CTTĐT- Trong những năm qua các HTX trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được thành lập và bước đầu hoạt động có hiệu quả góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ thành viên, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Nhiều HTX đã làm ăn có hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập của thành viên HTX.
Qua 5 năm triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã 2012, đến nay tỉnh Yên Bái đã xây dựng được một số mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập cho các thành viên, các mô hình đã tạo được sự liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Kiên Thành (Trấn Yên) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, thu mua chế biến tiêu thụ các sản phẩm nông lâm nghiệp, doanh thu bình quân đạt 4,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho trên 49 thành viên lao động thời vụ với mức thu nhập bình quân 3,5-4 triệu đồng/người/tháng.
Hợp tác xã Đào Thịnh (Trấn Yên) với hoạt động chính là trồng và chế biến các sản phẩm nông lâm nghiệp, doanh thu bình quân đạt 1,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho trên 32 thành viên và lao động thời vụ với mức thu nhập gần 5 triệu đồng/người/tháng.
Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận (Văn Chấn) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến chè, doanh thu bình quân đạt 20 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho trên 54 thành viên và lao động thời vụ với mức bình quân gần 5 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, các hợp tác xã này còn tạo việc làm và thu nhập gián tiếp cho hàng ngàn hộ dân trên địa bàn trong tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói, giảm nghèo cho người dân trong vùng, nhiều hộ đã thực sự giàu lên từ việc trồng và cung cấp sản phẩm cho hợp tác xã. Với những cách làm sáng tạo, các hợp tác xã trên đã khẳng định hướng đi đúng theo mô hình hợp tác xã kiểu mới, giúp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ thành viên, góp phần trong phát triển kinh tế - xã hội, ổn định trật tự, an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Hiện nay trên toàn tỉnh Yên Bái có 173 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, nghiệp với hơn 14.500 người, tổng vốn điều lệ của các HTX này hơn 168 tỷ đồng. Các HTX này hoạt động theo mô hình kinh doanh tổng hợp, kết hợp giữa dịch vụ sản xuất và chế biến; cung cấp giống cây tròng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bao tiêu sản phẩm dầu ra cho nông dân như chè, quế, măng tre…
Từ năm 2013 đến nay đã có một số mô hình HTX dịch vụ và tổ chức nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Bà, HTX chăn nuôi gia cầm, HTX sản xuất rau an toàn như: HTX Thanh niên Q&C (Văn Yên), HTX dịch vụ tổng hợp Kiên Thành (Trấn Yên), … Thông qua các khâu dịch vụ, HTX đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân sản xuất, gieo cấy, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần tăng sản ;ượng hàng hóa nông, lâm thủy sản của tỉnh.
94 HTX hoạt động trong lĩnh vực xây dựng – công nghiệp với số thành viên tham gia 2.569 người, vốn điều lệ 198.590 triệu đồng. Các HTX hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào khai thác khoáng sản, cát sỏi, sản xuất vật liệu xây dựng... hoạt động tương đối ổn định, một số HTX đã chủ động đầu tư mở rộng sản xuất, nâng công suất, đổi mới dây chuyền công nghệ, chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhiều HTX phát triển khá do khai thác tốt nguồn nguyên liệu tại chỗ như các hợp tác xã khai thác đá ở Lục Yên, Yên Bình; khai thác cát sỏi ở sông Hồng, sông Chảy...
Một số HTX đã có hoạt động liên kết với doanh nghiệp từ khâu sản xuất vật liệu đến xây dựng, tạo ổn định đầu ra, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một số hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đã chú trọng đầu tư máy móc, thiết bị, không ngừng nâng cao công tác quản lý đầu tư xây dựng nên nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương được các HTX đảm nhận thi công đảm bảo chất lượng, hoàn thành đúng tiến độ, đưa công trình vào sử dụng đã phát huy đúng mục đích đầu tư, góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân.
Đến thời điểm này có 57 HTX làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, chất lượng dịch vụ ngày càng cao, đã tổ chức nhiều hình thức kinhd oanh, dịch vụ như: thu mua nông sản đã qua sơ chế; kinh doanh thương mại, kinh doanh các dịch vụ nhà hàng ăn uống, kinh doanh xăng dầu…
Các HTX mới thành lập đều có phương án sản xuất, kinh doanh cụ thể, rõ ràng hơn, đáp ứng được nhu cầu thực tế của các thành viên. Năm 2016 doanh thu của các HTX đạt gần 1.500 tỷ đồng.
Qua đánh giá cho thấy nhiều mô hình HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh đã bước đầu hình thành, dần thay thế những mô hình HTX kiểu cũ. Để phát huy và tranh thủ nội lực, tranh thủ các nguồn lực bên ngoái, các HTX đã từng bước củng cố, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần quan trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh . Đa số các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp đã phát huy được vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, trong đó có một số HTX hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới, sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm khép kín, từ sự liên kết chặt chẽ giữa các HTX với các thành viên, hộ gia đình để có sản phẩm đầu vào ổn định đến chế biến và kiên kết với các doanh nghiệp để xuất khẩu các sản phẩm của HTX .
