CTTĐT - Theo thống kê, hiện hơn 650.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, gửi về khoảng 3,5 đến 4 tỷ USD kiều hối mỗi năm. Lao động làm việc tại Hàn Quốc có thu nhập cao nhất, từ 1.500 đến 2.000 USD; tiếp theo là Nhật Bản 1.200 đến 1.500 USD; Đài Loan từ 800 đến 1.200 USD. Thị trường Trung Đông và Malaysia ghi nhận mức lương thấp hơn, dao động 600 đến 1.000 USD đối với lao động có tay nghề và 400 đến 600 USD với lao động phổ thông.
Hiện hơn 650.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ
Lao động và việc làm luôn là một trong những vấn đề có tính toàn cầu, là mối quan tâm của toàn nhân loại. Đối với Việt Nam, khi nền kinh tế đất nước đang trong quá trình phát triển, thu nhập quốc dân hàng năm tăng lên đáng kể, đời sống người dân không ngừng được cải thiện, an ninh chính trị tương đối ổn định. Vấn đề việc làm có ý nghĩa to lớn đối với đời sống kinh tế xã hội, giải quyết việc làm là chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế-xã hội nhằm khuyến khích tạo điều kiện cho người lao động tạo việc làm mới, đi làm việc ở nước ngoài, nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp, thiếu việc làm.
Lao động Việt Nam hiện tham gia vào nhiều lĩnh vực đa dạng như sản xuất công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và chăm sóc sức khỏe, đồng thời được hưởng chế độ làm việc, sinh hoạt và phúc lợi đảm bảo.
Theo thống kê, hiện hơn 650.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, gửi về khoảng 3,5 đến 4 tỷ USD kiều hối mỗi năm. Lao động làm việc tại Hàn Quốc có thu nhập cao nhất, từ 1.500 đến 2.000 USD; tiếp theo là Nhật Bản 1.200 đến 1.500 USD; Đài Loan từ 800 đến 1.200 USD. Thị trường Trung Đông và Malaysia ghi nhận mức lương thấp hơn, dao động 600 đến 1.000 USD đối với lao động có tay nghề và 400 đến 600 USD với lao động phổ thông.
Không chỉ thu nhập ổn định, người lao động (NLĐ) còn được hưởng các điều kiện làm việc tốt, chế độ bảo hiểm và các quyền lợi đảm bảo theo luật pháp nước sở tại. Điều này góp phần nâng cao đời sống của lao động và gia đình họ tại quê nhà.
Theo số liệu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong 11 tháng năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 143.160 lao động, đạt 114 % kế hoạch năm 2024.
Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã quan tâm triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Giai đoạn 2019-2023, tỉnh Yên Bái đã đưa được 2.212 lao động đi làm việc tại các thị trường nước ngoài, bình quân 440 người/năm, chủ yếu tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga, Đức, Trung Đông, Lào, Thái Lan, Malaysia. Việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm, nâng cao trình độ, nhận thức và nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, trình độ cho người lao động, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát nhu cầu, phổ biến, động viên người lao động và hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động đăng ký tham gia Đề án, thẩm định và lựa chọn những đơn hàng, hợp đồng tốt để tuyển chọn lao động, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai tại địa phương.
Các chính sách, thủ tục hỗ trợ người đi làm việc tại nước ngoài của Trung ương và chính sách, thủ tục hỗ trợ của tỉnh Yên Bái được công khai, phổ biến rộng rãi cùng với thông tin về thị trường, về nhu cầu, điều kiện lao động tới đối tượng, người dân thông qua nhiều hình thức đã kịp thời khuyến khích, động viên người lao động đi làm việc tại nước ngoài cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho lao động trong quá trình làm thủ tục.
Tính đến hết tháng 11/2024, tỉnh Yên Bái đã giải quyết việc làm cho 22.415 lao động (đạt 121,1% kế hoạch, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2023), trong đó đã đưa 743 lao động đi làm việc tại nước ngoài, đạt 123,8% mục tiêu kế hoạch năm 2024 của Đề án đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài của tỉnh.
Trong đó, lao động thuộc hộ nghèo và người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 71%; 9/9 huyện đã có lao động đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu ở các thị trường như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Nga, Đức … Nhiều nhất là huyện Văn Yên với 141 lao động, tiếp đến là thị xã Nghĩa Lộ 131, thành phố Yên Bái 125, huyện Yên Bình 96, huyện Văn Chấn 78, huyện Lục Yên 7, huyện Trấn Yên 60, huyện Trạm Tấu 25, huyện Mù Cang Chải 14 lao động.
