hợp đồng và yêu cầu của đối tác nước ngoài.
Cùng với đó, trong những năm qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương nghiên cứu ban hành nhiều chính sách cụ thể hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là các đối tượng chính sách xã hội, như: Chính sách cho người lao động vay tín dụng để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, theo đó, người lao động được vay tín dụng tại các Ngân hàng thương mại để trang trải các chi phí trước khi đi. Riêng đối với người lao động thuộc hộ nghèo và thuộc các đối tượng chính sách được vay tín dụng với lãi suất ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành chính sách thuận lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài chuyển thu nhập về nước thông qua hệ thống Ngân hàng như gửi tiền vào tài khoản, gửi tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ, rút tiền mặt bằng ngoại tệ,... Chính sách hỗ trợ người nghèo, người thuộc diện đối tượng chính sách được học nghề đi làm việc ở nước ngoài. Chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính trong cấp hộ chiếu cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đơn giản hóa các thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Cùng với đó, các ngành chức năng đã tích cực triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người nghèo, người thuộc diện đối tượng chính sách được học nghề đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện quản lý và bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động dịch chuyển tự do tại vùng biên giới, tuyên truyền, khuyến cáo công dân không ra nước ngoài lao động bằng visa du lịch. Tăng cường trách nhiệm, phối hợp linh hoạt từ khâu cung cấp thông tin, thẩm định đơn hàng tuyển chọn lao động của các doanh nghiệp dịch vụ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người di cư từ trước khi xuất cảnh - sinh sống, làm việc ở nước ngoài cho đến khi hồi hương và tái hòa nhập.
Trong thời gian tới, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu lao động tuy bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp góp phần nâng cao nhận thức về các quy định của pháp luật, về nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp. Tăng cường triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là các đối tượng chính sách xã hội. Tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác giám sát của các cơ quan ở Trung ương và địa phương về công tác chấp hành thực hiện Luật người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Định kỳ tiến hành các hoạt động giám sát về việc chấp hành pháp luật của các địa phương và doanh nghiệp.