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Trong những năm qua các HTX trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được thành lập và bước đầu hoạt động có hiệu quả góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ thành viên, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.Qua 5 năm triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã 2012, đến nay tỉnh Yên Bái đã xây dựng được một số mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập cho các thành viên, các mô hình đã tạo được sự liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Kiên Thành (Trấn Yên) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, thu mua chế biến tiêu thụ các sản phẩm nông lâm nghiệp, doanh thu bình quân đạt 4,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho trên 49 thành viên lao động thời vụ với mức thu nhập bình quân 3,5-4 triệu đồng/người/tháng.
Hợp tác xã Đào Thịnh (Trấn Yên) với hoạt động chính là trồng và chế biến các sản phẩm nông lâm nghiệp, doanh thu bình quân đạt 1,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho trên 32 thành viên và lao động thời vụ với mức thu nhập gần 5 triệu đồng/người/tháng.
Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận (Văn Chấn) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến chè, doanh thu bình quân đạt 20 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho trên 54 thành viên và lao động thời vụ với mức bình quân gần 5 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, các hợp tác xã này còn tạo việc làm và thu nhập gián tiếp cho hàng ngàn hộ dân trên địa bàn trong tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói, giảm nghèo cho người dân trong vùng, nhiều hộ đã thực sự giàu lên từ việc trồng và cung cấp sản phẩm cho hợp tác xã. Với những cách làm sáng tạo, các hợp tác xã trên đã khẳng định hướng đi đúng theo mô hình hợp tác xã kiểu mới, giúp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ thành viên, góp phần trong phát triển kinh tế - xã hội, ổn định trật tự, an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Hiện nay trên toàn tỉnh Yên Bái có 173 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, nghiệp với hơn 14.500 người, tổng vốn điều lệ của các HTX này hơn 168 tỷ đồng. Các HTX này hoạt động theo mô hình kinh doanh tổng hợp, kết hợp giữa dịch vụ sản xuất và chế biến; cung cấp giống cây tròng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bao tiêu sản phẩm dầu ra cho nông dân như chè, quế, măng tre…
Từ năm 2013 đến nay đã có một số mô hình HTX dịch vụ và tổ chức nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Bà, HTX chăn nuôi gia cầm, HTX sản xuất rau an toàn như: HTX Thanh niên Q&C (Văn Yên), HTX dịch vụ tổng hợp Kiên Thành (Trấn Yên), … Thông qua các khâu dịch vụ, HTX đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân sản xuất, gieo cấy, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần tăng sản ;ượng hàng hóa nông, lâm thủy sản của tỉnh.
94 HTX hoạt động trong lĩnh vực xây dựng – công nghiệp với số thành viên tham gia 2.569 người, vốn điều lệ 198.590 triệu đồng. Các HTX hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào khai thác khoáng sản, cát sỏi, sản xuất vật liệu xây dựng... hoạt động tương đối ổn định, một số HTX đã chủ động đầu tư mở rộng sản xuất, nâng công suất, đổi mới dây chuyền công nghệ, chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhiều HTX phát triển khá do khai thác tốt nguồn nguyên liệu tại chỗ như các hợp tác xã khai thác đá ở Lục Yên, Yên Bình; khai thác cát sỏi ở sông Hồng, sông Chảy...
Một số HTX đã có hoạt động liên kết với doanh nghiệp từ khâu sản xuất vật liệu đến xây dựng, tạo ổn định đầu ra, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một số hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đã chú trọng đầu tư máy móc, thiết bị, không ngừng nâng cao công tác quản lý đầu tư xây dựng nên nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương được các HTX đảm nhận thi công đảm bảo chất lượng, hoàn thành đúng tiến độ, đưa công trình vào sử dụng đã phát huy đúng mục đích đầu tư, góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân.
Đến thời điểm này có 57 HTX làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, chất lượng dịch vụ ngày càng cao, đã tổ chức nhiều hình thức kinhd oanh, dịch vụ như: thu mua nông sản đã qua sơ chế; kinh doanh thương mại, kinh doanh các dịch vụ nhà hàng ăn uống, kinh doanh xăng dầu…
Các HTX mới thành lập đều có phương án sản xuất, kinh doanh cụ thể, rõ ràng hơn, đáp ứng được nhu cầu thực tế của các thành viên. Năm 2016 doanh thu của các HTX đạt gần 1.500 tỷ đồng.
Qua đánh giá cho thấy nhiều mô hình HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh đã bước đầu hình thành, dần thay thế những mô hình HTX kiểu cũ. Để phát huy và tranh thủ nội lực, tranh thủ các nguồn lực bên ngoái, các HTX đã từng bước củng cố, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần quan trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh . Đa số các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp đã phát huy được vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, trong đó có một số HTX hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới, sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm khép kín, từ sự liên kết chặt chẽ giữa các HTX với các thành viên, hộ gia đình để có sản phẩm đầu vào ổn định đến chế biến và kiên kết với các doanh nghiệp để xuất khẩu các sản phẩm của HTX .