CTTĐT - Trong những năm qua, Yên Bái có nhiều chính sách hỗ trợ toàn diện, từ việc tuyên truyền cung cấp thông tin, đào tạo tay nghề, ngoại ngữ, hỗ trợ chi phí, vay vốn tín dụng ưu đãi… để tạo điều kiện cho người lao động tìm kiếm lao động việc làm tại Hàn Quốc. Đặc biệt, lần đầu tiên Yên Bái ban hành Đề án đưa lao động tỉnh đi làm việc ở nước ngoài, giai đoạn 2024 - 2030.
Yên Bái có nhiều chính sách hỗ trợ toàn diện cho người lao động
Đề án là bước cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX thông qua tại Kỳ họp thứ 17 "Quy định một số chính sách hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và học sinh, sinh viên tham gia chương trình hợp tác đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh với các trường cao đẳng, đại học nước ngoài tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2024-2026". Thông qua Đề án nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhằm giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, đời sống cho người lao động, nhất là lao động ở nông thôn, địa bàn đặc biệt khó khăn; nâng cao trình độ nghề nghiệp, tác phong làm việc tiên tiến cho người lao động, góp phần giảm nghèo bền vững, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Giai đoạn 2024 - 2030, Yên Bái phấn đấu đưa 10.000 người đi làm việc ở nước ngoài; giai đoạn 2024-2026 dự kiến 3.000 người; giai đoạn 2027-2030 dự kiến 7.000 người. Theo đó, thành phố Yên Bái 90 người, huyện Trấn Yên 1.300 người, huyện Yên Bình 1.300 người, huyện Văn Yên 1.300 người, huyện Lục Yên 1.300 người, huyện Văn Chấn 1.300 người, thị xã Nghĩa Lộ 800 người, huyện Trạm Tấu 800 người, huyện Mù Cang Chải 50 người.
Giai đoạn 2024 - 2030, tỉnh phấn đấu đưa 2.700 người đi làm việc theo hình thức hợp đồng và thời vụ, trao đổi học sinh, sinh viên theo chương trình hợp tác đào tạo tại thị trường Hàn Quốc (bình quân trên 380 người/năm). Mỗi năm, các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị xã, thành phố đào tạo nghề kết hợp với đào tạo ngoại ngữ, tạo nguồn đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài cho ít nhất 1.000 lao động.
Đối với các chính sách hỗ trợ, người lao động đi làm việc ở nước ngoài, học sinh, sinh viên tham gia chương trình hợp tác đào tạo được hỗ trợ từ ngân sách trung ương theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Cùng với đó là chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết số 45/2024/NQ-HĐNĐ ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài và học sinh, sinh viên tham gia chương trình hợp tác đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh với các trường cao đẳng, đại học nước ngoài, giai đoạn 2024 - 2026 trên địa bàn tỉnh Yên Bái; các nguồn vốn cho vay hỗ trợ qua Ngân hàng Chính sách Xã hội theo quy định hiện hành và nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương sang Ngân hàng Chính sách Xã hội; các nguồn hỗ trợ của doanh nghiệp và nguồn huy động hợp pháp khác. Tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2024 - 2030 dự kiến trên 1.000 tỷ đồng.
Sau khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với những lao động hết hạn hợp đồng trở về nước, trường hợp người lao động tiếp tục có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, các ngành, địa phương, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh có trách nhiệm kết nối, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho người lao động để tiếp tục đi làm việc ở nước ngoài theo quy định. Đối với những lao động hết hạn hợp đồng trở về nước có nhu cầu tìm việc làm trong và ngoài tỉnh, các ngành, địa phương, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh có trách nhiệm kết nối, tư vấn giới thiệu việc làm, giới thiệu các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động cho người lao động để đi làm việc trong và ngoài tỉnh phù hợp với nhu cầu, trình độ của người lao động.
