Toàn tỉnh hiện có 166/173 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt gần 96%, tăng gần 6% so với năm 2022.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thường xuyên được tổ chức thông qua các buổi họp thôn, bản
Năm 2023, Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái đã triển khai Đề án tăng cường công tác phổ biến giáo duc pháp luật (PBGDP), hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của tỉnh với tổng số tiền 2,3 tỷ đồng . Trong đó, kinh phí cho công tác PBGDPL, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên 1 tỷ đồng; kinh phí chi cho công tác hòa giải ở cơ sở là 1 tỷ 263 triệu đồng. Ngoài ra là kinh phí thực hiện từ Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới cho công tác PBGDPL trên 100 triệu đồng.
Sở cũng đồng thời hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiệm vụ xây dựng, đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đôn đốc việc xây dựng, đánh giá theo quy định; tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn nghiệp vụ xây dựng, đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật cấp huyện; lãnh đạo và công chức cấp xã phụ trách các tiêu chí, chỉ tiêu chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Đến nay, toàn tỉnh có 166/173 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt gần 96%, tăng gần 6% so với năm 2022. 9/9 huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành việc đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo đúng quy định; thực hiện công bố danh sách xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và danh sách xã chưa đạt trên trang thông tin điện tử các huyện, thị xã, thành phố theo đúng thời gian quy định.
7 xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (chiếm gần 4%) là do có cán bộ công chức bị xử lý kỷ luật hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự theo đúng quy định về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Sở Tư pháp cũng đã thẩm định, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới đối với 4 xã: Mỏ Vàng, Đại Sơn, huyện Văn Yên; Tô Mậu, Lâm Thượng, huyện Lục Yên; thẩm định, xác định mức độ đạt chuẩn tiêu chí xã nâng cao đối với 5 xã: Cường Thịnh, Hòa Cuông, Y Can, Kiên Thành, huyện Trấn Yên; Xuân Ái, huyện Văn Yên; thẩm định xác định mức độ đạt chuẩn tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu đối với xã Đại Phác, huyện Văn Yên; thẩm định đánh giá mức độ huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và huyện nông thôn mới đối với huyện Yên Bình.
Theo Báo Yên Bái
Toàn tỉnh hiện có 166/173 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt gần 96%, tăng gần 6% so với năm 2022.Năm 2023, Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái đã triển khai Đề án tăng cường công tác phổ biến giáo duc pháp luật (PBGDP), hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của tỉnh với tổng số tiền 2,3 tỷ đồng . Trong đó, kinh phí cho công tác PBGDPL, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên 1 tỷ đồng; kinh phí chi cho công tác hòa giải ở cơ sở là 1 tỷ 263 triệu đồng. Ngoài ra là kinh phí thực hiện từ Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới cho công tác PBGDPL trên 100 triệu đồng.
Sở cũng đồng thời hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiệm vụ xây dựng, đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đôn đốc việc xây dựng, đánh giá theo quy định; tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn nghiệp vụ xây dựng, đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật cấp huyện; lãnh đạo và công chức cấp xã phụ trách các tiêu chí, chỉ tiêu chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Đến nay, toàn tỉnh có 166/173 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt gần 96%, tăng gần 6% so với năm 2022. 9/9 huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành việc đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo đúng quy định; thực hiện công bố danh sách xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và danh sách xã chưa đạt trên trang thông tin điện tử các huyện, thị xã, thành phố theo đúng thời gian quy định.
7 xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (chiếm gần 4%) là do có cán bộ công chức bị xử lý kỷ luật hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự theo đúng quy định về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Sở Tư pháp cũng đã thẩm định, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới đối với 4 xã: Mỏ Vàng, Đại Sơn, huyện Văn Yên; Tô Mậu, Lâm Thượng, huyện Lục Yên; thẩm định, xác định mức độ đạt chuẩn tiêu chí xã nâng cao đối với 5 xã: Cường Thịnh, Hòa Cuông, Y Can, Kiên Thành, huyện Trấn Yên; Xuân Ái, huyện Văn Yên; thẩm định xác định mức độ đạt chuẩn tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu đối với xã Đại Phác, huyện Văn Yên; thẩm định đánh giá mức độ huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và huyện nông thôn mới đối với huyện Yên Bình.
Các bài khác
- Chính phủ ban hành Chỉ thị đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
- Bộ Tài chính bãi bỏ 7 thông tư trong lĩnh vực đầu tư công
- Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh thuộc quản lý của Bộ Tư pháp
- Sở Tư pháp tham gia ý kiến vào 121 dự thảo, đề nghị xây dựng nghị quyết, quyết định của tỉnh
- Trấn Yên nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Công an Púng Luông quan tâm hình thức tuyên truyền bảo vệ an ninh trật tự
- Sở Tư pháp Yên Bái: Thực hiện tốt công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật
- Từ 1/7/2024: Thực hiện quy định mới về chế độ đối với bảo vệ dân phố, dân phòng
- Tất cả vì hạnh phúc của nhân dân
- Đoàn khảo sát Ủy ban Xã hội của Quốc hội khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về dược tại Yên Bái