Xuất khẩu lao động là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết được các vấn đề an sinh xã hội. Đi xuất khẩu lao động là đi học tập, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, khi về nước sẽ bổ sung cho đất nước, cho tỉnh một lực lượng lao động có kỹ thuật, góp phần vào công cuộc đổi mới phát triển kinh tế của địa phương. Chính vì vậy, mỗi người lao động phải tự xác định cho mình một động cơ hướng tới, đem lại lợi ích cho gia đình. Thông qua những thông tin bổ ích, thiết thực trong ngày hội việc làm sẽ đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin, tích lũy kinh nghiệm quý giúp đoàn viên, thanh niên, người lao động lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện của bản thân và nhu cầu của xã hội.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo thống kê, hiện hơn 650.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, gửi về khoảng 3,5 đến 4 tỷ USD kiều hối mỗi năm. Lao động làm việc tại Hàn Quốc có thu nhập cao nhất, từ 1.500 đến 2.000 USD; tiếp theo là Nhật Bản 1.200 đến 1.500 USD; Đài Loan từ 800 đến 1.200 USD. Thị trường Trung Đông và Malaysia ghi nhận mức lương thấp hơn, dao động 600 đến 1.000 USD đối với lao động có tay nghề và 400 đến 600 USD với lao động phổ thông.Lao động và việc làm luôn là một trong những vấn đề có tính toàn cầu, là mối quan tâm của toàn nhân loại. Đối với Việt Nam, khi nền kinh tế đất nước đang trong quá trình phát triển, thu nhập quốc dân hàng năm tăng lên đáng kể, đời sống người dân không ngừng được cải thiện, an ninh chính trị tương đối ổn định. Vấn đề việc làm có ý nghĩa to lớn đối với đời sống kinh tế xã hội, giải quyết việc làm là chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế-xã hội nhằm khuyến khích tạo điều kiện cho người lao động tạo việc làm mới, đi làm việc ở nước ngoài, nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp, thiếu việc làm.
Lao động Việt Nam hiện tham gia vào nhiều lĩnh vực đa dạng như sản xuất công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và chăm sóc sức khỏe, đồng thời được hưởng chế độ làm việc, sinh hoạt và phúc lợi đảm bảo.
Theo thống kê, hiện hơn 650.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, gửi về khoảng 3,5 đến 4 tỷ USD kiều hối mỗi năm. Lao động làm việc tại Hàn Quốc có thu nhập cao nhất, từ 1.500 đến 2.000 USD; tiếp theo là Nhật Bản 1.200 đến 1.500 USD; Đài Loan từ 800 đến 1.200 USD. Thị trường Trung Đông và Malaysia ghi nhận mức lương thấp hơn, dao động 600 đến 1.000 USD đối với lao động có tay nghề và 400 đến 600 USD với lao động phổ thông.
Không chỉ thu nhập ổn định, người lao động (NLĐ) còn được hưởng các điều kiện làm việc tốt, chế độ bảo hiểm và các quyền lợi đảm bảo theo luật pháp nước sở tại. Điều này góp phần nâng cao đời sống của lao động và gia đình họ tại quê nhà.
Theo số liệu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong 11 tháng năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 143.160 lao động, đạt 114 % kế hoạch năm 2024.
Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã quan tâm triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Giai đoạn 2019-2023, tỉnh Yên Bái đã đưa được 2.212 lao động đi làm việc tại các thị trường nước ngoài, bình quân 440 người/năm, chủ yếu tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga, Đức, Trung Đông, Lào, Thái Lan, Malaysia. Việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm, nâng cao trình độ, nhận thức và nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, trình độ cho người lao động, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát nhu cầu, phổ biến, động viên người lao động và hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động đăng ký tham gia Đề án, thẩm định và lựa chọn những đơn hàng, hợp đồng tốt để tuyển chọn lao động, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai tại địa phương.
Các chính sách, thủ tục hỗ trợ người đi làm việc tại nước ngoài của Trung ương và chính sách, thủ tục hỗ trợ của tỉnh Yên Bái được công khai, phổ biến rộng rãi cùng với thông tin về thị trường, về nhu cầu, điều kiện lao động tới đối tượng, người dân thông qua nhiều hình thức đã kịp thời khuyến khích, động viên người lao động đi làm việc tại nước ngoài cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho lao động trong quá trình làm thủ tục.
Tính đến hết tháng 11/2024, tỉnh Yên Bái đã giải quyết việc làm cho 22.415 lao động (đạt 121,1% kế hoạch, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2023), trong đó đã đưa 743 lao động đi làm việc tại nước ngoài, đạt 123,8% mục tiêu kế hoạch năm 2024 của Đề án đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài của tỉnh.
Trong đó, lao động thuộc hộ nghèo và người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 71%; 9/9 huyện đã có lao động đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu ở các thị trường như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Nga, Đức … Nhiều nhất là huyện Văn Yên với 141 lao động, tiếp đến là thị xã Nghĩa Lộ 131, thành phố Yên Bái 125, huyện Yên Bình 96, huyện Văn Chấn 78, huyện Lục Yên 7, huyện Trấn Yên 60, huyện Trạm Tấu 25, huyện Mù Cang Chải 14 lao động.
Xuất khẩu lao động là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết được các vấn đề an sinh xã hội. Đi xuất khẩu lao động là đi học tập, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, khi về nước sẽ bổ sung cho đất nước, cho tỉnh một lực lượng lao động có kỹ thuật, góp phần vào công cuộc đổi mới phát triển kinh tế của địa phương. Chính vì vậy, mỗi người lao động phải tự xác định cho mình một động cơ hướng tới, đem lại lợi ích cho gia đình. Thông qua những thông tin bổ ích, thiết thực trong ngày hội việc làm sẽ đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin, tích lũy kinh nghiệm quý giúp đoàn viên, thanh niên, người lao động lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện của bản thân và nhu cầu của xã hội.