Việc ban hành Đề án đưa lao động tỉnh Yên Bái đi làm việc ở nước ngoài, giai đoạn 2024 - 2030 chắc chắn sẽ mở ra cơ hội mới cho người lao động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số… góp phần hiện thực hoá mục tiêu xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, Yên Bái có nhiều chính sách hỗ trợ toàn diện, từ việc tuyên truyền cung cấp thông tin, đào tạo tay nghề, ngoại ngữ, hỗ trợ chi phí, vay vốn tín dụng ưu đãi… để tạo điều kiện cho người lao động tìm kiếm lao động việc làm tại Hàn Quốc. Đặc biệt, lần đầu tiên Yên Bái ban hành Đề án đưa lao động tỉnh đi làm việc ở nước ngoài, giai đoạn 2024 - 2030. Đề án là bước cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX thông qua tại Kỳ họp thứ 17 "Quy định một số chính sách hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và học sinh, sinh viên tham gia chương trình hợp tác đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh với các trường cao đẳng, đại học nước ngoài tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2024-2026". Thông qua Đề án nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhằm giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, đời sống cho người lao động, nhất là lao động ở nông thôn, địa bàn đặc biệt khó khăn; nâng cao trình độ nghề nghiệp, tác phong làm việc tiên tiến cho người lao động, góp phần giảm nghèo bền vững, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Giai đoạn 2024 - 2030, Yên Bái phấn đấu đưa 10.000 người đi làm việc ở nước ngoài; giai đoạn 2024-2026 dự kiến 3.000 người; giai đoạn 2027-2030 dự kiến 7.000 người. Theo đó, thành phố Yên Bái 90 người, huyện Trấn Yên 1.300 người, huyện Yên Bình 1.300 người, huyện Văn Yên 1.300 người, huyện Lục Yên 1.300 người, huyện Văn Chấn 1.300 người, thị xã Nghĩa Lộ 800 người, huyện Trạm Tấu 800 người, huyện Mù Cang Chải 50 người.
Giai đoạn 2024 - 2030, tỉnh phấn đấu đưa 2.700 người đi làm việc theo hình thức hợp đồng và thời vụ, trao đổi học sinh, sinh viên theo chương trình hợp tác đào tạo tại thị trường Hàn Quốc (bình quân trên 380 người/năm). Mỗi năm, các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị xã, thành phố đào tạo nghề kết hợp với đào tạo ngoại ngữ, tạo nguồn đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài cho ít nhất 1.000 lao động.
Đối với các chính sách hỗ trợ, người lao động đi làm việc ở nước ngoài, học sinh, sinh viên tham gia chương trình hợp tác đào tạo được hỗ trợ từ ngân sách trung ương theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Cùng với đó là chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết số 45/2024/NQ-HĐNĐ ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài và học sinh, sinh viên tham gia chương trình hợp tác đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh với các trường cao đẳng, đại học nước ngoài, giai đoạn 2024 - 2026 trên địa bàn tỉnh Yên Bái; các nguồn vốn cho vay hỗ trợ qua Ngân hàng Chính sách Xã hội theo quy định hiện hành và nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương sang Ngân hàng Chính sách Xã hội; các nguồn hỗ trợ của doanh nghiệp và nguồn huy động hợp pháp khác. Tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2024 - 2030 dự kiến trên 1.000 tỷ đồng.
Sau khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với những lao động hết hạn hợp đồng trở về nước, trường hợp người lao động tiếp tục có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, các ngành, địa phương, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh có trách nhiệm kết nối, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho người lao động để tiếp tục đi làm việc ở nước ngoài theo quy định. Đối với những lao động hết hạn hợp đồng trở về nước có nhu cầu tìm việc làm trong và ngoài tỉnh, các ngành, địa phương, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh có trách nhiệm kết nối, tư vấn giới thiệu việc làm, giới thiệu các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động cho người lao động để đi làm việc trong và ngoài tỉnh phù hợp với nhu cầu, trình độ của người lao động.
Việc ban hành Đề án đưa lao động tỉnh Yên Bái đi làm việc ở nước ngoài, giai đoạn 2024 - 2030 chắc chắn sẽ mở ra cơ hội mới cho người lao động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số… góp phần hiện thực hoá mục tiêu xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.